58 Bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai trên Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 11 của Ban bí thư khóa VII, ngày
3.1. Thực trạng hoạt động TTĐN cho người nước ngoài ở Việt Nam
Thực hiện đường lối đối ngoại “rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế”, Việt Nam đón ngày càng nhiều người nước ngoài đến Việt Nam. Người nước ngoài ở Việt Nam bao gồm các cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan đại diện ngoại giao, đoàn ngoại giao; các đại diện, nhân viên các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ; các nhà đầu tư, kinh doanh, chuyên gia các lĩnh vực, các đoàn khách đến thăm viếng, khách du lịch, đặc biệt là đội ngũ phóng viên báo chí nước ngoài đang hoạt động báo chí tại Việt Nam. Trong thời gian sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam, họ hòa mình vào cuộc sống của người dân Việt Nam và trực tiếp chứng kiến tình hình chính trị xã hội, văn hoá của đất nước. Chính vì vậy, những gì họ suy nghĩ, cảm nhận về đất nước, con người Việt Nam và chuyển tải đến với người khác thường dễ tạo được sự tin tưởng về tính khách quan, trung thực và dễ gây ấn tượng với người tiếp nhận. Do đó, công tác TTĐN cho người nước ngoài tại Việt Nam luôn được coi trọng, vì đây là lực lượng thực sự hiệu quả trong việc nối dài tầm tay cho đất nước chúng ta chuyển tải thông tin đến với bạn bè trên khắp năm châu.
Trong giai đoạn hiện nay so với thời kỳ trước đây khi chúng ta tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, các nhóm đối tượng trên đều đã có sự phân hoá sâu sắc về thành phần cũng như tâm tư, tình cảm của họ đối với Việt Nam. Nếu trước đây, cơ sở để vận động dư luận và tập hợp lực lượng tạo ra mặt trận quốc tế đoàn kết với Việt Nam là tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta và tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc tiến hành chống lại nhân dân Việt Nam, thì ngày nay cơ sở đó, mặc dù vẫn còn yếu tố tình cảm, cơ bản là khả năng hợp
tác của Việt Nam và quyền lợi của các bên. Hơn thế nữa, đối tượng thông tin không những chỉ nhận thông tin mà còn thu thập xử lý thông tin về tất cả các lĩnh vực của Việt Nam để cung cấp ra bên ngoài theo quan điểm của họ. Những người này không chỉ là phóng viên mà cả các đối tượng khác như giới kinh doanh, viên chức ngoại giao, khách đến thăm.