58 Bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai trên Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 11 của Ban bí thư khóa VII, ngày
3.1.3. Các nhóm đối tượng cần lư uý
Trong công tác TTĐN cho người nước ngoài ở Việt Nam cần lưu ý những nhóm đối tượng sau:
- Cán bộ ngoại giao của sứ quán, lãnh sự quán, văn phòng đại diện ngoại giao của các nước tại Việt Nam: Họ là những nhà ngoại giao chuyên nghiệp, là người đại diện chính thức cho quốc gia mình và là những chuyên gia trong từng lĩnh vực được phụ trách. Họ có hiểu biết về Việt Nam, về đường lối, chính sách của Việt Nam, về quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia đó. Trong hoạt động của mình họ phải tuân thủ theo những quy định của chính phủ của mình và các quy định ngoại giao.
- Đại diện của các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ (NGO): Là những người nước ngoài làm việc cho các tổ chức quốc tế có văn phòng đặt tại Việt Nam. Họ có thể đến từ nhiều quốc gia và cùng làm việc vì những mục tiêu chung của tổ chức. Về hình thức, họ không đại diện cho quốc gia mà mình mang quốc tịch mà chỉ là đại diện cho tổ chức của mình. Trong họat động của mình, họ phải tuân thủ theo các quy định của tổ chức, các quy định trong cam kết giữa tổ chức với chính phủ Việt Nam.
- Một số đối tượng muốn quan tâm tìm hiểu sự thật về những trường hợp mà họ nghe qua báo chí đưa tin là nạn nhân của chính sách đàn áp tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận... Họ có thể là là đại diện cho chính phủ hoặc cho các tổ chức quốc tế. Họ không tỏ thái độ ác cảm với Chính phủ Việt Nam. Điều mong muốn là biết được nhiều thông tin về đối tượng mà họ quan tâm.
- Các nhà báo chuyên nghiệp: Là phóng viên của các hãng thông tấn – báo chí nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam. Nhu cầu thông tin, hình
ảnh về một Việt Nam đổi mới và phát triển ngày càng tăng trên thế giới là lý do hối thúc các phóng viên nước ngoài đến với Việt Nam ngày một đông. Ngoài một lượng lớn phóng viên thường trú của các hãng thông tấn lớn trên thế giới có văn phòng báo chí thường trú tại Việt Nam, số phóng viên bất thường đến Việt Nam nhân dịp các sự kiện quốc tế, sự kiện ngoại giao được tổ chức tại Việt Nam cũng ngày càng đông.
+ Phóng viên thường trú: Làm việc tại các văn phòng thường trú của các tờ báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, hãng thông tấn nước ngoài tại Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam có 28 văn phòng đại diện với gần 40 phóng viên. Thời hạn làm việc tại Việt Nam từ 6 tháng đến 3 năm. Họ là những người am hiểu tình hình Việt Nam. Nhiều người trong số họ thành thạo tiếng Việt hoặc là Việt kiều. Bên cạnh đó, các văn phòng đều có các trợ lý - phiên dịch là người Việt Nam, khá thành thạo nghiệp vụ báo chí.
+ Phóng viên bất thường: Là phóng viên đến Việt Nam họat động ngắn hạn, tập trung viết bài, đưa tin về một số chủ đề nhất định. Thường họ đi theo các phái đoàn cấp cao quốc tế đến Việt Nam hoặc vào những dịp có những sự kiện quan trọng của Việt Nam và quốc tế: các ngày lễ lớn của Việt Nam, các cuộc gặp cấp cao, các hội nghị, hội thao quốc tế và khu vực. Khi đưa tin về các hoạt động này, họ cũng đồng thời đưa tin bài, hình ảnh về đất nước, con người, những nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
Quan điểm của Việt Nam luôn coi phóng viên nước ngoài tại Việt Nam là kênh thông tin rất quan trọng mà ta cần tranh thủ cho việc thực hiện nhiệm vụ đối ngoại. Bức tranh về Việt Nam do các phóng viên nước ngoài đưa có khả năng tiếp cận đến một lượng lớn người xem nhờ vào hệ thống phân phối, bán tin của họ, điều mà ta dù có phương tiện hiện đại và nguồn lực lớn cũng không thể làm được.
Phóng viên nước ngoài tại Việt Nam ngày càng đông đảo, cùng với lực lượng phóng viên thường trú còn là các phóng viên bất thường đến Việt Nam nhân các sự kiện quốc tế, sự kiện ngoại giao được tổ chức tại Việt Nam. Tùy theo nội dung sự kiện, tùy từng thời điểm mà số lượng phóng viên đến Việt Nam có lúc tăng đột biến đến hàng ngàn người. Sự kiện APEC Việt Nam 2006 thu hút hơn 700 phóng viên nước ngoài đăng ký tác nghiệp, trong đó chỉ riêng Mỹ đã có gần 300 phóng viên đăng ký đưa tin về APEC và chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bush đến Việt Nam.
