Thành phần người nước ngoài đến Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 134 - 135)

58 Bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai trên Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 11 của Ban bí thư khóa VII, ngày

3.1.1. Thành phần người nước ngoài đến Việt Nam

Những người đến Việt Nam có thể phân loại thành nhiều nhóm theo các tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, tiêu chí phổ biến nhất là xác định theo mục đích đến Việt Nam:

+ Kinh doanh: Các nhà đầu tư có công ty, chi nhánh tại Việt Nam; Các đối tác thương mại của các công ty Việt Nam; Các doanh nhân muốn tìm hiểu thị trường, môi trường đầu tư, kinh doanh...

+ Công tác: Làm việc trong các tổ chức chính phủ nước ngoài (đại sứ quán, phòng văn hóa, thương mại); Làm việc trong các tổ chức quốc tế chính phủ và phi chính phủ (WB, ADB, UNESCO, UNICEF, UNDP...); Thực hiện hợp tác với Việt Nam (chuyên gia, tình nguyện viên, đối tác nghiên cứu, giảng dạy...); Tham gia các phái đòan quốc tế đến Việt Nam tham gia các sự kiện quốc tế (các chuyến viếng thăm, hội nghị, cuộc gặp gỡ...)

+ Nghiên cứu, học tập: Đến Việt Nam nghiên cứu, tìm hiểu; Tham gia hội nghị, hội thảo khoa học; Học Tiếng Việt; Học chuyên ngành trong các cơ sở đào tạo của Việt Nam

+ Giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể thao: Các đoàn ca nhạc, nghệ thuật, thể thao đến Việt Nam biểu diễn, thi đấu

+ Du lịch: Đi theo các chương trình du lịch hoặc tự tổ chức

+ Chữa bệnh và các mục đích khác: Đến các cơ sở y tế của Việt Nam để điều trị hoặc an dưỡng; Hoặc đi thăm thân; Đi theo gia đình; Quá cảnh Việt Nam...

Bên cạnh đó, có thể xác định theo thời gian đến Việt Nam: Ngắn hạn, dưới 1 tháng: Thường với mục đích kinh doanh, công tác, du lịch, giao lưu văn hóa nghệ thuật, thể thao; Từ 1 tháng đến 3 tháng: Công tác, chữa bệnh, nghiên cứu, học tập; Từ 3 tháng đến dưới 1 năm: Công tác, nghiên cứu, học tập; Trên 1 năm: Công tác, học tập. Hoặc theo thái độ đối với Việt Nam: Những người vô tư đến Việt Nam (Du lịch, kinh doanh, đến Việt Nam lần

đầu tiên); Những người có sẵn thiện cảm với Việt Nam (bạn bè của Việt Nam, đã từng đến Việt Nam); Những người có sẵn ác cảm, thù địch với Việt Nam (có thù hằn với chế độ, từng phục vụ dưới chế độ cũ, ác cảm với chế độ XHCN).

Mặc dù thành phần người nước ngoài ở Việt Nam có thể rất phong phú, đa dạng, đến Việt Nam với nhiều mục đích, thời gian và thái độ khác nhau, nhưng họ đều có điểm giống nhau. Đó là hộ đều mong muốn thu thập được nhiều thông tin về Việt Nam: về đất nước, con người, bản sắc văn hóa, chế độ chính trị. Đều muốn khoảng thời gian ở Việt Nam sẽ bổ ích, đáng nhớ. Và khi đã đặt chân đến Việt Nam, cuộc sống của họ gắn chặt với thiên nhiên, đất nước và cuộc sống của người dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w