Phương châm hoạt động TTĐN

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 38 - 41)

Chỉ thị 10/2000 tháng 4/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác TTĐN, yêu cầu quán triệt Chỉ thị số 11/CT- TW ngày 13 tháng 6 năm 1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá VII) và Thông báo số 188/TB-TW ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thường vụ Bộ Chính trị nêu rõ phương châm triển khai công tác TTĐN là:

- Tất cả các bộ ngành, các địa phương, các cấp đều có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác TTĐN trong phạm vi quản lý của mình.

- Công tác TTĐN cần được triển khai toàn diện, rộng khắp, song có trọng tâm, trọng điểm, trước hết là đối với các nước láng giềng và trong khu vực, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; ưu tiên cung cấp thông tin đúng định hướng cho người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc, du lịch, học tập và các nhà Việt Nam học trên thế giới.

Ở địa bàn ngoài nước, cần coi trọng các nước láng giềng, các nước trong khu vực, bạn bè truyền thống, lâu đời và các trung tâm chính trị, kinh tế lớn, các nước lớn. Với các địa bàn này, đòi hỏi phải có các nguồn lực lớn để nắm bắt nhu cầu thông tin cũng như tổ chức phương tiện truyền tải thông tin.

Với địa bàn trong nước, là nơi sinh sống, làm việc, kinh doanh và học tập, du lịch của rất nhiều người nước ngoài. TTĐN tại chỗ có rất nhiều thuận lợi về phương tiện truyền tải, nhưng rất khó khăn về định hướng thông tin. Ranh giới tách bạch giữa TTĐN và đối nội ngày càng giảm bớt ý nghĩa, các báo chí, ấn phẩm đối ngoại (bằng tiếng nước ngoài) chỉ có ý nghĩa tăng thêm cho một số đối tượng, trong khi báo chí đối nội (bằng tiếng Việt) đã thực sự là thông tin chủ yếu và quan trọng để các đối tượng nước ngoài khai thác, sử dụng và đưa tin về Việt Nam, nhất là các vấn đề liên quan đến nội bộ của ta. Ở địa bàn trong nước, TTĐN cần phối hợp với thông tin đối nội để đảm bảo hiệu quả của cả hai tuyến thông tin này.

- Tổ chức, phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp lực lượng làm công tác TTĐN.

Do đối tượng của TTĐN hoàn toàn khác với thông tin đối nội nên phương pháp thông tin cũng khác, tuỳ theo đối tượng, nội dung và thời điểm. Công tác TTĐN cần hướng tới:

-Cung cấp thông tin

Vấn đề mấu chốt của công tác TTĐN là thông tin. Cung cấp thông tin đấy đủ sẽ tạo ra nhiều lợi thế cho việc vận động dư luận. Cụ thể, cần cung cấp thông tin đấy đủ, tránh được những thông tin sai lệch về đất nước, về chính sách của nước mình; cung cấp quan điểm cũng như cách nhìn nhận sự việc của mình; cần chủ động trong việc cung cấp thông tin vì có chủ động thì mới xác định được số lượng thông tin cần cung cấp, phân loại thông tin và thời điểm cung cấp thông tin thích hợp.

-Thuyết phục

TTĐN cần phải có sức thuyết phục. Thuyết phục là một quy trình trong đó người nói hoặc người viết sử dụng lý lẽ và lập luận đưa người nghe hoặc người đọc chấp nhận quan điểm của mình về một vấn đề nào đó, hay đồng tình với cách xử lý của mình. Để thuyết phục thành công, người làm công tác TTĐN cần tìm cách tiếp cận đối tượng, tìm và các định được điểm tương

đồng giữa mình và đối tượng, đưa ra các lý lẽ xác đáng và tác động vào tâm lý và tình cảm của đối tượng.

-Cảm hoá

Cảm hoá khác với thuyết phục ở chỗ cảm hóa thiên về góc độ tình cảm và đạo lý. Đương nhiên, muốn cảm hoá được đối tượng thì lý vẫn phải thuộc về mình. Nói cách khác là người thông tin phải có chân lý, lẽ phải và chính nghĩa.

Thực tế thuyết phục và cảm hoá thường được kết hợp trong hùng biện nói chung và trong quá trình vận động dư luận nói riêng. Thuyết phục mà không có cảm hoá thì sẽ không thành công vì như vậy ta chỉ có lý mà không có tình. Hơn nữa trong quan niệm về hùng biện, thuyết phục là dùng lý lẽ để tác động vào tâm lý, tình cảm của đối tượng và từ đó thuyết phục đối tượng của mình. Ngược lại thì kết quả rất hạn chế vì đối tượng để cảm hoá không phải là đông đảo và hiệu quả không lâu dài, bền vững.

Công tác TTĐN cần phải chú trọng đến tính hiệu quả. Khác với thông tin đối nội, TTĐN nhằm mục đích khác nhau và hiệu quả cũng khác nhau, tuỳ thuộc đối tượng, vấn đề cần thông tin và thời điểm. Thông tin đối nội là nhằm khơi dậy lý trí, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân để dấy lên một phong trào thi đua vì mục đích chính trị. Ngược lại, tác dụng của TTĐN không đồng nhất và ở nhiều mức độ khác nhau.

-Tối thiểu

Nói đến hiệu quả tối thiểu có nghĩa là TTĐN cố gắng đạt được những mục đích như: Cô lập các đối tượng chống đối vì lý do chính trị; Hạn chế đến mức tối đa những ảnh hưởng tiêu cực từ mọi phía; Thuyết phục và cảm hoá những đối tượng bị lợi dụng.

-Vừa phải

TTĐN nhằm mục đích tăng số người có cảm tình với ta, hoặc bày tỏ thái độ ủng hộc hoặc chí ít là không chống đối ta nói chung và quan hệ giữa hai nước nói riêng.

-Tối đa

TTĐN luôn cố gắng đạt hiểu quả tối đa trong thực hiện nhiệm vụ bác bỏ những luận điệu xuyên tác và những thái độ chống đối Việt Nam; Thuyết phục, cảm hoá nhiều đối tượng để họ ủng hộ ta bằng lời nói, thậm chí bằng cả

hành động; Vận động dư luận và các đối tượng ủng hộ ta gây sức ép để chính phủ nước họ bình thường hoặc phát triển, mở rộng quan hệ mọi mặt đối với ta.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w