Thực trạng hoạt động TTĐN cho người Việt Na mở nước ngoà

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 102 - 109)

58 Bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai trên Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 11 của Ban bí thư khóa VII, ngày

2.2. Thực trạng hoạt động TTĐN cho người Việt Na mở nước ngoà

2.2.1. Đặc điểm đối tượng thông tin

Hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài là một cộng đồng khá đông đảo với những đặc điểm hết sức đa dạng. Họ ra nước ngoài vì nhiều lý do và bằng nhiều con đường, vào những thời điểm khác nhau, sống ở nhiều nước khác nhau. Nhưng họ có điểm chung đều là những người xa xứ, dù sống ở bất cứ nơi đâu vẫn mang trong mình dòng máu Việt. Sống xa quê hương nhưng tình cảm với quê hương vẫn hết sức sâu đậm, họ quan tâm đến mọi thông tin về tình hình mọi mặt của đất nước.

Cách đây hàng trăm năm đã có người Việt Nam ra nước ngoài sinh sống. Sử sách còn ghi lại, vào thế kỷ XII, con cháu dòng họ Lý nước ta đã sang Hàn Quốc lập nghiệp; thế kỷ XVII, có người Việt Nam sang làm ăn tại Campuchia; thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, có nhiều người Việt sang lánh nạn, sinh sống làm ăn ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Trung Quốc.

Sau Chiến tranh thế giới và Chiến tranh thế giới thứ hai, một số người Việt Nam đi du học, làm công chức tại Pháp, hoặc bị động động viên đi lính, đi phu tại một số thuộc địa của Pháp. Trong thời kỳ chiến tranh, có thêm một số người ra đi lánh nạn, kiếm sống, theo chồng hồi hương, hoặc đi tu nghiệp, du học nước ngoài. Tuy nhiên, trước năm 1975, số lượng người Việt Nam ở nước ngoài không lớn, chỉ có khoảng 16-20 vạn người ở 10 nước, nhưng phần đông có tư tưởng sống tạm thời, chờ khi có điều kiện thuận lợi thì trở về nước.

Sau năm 1975, đã có sự thay đổi sâu sắc về số lượng, thành phần, tính chất cũng như địa bàn sinh sống của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Số người ra đi (di tản trước tháng 4/1975, vượt biên trong các năm 1978-1980, theo chương trình ra đi có trật tự và các chương trình nhân đạo 1980-1996) đã lên tới khoảng 2 triệu người, chủ yếu tới Mỹ, Ôxtrâylia, Canađa, Nhật Bản, các nước Tây và Tây - Bắc Âu... Thêm vào đó, sau năm 1990, có một số khá đông sinh viên, thực tập sinh và lao động Việt Nam ở Liên Xô và Đông Âu đã ở lại các nước này sinh sống, làm ăn.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phát triển nhanh về số lượng và ngày càng đa dạng về thành phần. Bên cạnh những người đã xa Tổ quốc lâu năm, hàng năm lại có thêm hàng chục ngàn người Việt Nam đi đoàn tụ gia đình, học tập, lao động, làm ăn, kinh doanh ở nước ngoài; số lượng người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hiện nay lên tới hơn 100.000 người. Bên cạnh những người từ trong nước ra đi, đã có thế hệ thứ hai, thứ ba các thanh thiếu niên gốc Việt sinh ra ở nước ngoài.

Đến nay có trên 3 triệu người Việt Nam đang sinh sống tại hơn 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển: ở Mỹ 1,5 triệu người; Pháp 300.000 người; Ôxtrâylia 250.000 người; Canađa 250.000 người; Campuchia, Thái Lan, Đức, Nga, mỗi nước khoảng 100.000 người; ở vùng lãnh thổ Đài Loan 90.000 người; ở Anh 40.000 người; ở Séc 40.000 người; ở Ba Lan, Lào 20.000 người; ở Bỉ 13.000 người; ở Thuỵ Điển 12.000 người; ở Trung Quốc 10.000 người…

Phần đông, đồng bào ta ở nước ngoài ngày càng ổn định cuộc sống và hoà nhập xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế chính trị - xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam. Bên cạnh đó, trong những năm qua, hàng trăm nghìn người Việt Nam đã ra nước ngoài lao động, học tập, tu nghiệp, đoàn tụ gia đình, hình thành nên cộng đồng người Việt Nam tại một số địa bàn mới tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaixia... Đại đa số người Việt Nam ở Mỹ, Ôxtrâylia, Canađa và các nước Tây Âu có xu hướng định cư lâu dài (khoảng 80% đã nhập quốc tịch nước cư trú, nhưng hầu hết chưa thôi quốc tịch Việt Nam).

Đáng chú ý là dù sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới, cộng đồng người Việt Nam vẫn luôn duy trì mối quan hệ gần gũi với quê hương đất nước, mong muốn đất nước phát triển và hội nhập quốc tế nhanh chóng. Tổ quốc Việt Nam - quê hương thân thiết luôn giang rộng vòng tay chào đón những người con xa xứ.

Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 75 ghi: “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn quan hệ gắn bó với quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”. Luật Quốc tịch Việt Nam, điều 2 viết: “Người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt Nam”. Nghị quyết 08 ngày 29/11/1993 của Bộ Chính trị về chính sách và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài chỉ rõ: “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.

Bác Hồ từng nói: “Các đồng bào tuy mình ở nơi đất khách quê người nhưng lòng vẫn yêu mến cố hướng Tổ quốc... Đó là nhân tâm thiện lý, đó là tình nghĩa một nhà...”. Người khẳng định: “Tổ quốc và Chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng”. Đất nước hoà bình, gửi gắm niềm tin và động viên bà con. Bác nói với kiều bào ta ở Thái Lan về nước năm 1960: “Chính phủ tin chắc rằng kiều bào sẽ vui vẻ cùng đồng bào cả miền Bắc đồng cam cộng khổ, vượt qua mọi khó khăn, hăng hái thi đua, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, vui tươi, xây dựng CNXH”.

Đại đoàn kết toàn dân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp luôn luôn là truyền thống quý báu của nhân dân ta ở mọi thời kỳ cách mạng làm lên thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong chiến tranh cứu nước trước đây,

cũng như trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước ngày nay. Vì sự trường tồn của dân tộc, vì sự cường thịnh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và mong muốn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không ngừng ổn định, vươn lên, hội nhập nước sở tại, nhưng vẫn giữ được bản sắc và phầm giá của con người Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Luôn hướng về cội nguồn là nét nổi bật ở cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, thể hiện qua những tâm tư, tình cảm, những đóng góp vật chất, những công hiến trí tuệ dành cho đất nước. Số bà con Việt kiều về Việt Nam ngày càng tăng từ. Có rất nhiều dự án đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài về trong nước. Lượng kiều hối bà con gửi về hàng năm năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm có hàng trăm lượt chuyên gia trí thức kiều bào về nước nghiên cứu, giảng dạy, hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu; nhiều hội, đoàn và các tổ chức nghề nghiệp của người Việt, đặc biệt là ở các nước phát triển được thành lập và hoạt động có hiệu quả, huớng về quê hương đất nước, thực hiện các hoạt động, các dự án hợp tác khoa học, công nghệ và các hoạt động mang tính nhân đạo trợ giúp đồng bào trong nước.

Dù sống xa đất nước, đa số đồng bào có tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, có ý thức giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hoá và luôn luôn hướng về Tổ quốc. Phấn khởi và tin tưởng vào thành công của công cuộc đổi mới của đất nước, các thế hệ kiều bào ta ngày càng mong muốn được gắn bó, đóng góp nhiều hơn với quê hương, đất nước.

Tình cảm gắn bó với quê hương còn thể hiện đậm nét qua những hoạt động văn hoá, nghệ thuật phong phú, bổ ích của bà con Việt Kiều mừng kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9... Đó còn là rất nhiều hoạt động từ thiện, nhiều đợt tự nguyện quyên góp tiền, gửi về nước xây dựng nhà tình nghĩa, trường học cho trẻ em nghèo, trạm y tế cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, giúp đồng bào các vùng lũ lụt. Đó là những biểu hiện sinh động, cụ thể tình đoàn kết, tương thân tương ái, gắn bó với quê hương xứ sở, với truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời của dân tộc - bản sắc độc đáo và phẩm chất quý báu của người Việt Nam. Đảng và Nhà nước Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao đóng góp to lớn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Tuy nhiên, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Ở một số nước, địa vị pháp lý của người Việt Nam chưa vững vàng nên cộng đồng rất

dễ bị tổn thương trước những hành động bài xích, phân biệt đối xử, kỳ thị chúng tộc. Sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của bà con. Ảnh hưởng của văn hoá bản địa và những yêu cầu của cuộc sống hàng ngày là những thách thức không nhỏ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống và tiếng Việt. Ở một số nước, kiều bào còn phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng, chiến tranh, xung đột. Ngoài ra, một số nhỏ lực lượng cực đoan, phản động vẫn đi ngược lại lợi ích của bà con, cộng đồng và đất nước.

Sinh sống ở các nước công nghiệp phát triển nhưng do hoàn cảnh và điều kiện di cư nên cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện rất đa dạng vê tầng lớp xã hội, nghề nghiệp tôn giáo, dân tộc, thế hệ và đặc biệt là họ chịu ảnh hưởng của các xu hướng chính trị khác nhau. Về thái độ và xu hướng chính trị của cộng đồng, có thể chia làm 3 nhóm:

+ Nhóm tích cực: Tích cực ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nòng cốt của các tổ chức, các phong trào việt kiều yêu nước. Phần lớn trong số này ra nước ngoài trước 1975. Có người từng là cán bộ, đảng viên ra đi theo diện đòan tụ gia đình. Một số là công chức, trí thức, doanh nhân có tinh thần dân tộc, gắn bó với đất nước.

