58 Bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai trên Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 11 của Ban bí thư khóa VII, ngày
TRONG NƯỚC
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, hoạt động TTĐN nói chung và hoạt động TTĐN tại chỗ, ở các địa bàn trong nước nói riêng không ngừng được đẩy mạnh, diễn ra sôi động và thu được thắng lợi lớn, ghi nhận những dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của nước ta. Thông qua các hoạt động TTĐN, thông tin đã được cung cấp đầy đủ, nhanh chóng nhằm tạo dư luận nước ngoài chú ý nhiều đến Việt Nam theo hướng tích cực, phản ánh sự phát triển của Việt Nam về chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch. Các hãng truyền thông và đối tác nước ngoài coi Việt Nam là nơi ngày càng có sức thu hút đầu tư và du lịch và mong muốn thúc đẩy hợp tác. Những thành tựu to lớn đã đạt được góp phần làm thất bại âm mưu của những phần tử cơ hội thù địch lợi dụng các vấn đề tham nhũng, khiếu kiện tập thể, kích động, chia rẽ nội bộ, sử dụng mạng internet toàn cầu tung tin sai sự thật, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, ngăn cản tự do báo chí, dân chủ, tôn giáo, phủ nhận những thành quả đổi mới đất nước, lôi kéo một số người bất mãn chống phá hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
TTĐN luôn diễn ra theo hai chiều trong nước ra bên ngoài và ngược lại. Chiều ngược lại đôi khi ít được quan tâm do nhiều lý do khác nhau. Ngày nay do có những tiến bộ về công nghệ thông tin và nhu cầu về thông tin của nhân dân ngày càng phong phú và đa dạng, thông tin quốc tế không thể thiếu được.
Một mặt, người dân không muốn thụ động đối với chính sách đối ngoại mà Chính phủ nước họ đề ra. Họ muốn biết và hiểu để có thể tham gia vào việc hoạch định cũng như triển khai chính sách đó. Nói cách khác, họ muốn rằng mọi chính sách phải xuất phát từ quyền lợi quốc gia và ý nguyện của quần chúng và rằng phương thức hoạch định chính sách, đặc biệt việc triển khai chính sách phải được thông báo cho dân chúng.
Mặt khác, người dân không chỉ muốn biết những gì diễn ra trong nước, mà còn muốn được thông tin về quốc tế. Đây vừa là nhu cầu của người dân, đồng thời cùng là đặc trưng của thời đại thông tin toàn cầu hoá. Thông tin không còn bị ngăn chặn bởi các rào cản kỹ thuật và hành chính, mọi người có thể theo dõi tất cả những sự kiện diễn ra trên thế giới. Chính vì những lẽ trên, càng ngày phải chú ý đến chiều thông tin từ quốc tế vào trong nước, nhằm
mục đích là phổ biến quan điểm chính thống của chúng ta về các vấn đề quốc tế, như vậy có thể tránh được những lệch lạc trong quan điểm và nhận thức của một số người. Đồng thời, củng cố tình hữu nghị và hợp tác của nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới.
Có thể nói, nội dung hoạt động của TTĐN trong nước rất phong phú và đa dạng. Tuỳ thuộc từng đại bàn, đối tượng và yêu cầu đặt ra đối với từng thời điểm để xác định trọng tâm, trọng điểm thích hợp. Ở địa bàn trong nước, công tác TTĐN được thực hiện qua một số hoạt động tiêu biểu: Hoạt động TTĐN cho người nước ngoài ở Việt Nam; Hoạt động TTĐN của các cơ quan trung ương và địa phương; Thông tin quốc tế; Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ TTĐN.