The Decline of America's Soft Power, Foreign Affairs, May/June

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 63 - 64)

giao, nhưng phải đến 2005, chức danh Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách ngoại giao công chúng mới được thành lập và do một người thân cận của Tổng thống Bush nắm giữ - bà Karen Hughes. Việc làm đầu tiên của bà Hughes là tổ chức ngay một chuyến đi Trung Đông và phát động một chiến dịch giành lại “trái tim và khối óc” của người Ả rập. Để chuẩn bị cho cuộc chiến Irắc II, chính quyền Bush đã chi 150 triệu đô la cho ngoại giao công chúng tại các nước Hồi giáo, đã thành lập các đài Sawa phát bằng tiếng Ả rập, đài Farda phát bằng tiếng Farsi và đài truyền hình Ai Hàng phát bằng tiếng Ả rập.Hội đồng Đối ngoại đã đề xuất việc thành lập Công ty Ngoại giao Công chúng (Corporation for Public Diplomacy) theo mô hình Công ty Phát thanh Công cộng Hoa Kỳ (US Corporation for Public Broadcasting).

+ Diễn biến hoà bình - Thuật ngữ “Diễn biến hòa bình” lần đầu tiên đưa ra vào năm 1949 trong một bức thư gửi Tổng thống Truman của ngoại trưởng Mỹ lúc đó là D.Acheson để chỉ sự chuyển hóa chế độ các nước XHCN. Người đầu tiên đề xuất tiến hành chiến lược “Diễn biến hòa bình” là ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles, vào tháng 1/1953 với phương pháp “phi chiến tranh” tức là “dùng thủ đoạn hoả bình để giành thắng lợi” nhằm “giải phóng các dân tộc ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước Cộng sản”. Dulles dự báo rằng thế hệ lãnh đạo thứ tư của các nước cộng sản sẽ mất dần nhiệt huyết cộng sản, dần đổi màu, cho phép nhân dân nước họ tự do hơn và vì thế Mỹ cần hỗ trợ quá trình này51.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều đã cảnh báo về “viên đạn bọc đường” “chiến tranh không có khói súng” để ám chỉ chiến lược diễn biến hoà bình của Mỹ. Chiến lược “Diễn biến hòa bình có các đặc điểm sau:

- Đánh bại CNXH bằng phương pháp hoà bình, là một cuộc chiến tranh không có khói súng. Chủ yếu dùng lực lượng gián tiếp thông qua con người, lực lượng và phương tiện của chính đối phương. Đồng thời sử dụng ngoại giao, kinh tế, văn hóa tư tưởng làm thay đổi chế độ chính trị, khi cần thiết mới dùng sức mạnh quân sự để răn đe.

- Tiến hành mang tính chất toàn cầu triển khai trên quy mô lớn và rộng khắp; tiến hành “gặm nhấm” có trọng tâm trọng điểm.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 63 - 64)