+ Nhóm đa số ôn hòa: Chiếm số lượng lớn trong cộng đồng, hoan nghênh công cuộc đổi mới và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước, mong muốn đất nước cường thịnh, sánh vai với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Nhiều người đã về thăm gia đình, quê hương, tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, nhân đạo, từ thiện...

Một bộ phận trong số này do chưa có dịp về thăm đất nước để tận mắt thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới hoặc do thành kiến, mặc cảm, nên chưa hiểu đúng về tình hình đất nước. Đây là số có liên quan đến chế độ cũ ở các mức độ khác nhau hoặc ra đi trong thời kỳ đất nước còn nhiều khó khăn. Họ mang nhiều mặc cảm hoặc chịu tác động ít nhiều của tuyên truyền chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đa số đều có nguyện vọng ổn định cuộc sống, an phận làm ăn, muốn duy trì quan hệ tình cảm và lợi ích với quê hương.

Thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở phương Tây tuy ít hiểu biết về lịch sử, đất nước nhưng cũng ít mặc cảm, định kiến hơn thế hệ cha ông họ.

+ Nhóm thiểu số phản động: Chiếm số lượng ít, tìm cách đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức kích động cộng đồng, gây chia rẽ trong cộng đồng, tập hợp lực lượng, chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam. Đây là số ra đi chủ yếu bằng di tản, vượt biên. Trong số đó không ít người đã từng phục vụ trong chế độ cũ, có tư tưởng hận thù dân tộc, chống cộng, chống chế độ và tư tưởng phục thù. Lực lượng này tuy ngày càng phân hóa, già cỗi nhưng được các thế lực thù địch hỗ trợ nên rất ngoan cố, điên cuồng, manh động.

Những năm trước đổi mới, số người ra đi vì lý do chính trị thường có quan điểm cực đoan, có những biểu hiện đứng về phía đối lập, hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Những năm gần đây, thái độ chính trị trong nhóm người này đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số người thờ ơ, quay lưng lại với đất nước đã giảm dần. Chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách khoan dung, tăng cường khối đoàn kết toàn dân của Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho những người một thời lầm lỗi được trở lại quê hương, dòng tộc. Sự trở về của họ là bằng chứng thuyết phục đối với tinh thần hòa giải, hòa hợp dân tộc, khép lại quá khứ hướng tới tương lai của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nhiều nhân vật như Nguyễn Cao Kỳ, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Nhạc sỹ Phạm Duy…đã trở về Tổ quốc sau nhiều năm phiêu bạt xứ người. Tận mắt chứng kiến những đổi thay lớn lao trên đất nước mình, cảm nhận được sự bao dung của Tổ quốc, họ đã cởi mở bộc bạch tâm tư của mình. Nguyễn Cao Kỳ đã trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói Hoa Kỳ rằng, chuyến về thăm quê hương sau gần 30 năm xa cách của ông là để thực hiện điều mà ông nói với cộng đồng người Việt ở nước ngoài là: hãy quên đi thù hận để tiến tới hòa giải và nên làm điều gì đó giúp ích cho quê hương. Ông mong muốn: “Tôi muốn bước bước đầu tiên của cây cầu bắc giữa những người hải ngoại với những người trong nước, cây cầu đại đoàn kết dân tộc”.

Mấy năm gần đây, lượng kiều bào về thăm quê hương ngày càng một đông hơn. Họ không khỏi ngạc nhiên và vui mừng trước sự đổi mới mạnh mẽ của đất nước. Qua họ, ngày càng có nhiều người Việt Nam ở nước ngoài hoan nghênh, công khai bày tỏ lòng tin tưởng vào công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo và mong muốn đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung của cả dân tộc.

Do là một cộng đồng trẻ, nên tiềm lực kinh tế của cộng đồng người Việt so với các cộng đồng kiều dân các nước trên thế giới không phải là lớn. Theo báo chí nước ngoài, thu nhập hàng năm của kiều bào ước tính từ 25 – 30 tỷ USD. Trong cộng đồng không có nhà tài phiệt về tài chính và ngân

hàng, người có số vốn lớn không nhiều, đa số ở mức vừa và nhỏ, chủ yếu là tích lũy qua quá trình làm công hoặc kinh doanh nhỏ nhưng cần mẫn và tiết kiệm. Chỉ khoảng 55% người Việt có cuộc sống ổn định, nhiều người ở Mỹ và Tây Âu vẫn sống nhờ trợ cấp xã hội. Mặc dù vậy, họ có mối quan hệ với nhiều doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của nước sở tại và quốc tế, có khả năng tìm kiếm đối tác và làm cầu nối với các doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong nước.

Nếu tiềm năng về kinh tế của cộng đồng còn khiêm tốn, thì tiềm năng về chất xám của kiều bào lại rất đáng tự hào. Tiềm năng chất xám, trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam khá lớn, nhất là ở các nước phương Tây, Nga và Đông Âu. Ước tính, hiện trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 400.000 người được đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học, công nhân kỹ thuật bậc cao, có kiến thức hiện đại về khoa học - công nghệ và quản lý kinh tế. Trong đó, có nhiều người đã đạt được ví trí quan trọng trong các

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w