Những đòi hỏi đối với cán bộ TTĐN trong tình hình mớ

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 151 - 154)

- Nhiều địa phương chưa nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của

3.2.4.1. Những đòi hỏi đối với cán bộ TTĐN trong tình hình mớ

Để thực hiện tốt công tác TTĐN đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có bản lĩnh, sắc sảo về chính trị, hiểu biết sâu sắc về quan hệ quốc tế và hoạt động đối ngoại, nhuần nhuyễn kỹ năng nghiệp vụ ngoại giao và nghiệp vụ báo chí, giỏi giang về ngoại ngữ. Đó phải vừa là nhà chính trị, vừa là nhà ngoại giao và vừa là nhà báo.

Nhìn dưới góc độ đòi hỏi của công tác TTĐN, họ cần phải đáp ứng ít nhất những yêu cầu cơ bản sau:

Trước hết, phải hiểu rõ và nắm vững tình hình trong nước và quốc tế cũng như đường lối, chủ trương, quan điểm, chính sách của Việt Nam về các vấn đề trong nước và quốc tế.

Bản thân người làm TTĐN trước hết phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thành với Đảng, nhạy bén trước âm mưu của các thế lực thù địch và chủ động, kịp thời bác bỏ những thông tin sai lệch, xuyên tạc về Việt Nam. Đối với các phóng viên, biên tập viên, những người làm TTĐN thì yêu cầu này lại càng cần thiết bởi lẽ nhóm đối tượng chủ yếu mà TTĐN hướng tới là nhân dân, chính phủ nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài. Sự vững vàng về chính trị, đặc biệt là đường lối, chính sách đối ngoại Việt Nam và các nước, pháp luật quốc tế sẽ tạo cho họ khả năng xử lý các tình huống phức tạp, nhạy cảm, tế nhị. Đồng thời có khả năng chọn lọc, thẩm định tin tức và đưa ra các bài viết chuẩn xác, kịp thời.

Ngoài ra, sự biến chuyển phức tạp, không ngừng của tình hình trong nước và quốc tế đòi hỏi mỗi cán bộ phải có tư duy nhanh nhạy và sắc bén, phải nắm vững yêu cầu thông tin trong từng thời kỳ, đối với từng quốc gia và từng nhóm đối tượng. Vì vậy, phải thường xuyên cập nhật tình hình, nắm bắt các xu hướng chính trị trên thế giới, nhất là các mối quan hệ quốc tế mang tính nhạy cảm.

Thứ hai, phải hiểu biết sâu sắc về đối tượng TTĐN để có thể lựa chọn nội dung và cách thức thông tin, tuyên truyền phù hợp.

Những cán bộ làm công tác TTĐN cần hiểu rõ đặc điểm bốn nhóm đối tượng chính: Nhân dân, chính phủ các nước trên thế giới; người nước ngoài sinh sống, làm việc, học tập, du lịch ở Việt Nam; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và nhân dân trong nước. Với từng nhóm đối tượng, phải biết đối tượng hóa sâu sắc các nội dung thông tin, tuyên truyền trong từng bài viết, từng chương trình. Biết chọn lọc những nội dung phù hợp, cách trình bày đẹp, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ cao của các đối tượng TTĐN. Đó cũng là hướng để tạo ra bản sắc của từng chương trình TTĐN, khiến cho mỗi chương trình TTĐN trở thành là một tờ báo dành riêng cho một đối tượng thính giả. Để làm được điều này, họ phải hiểu rõ những đặc trưng văn hóa, tâm lý của các dân tộc, của các nhóm đối tượng thông tin trong mỗi quốc gia…

Thứ ba, những người làm công tác TTĐN phải là những người có vốn ngoại ngữ giỏi, có khả năng giao tiếp, dịch thuật.

Ở mức độ cao, đòi hỏi phải thể hiện tốt ít nhất một ngoại ngữ (kỹ năng nói hoặc viết). Điều này rất cần thiết bởi TTĐN sẽ phải thường xuyên tiếp xúc, xử lý các thông tin từ các nước khác nhau. Phần lớn đội ngũ trong các bộ phận biên tập đối ngoại của các cơ quan TTĐC là các biên dịch viên, do vậy bên cạnh những kiến thức về vốn từ vựng ngoại ngữ cơ bản, họ còn cần phải được bổ sung liên tục các thuật ngữ mới, từ vựng mới để không bị lạc hậu so với ngôn ngữ của các đối tượng tiếp nhận thông tin – các độc giả, khán giả, thính giả.

Thứ tư, mỗi phóng viên, biên tập viên làm công tác TTĐN phải nắm bắt, sử dụng được công nghệ, máy móc kỹ thuật hiện đại.

Trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật như hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại là yêu cầu bắt buộc của các cơ quan TTĐN. Trong đó, một trong những phương tiện không thể thiếu được là việc sử dụng mạng Internet. Những kỹ năng tìm kiếm thông tin, thu thập thông tin, xử lý thông tin qua mạng thông tin toàn cầu là những kỹ năng cơ bản của người làm công tác TTĐN. Phát triển mạng thông tin qua Internet cũng chính là hướng được ưu tiên phát triển trong công tác TTĐN hiện nay và trong thời gian tới.

Thứ năm, bên cạnh những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, người làm công tác TTĐN phải có đạo đức nghề nghiệp.

Họ phải tìm cách dung hoà giữa cạnh tranh nghề nghiệp, quan tâm thương mại và trách nhiệm đạo đức liên quan đến việc khai thác, sử dụng và thể hiện thông tin. Trong công tác TTĐN, trách nhiệm đạo đức đòi hỏi phải được nâng lên tầm cao mới. Trong TTĐN, sự tác động, ảnh hưởng của các thông tin không chỉ đến công chúng Việt Nam, mà còn tới công chúng quốc tế, đến các cộng đồng dân tộc, tôn giáo, đến chính phủ của các quốc gia trên thế giới, đến quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Do vậy, trách nhiệm đạo đức của những người làm công tác TTĐN cần phải nâng lên tầm cao của nhân loại.

Cần gắn kết chặt chẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ TTĐN với việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc triển khai công tác TTĐN.

Như vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ TTĐN là một nhiệm vụ lớn, mọi thành công hay thất bại của công tác này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác TTĐN, do đó công tác này phải là nhiệm vụ của tất cả các cơ quan làm công tác TTĐN.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w