Quan điểm đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 161 - 162)

- Nhiều địa phương chưa nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của

4.2.Quan điểm đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, việc đẩy mạnh hoạt động TTĐN cần được thực hiện theo các quan điểm chỉ đạo sau:

1 - TTĐN là một bộ phận rất quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có nhiệm vụ góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

2 - Không ngừng đổi mới nội dung và hình thức thông tin, đa dạng hóa phương thức và hiện đại hóa phương tiện thực hiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động TTĐN, làm cho thế giới hiểu rõ đất nước con người, lịch sử và văn hóa Việt Nam, những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc, những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng và nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên thế giới, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

3 - Công tác TTĐN vừa mang tính cấp bách vừa có tính lâu dài và phải được thực hiện đồng bộ, rộng khắp, song từng bước, có trọng tâm, trọng điểm, đối tượng chủ yếu; đồng thời phải luôn chủ động, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những diễn biến của tình hình trong nước và thế giới, nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

4 - Thực hiện công tác TTĐN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị ở trung ương và địa phương, của các cấp, các ngành, trong đó lực lượng nòng cốt là các đơn vị chuyên trách làm công tác TTĐN; các tổ chức, cơ quan đại diện nước ta ở nước ngoài; các cơ quan thông tin đại chúng. Đồng thời phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong hành động, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

5 - Công tác TTĐN cần hướng tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, coi đây vừa là đối tượng hướng tới, vừa là nguồn lực của công tác TTĐN, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin về đất nước, nhu cầu văn hoá dân tộc của người Việt Nam ở nước ngoài để góp phần duy trì,

củng cố và tăng cường ý thức dân tộc, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, phát triển mối liên hệ giữa cộng đồng với quê hương, đất nước.

6 - Xã hội hoá công tác TTĐN giúp có thêm nguồn lực về trí tuệ và tài chính của đông đảo lực lượng trong nước và quốc tế. Khuyến khích quần chúng nhân dân, các doanh nghiệp, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế của Việt Nam tham gia vào các hoạt động TTĐN dưới nhiều hình thức khác nhau để quảng bá rộng rãi hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 161 - 162)