Nội dung TTĐN cho người Việt Na mở nước ngoà

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 109 - 113)

58 Bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai trên Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 11 của Ban bí thư khóa VII, ngày

2.2.2.Nội dung TTĐN cho người Việt Na mở nước ngoà

Một vấn đề đặt ra là đồng bào ở xa Tổ quốc, không có điều kiện thường xuyên về thăm quê hương thường khó nắm bắt tình hình ở quê nhà. Những tin tức về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá trong nước rất khó đến được với bà con. Do đó, việc cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không hiểu rõ hoặc hiểu sai về tình hình đất nước là khó tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp khắc phục khó khăn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của công tác TTĐN đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Thông tin đối với người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận quan trọng của công tác TTĐN, có nhiệm vụ chuyển tải những sự kiện, sinh hoạt trên các mặt của đời sống xã hội đưa hình ảnh của đất nước đổi mới đến với bạn bè quốc tế trong đó có bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài đang hướng về Tổ quốc, cũng như giới thiệu những tình cảm, quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam. Nội dung TTĐN cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài bao gồm những điểm cơ bản như:

- Thông tin về những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của đất nước do đường lối đổi mới mang lại

Sau nhiều năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, được bạn bè quốc tế ca ngợi. Tuy nhiên, Việt Nam có điểm xuất phát thấp, lại bị chiến tranh tàn phá, còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch thường xuyên phá hoại, tuyên truyền sai lạc, gây mất ổn định. Chính vì thế, thông tin về những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước do đường lối đổi mới mang lại có vai trò rất lớn.

Bạn bè quốc tế nói chung và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng rất quan tâm tới những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế của đất nước do đường lối đổi mới của ĐCS Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Thành tựu về kinh tế không chỉ đem lại sự thay đổi to lớn trên nhiều lĩnh vực của đất nước, đưa Việt Nam từ một nước nghèo và kém phát triển, trở thành một quốc gia có độ tăng trưởng kinh tế cao ở khu vực, từ một nước khó khăn, lạc hậu, trở thành một quốc gia có những sản phẩm hàng hoá xuất khẩu với vị trí cao ở nhiều thị trường lớn trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam từ một nước theo mô hình kinh tế tập trung, chuyển đổi, xây dựng cơ chế chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các thành phần kinh tế, xây dựng cơ cấu kinh tế mở, cải cách thủ tục hành chính và đổi mới sự quản lý và điều hành của Chính phủ...

Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành, nhiều thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới khi được thông tin đầy đủ tới bà con người Việt Nam ở nước ngoài có tác động thúc đẩy mạnh mẽ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, trở về Tổ quốc làm ăn.

- Thông tin về những thành tựu của chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, các chính sách về dân tộc, tự do tôn giáo dân chủ, nhân quyền

Vấn đề dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đang bị các thế lực thù địch, bóp méo nhằm chia rẽ dân tộc, gây mất ổn định trong nước, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. Mong muốn của bà con ta ở nước ngoài được thông tin đầy đủ về những thành tựu của đất nước trên các vấn đề này, không chỉ là phản bác lại những quan điểm sai trái, thù địch mà còn góp phần củng cố khối đại đoàn kết, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Là một nước có 54 dân tộc, đã từ lâu thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam luôn gìn giữ, phát huy truyền thống đoàn kết, bản sắc dân tộc.

Trong những năm qua, Nhà nước ta đã đầu tư đáng kể kinh phí cho việc phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc, miền núi. Riêng các tỉnh Tây Nguyên đã có tới hàng ngàn tỷ đồng được đầu tư trong thời gian gần đây, nhờ đó khu vực này có mức tăng trưởng khá cao, tỷ lệ nghèo đói giảm đáng kể. Mặt khác, văn hoá – xã hội cũng được quan tâm, riêng việc nghiên cứu văn hoá cồng chiêng cũng được đầu tư tới 20 tỷ đồng trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn... Bên cạnh đó, tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền cũng đạt được nhiều thành tựu. Thực tế ở Việt Nam hiện nay có tới 60 tôn giáo, tín ngưỡng và tà giáo, chỉ riêng 6 chính đạo lớn cũng đã có tới hơn 20 triệu người; nhiều nhà thờ, nhà nguyện được cải tạo, xây mới; việc đào tạo các chức sắc tôn giáo, in ấn các tài liệu được quan tâm...

Khẳng định chính sách nhất quán về tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Ngoài ra, vấn đề dân chủ, nhân quyền cũng có nhiều căn cứ thực tiễn minh chứng thuyết phục, như cơ cấu các đại biểu trong Quốc hội, tỉ lệ người dân đi bầu trong các kỳ bầu cử hội đồng nhân dân, Quốc hội các khoá; các vấn đề về quyền, nghĩa vụ của công dân được tôn trọng, phát huy. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn cố tình bóp méo sự thật, xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vu cáo thực tiễn về những vấn đề này ở Việt Nam, điển hình như các vụ ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ... Điều đó đòi hỏi chúng ta phải cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ giúp bà con hiểu rõ hơn về tình hình đất nước, tránh những luận điệu tuyên truyền sai lạc.