Đến từ các hãng thông tấn khác nhau, quan điểm đưa tin của các hãng khác nhau, quan điểm chính trị của nước gửi phóng viên đến Việt Nam cũng
khác nhau nên thái độ và mục tiêu đưa tin của các phóng viên nước ngoài với Việt Nam cũng hết sức khác nhau. Nhìn chung phóng viên nước ngoài khi vào Việt Nam rất hiểu những quy định của ta và về cơ bản họ tuân thủ những quy định đó. Những phóng viên nước ngoài thường xuyên theo dõi, am hiểu tình hình Việt Nam thì bài viết của họ tương đối chính xác, khách quan, đa dạng về loại hình thông tin và có sức hấp dẫn lớn. Tuy nhiên cũng có một số phóng viên nước ngoài, lợi dụng chính sách mở cửa của ta, vào Việt Nam với tư cách là khách du lịch nhưng lại hoạt động báo chí. Họ chủ yếu quan sát, đánh giá theo chủ kiến cá nhân, do vậy bài viết đôi lúc không khách quan.
Hoạt động cung cấp, hỗ trợ thông tin cho phóng viên nước ngoài tại Việt Nam đã chú trọng các công việc như trả lời hàng ngày các câu hỏi của phóng viên nước ngoài, tổ chức các cuộc họp báo thường kỳ để cung cấp thông tin, ra thông cáo báo chí; xem xét, kiến nghị, chuẩn bị nội dung và tổ chức cho phóng viên nước ngoài phỏng vấn lãnh đạo các bộ, ngành và lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ; tổ chức cho phóng viên nước ngoài và tuỳ viên báo chí đi tham quan địa phương hay các cơ sở kinh tế điển hình; gợi ý tìm báo cáo viên cho mỗi loại chủ đề để phóng viên nước ngoài tiếp xúc, phỏng vấn; phối hợp với các địa phương, các cơ quan khác xem xét, giải quyết các yêu cầu của phóng viên nước ngoài xin tham quan, tiếp xúc, phỏng vấn, tìm hiểu về tình hình các địa phương, các đơn vị cơ quan khác... Cùng với đó là việc xây dựng trang thông tin báo chí trên mạng của Bộ Ngoại giao để cập nhật thông tin, đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, tin cậy cho đội ngũ phóng viên.
Nhìn chung, công tác TTĐN cho phóng viên nước ngoài đã được triển khai đúng nguyên tắc, có hiệu quả hành tốt, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng một số bộ, ngành, địa phương ngại tiếp xúc với phóng viên nước ngoài. Sự phối hợp ngang giữa các bộ, các ngành và các cơ quan trong việc quản lý, hướng dẫn phóng viên nước ngoài tại Việt nam vẫn còn nhiều bất cập, trong khi hoạt động của họ ngày càng đa dạng và phức tạp với nhiều hình thức và danh nghĩa khác nhau.
Mặc dù triển khai công tác thông tin ngay trên địa bàn đất nước, có sự hỗ trợ rất tốt về nguồn tin, phương tiện, lực lượng triển khai công tác thông tin nhưng khó khăn lớn nhất với nhiệm vụ thông tin cho người nước ngoài tại Việt Nam lại chính là vấn đề nội dung thông tin. Với phần lớn người nước ngoài ở Việt Nam, do tiếp xúc hàng ngày với cuộc sống thường nhật của Việt Nam, họ cũng tìm hiểu thông tin về Việt Nam qua hệ thống các phương tiện TTĐC Việt Nam. Bên cạnh việc theo dõi các bản tin tiếng Anh, tiếng Pháp
trên truyền hình, nghe các bản tin tiếng nước ngoài của Đài TNVN, đọc Viet Nam News, Le Courrier du Vietnam bằng tiếng Pháp, theo dõi các trang thông tin điện tử bằng tiếng nước ngoài trên các báo điện tử của Việt Nam, họ còn chủ động tự tìm hiểu thông tin về các vấn đề quan tâm qua nhiều kênh trực tiếp khác. Đó là chưa kể nhiều người trong số họ do sinh sống, làm việc ở Việt Nam trong thời gian dài nên có khả năng sử dụng tiếng Việt tốt, có khả năng đọc báo, nghe đài, xem truyền hình tiếng Việt. Do đó việc lựa chọn thông tin, thực hiện công tác đối ngoại hóa và đối tượng hóa trong chuyển tải thông tin đến người nước ngoài tại Việt Nam là điều hoàn toàn không dễ dàng. Nếu né tránh việc cung cấp thông tin cho họ, tự bản thân họ sẽ tìm nguồn tin khác, con đường khác để tiếp cận thông tin, và rất có thể đó lại không phải là nguồn thông tin đủ chính xác, tin cậy. Nhưng nếu thông tin chúng ta cung cấp cho người nước ngoài tại Việt Nam thiên về tô hồng, né tránh sự thực sẽ khiến họ mất cảm tình, mất niềm tin vào cách thông tin của Việt Nam, từ đó không thích tiếp cận với các nguồn tin do Việt Nam chủ động cung cấp. Mặt khác, phong cách làm việc rất chuyên nghiệp của các phóng viên nước ngoài khiến họ không bao giờ đơn thuần chỉ nhận thông tin do phía Việt Nam cung cấp mà còn chủ động thu thập, xử lý thông tin theo quan điểm của họ. Điều này càng đặt ra thách thức lớn với công tác TTĐN cho nhóm đối tượng này.