Việc thông tin đầy đủ về chính sách và thực tiễn kết quả thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc coi người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận của dân tộc Việt Nam đã thúc đẩy mạnh mẽ chủ trương gác lại quá khứ, phân hoá mạnh mẽ số đông người yêu nước với một nhóm thiểu số chống đối cả ở trong và ngoài nước. Rõ ràng rằng, cộng đồng quốc tế đánh giá cao nhiều thành tựu đổi mới của Việt Nam trên các lĩnh vực, Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng trong cộng đồng quốc tế đã chứng tỏ điều đó.

- Thông tin về các vấn đề lớn đang diễn ra trong từng thời kỳ như các thông tin về văn hoá – xã hội, đời sống sinh hoạt trong nước; thông tin về chủ quyền lãnh thổ trên đất liền, trên biển; về công tác xây dựng Đảng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí

Đời sống sinh hoạt ở quê hương là những vấn đề luôn được bà con ở nước ngoài quan tâm theo dõi, vì đó là hình ảnh của quê hương, cội nguồn. Đất nước, con người và văn hoá Việt Nam có bản sắc được hun đúc hàng nghìn năm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc. Cho đến nay,

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói, giảm nghèo... được thế giới ca ngợi.

Mặt khác, các vấn đề về chủ quyền, biển đảo cũng là những thông tin được nhiều người quan tâm, vì nó gắn liền với đặc điểm của đất nước, dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước, đây cũng là những vấn đề hay bị các thế lực thù địch tuyên truyền sai trái. Bà con ta ở nước ngoài cần được thông tin đầy đủ, kịp thời. Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, thể hiện rõ trách nhiệm dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền, biên giới, hải đảo, qua đó có tác dụng phản bác lại những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Đến nay, chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm, Việt Nam đổi mới dưới sự lãnh đạo của ĐCS đã thu hút được nhiều thành tựu to lớn. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, nhiều người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương cũng thấy được sự thay đổi mạnh mẽ diện mạo của đất nước sau một thời gian ngắn, thấy được vai trò của Đảng, Nhà nước Việt Nam gắn bó với dân tộc. Bởi vậy, hướng về Tổ quốc cũng là quan tâm đến sự nghiệp lãnh đạo của Đảng và vai trò của Nhà nước...

- Thông tin trực tiếp về những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; những quan tâm, mong muốn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với Tổ quốc

Đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, điều đó thể hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc đúng đắn của Đảng. Qua các thời kỳ, những quan điểm đúng đắn đó đã phát huy tác dụng, mang lại những thành quả to lớn tạo ra sự gắn kết giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về tổ quốc. Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và các văn bản, nghị quyết trước đó; các biện pháp, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống hội nhập vào nước sở tại; những chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài gắn bó hơn nữa với quê hương, đất nước như vấn đề xuất nhập cảnh, cư trú, hồi hương... vấn đề quốc tịch, thừa kế, hôn nhân gia đình, hộ chiếu, giấy tờ tuỳ thân...; chính sách về phát huy tiềm năng trí thức, về hợp tác đầu tư kinh doanh; về công tác thông tin – văn hoá phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; về dạy và học tiếng Việt; về các quy định trong hoạt động giao lưu giữa người Việt Nam trong và ngoài nước cũng như các chính sách khen thưởng đối với bà con...

Những nội dung thông tin, tuyên truyền cho người Việt Nam ở nước ngoài về các chủ trương, chính sách mới giúp cho bà con không chỉ ổn định làm ăn sinh sống ở nước sở tại mà còn có điều kiện giữ gìn tập quán, truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, quan tâm nhiều hơn tới quê hương.

Thành tựu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong gần 20 năm qua là minh chứng hùng hồn nhất chứng tỏ sự lãnh đạo sáng suốt và đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta, của dân tộc ta. Mặc dù vậy, các thế lực phản động quốc tế vẫn không ngừng xuyên tạc, phủ nhận thành quả cách mạng của dân tộc ta, tìm cách xóa bỏ chế độ ta. Chúng câu kết với một bộ phận người Việt phản động lưu vong thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, chống phá sự nghiệp cách mạng, khối đại đoàn kết nhân dân của ta. Chúng nắm giữ hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài, tuyên truyền khống chế dư luận, xuyên tạc, bóp méo, sự thật, bôi xấu chế độ, tạo ra sự hồ nghi về tình hình đất nước trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 109 - 113)