- Nhiều địa phương chưa nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của
3.2.4.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TTĐN
a. Đào tạo Chuyên ngành TTĐN
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của công tác TTĐN, việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác TTĐN trở thành một yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Đào tạo Chuyên ngành TTĐN hiện nay đang được Đảng và Nhà nước, các cơ quan có liên quan, đặc biệt là Ban chỉ đạo công tác TTĐN quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Trong các chủ trương, chính sách, nội dung công tác của Ban chỉ đạo công tác TTĐN đều đã thể hiện rõ sự cần thiết đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TTĐN để đáp ứng yêu cầu của đất nước đang đặt ra. Ban chỉ đạo cũng đang tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt như xây dựng nội dung chương trình, cử cán bộ tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực tập, nghiên cứu khoa học… để công tác đào tạo được diễn ra đạt kết quả tốt.
Hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (BC-TT) là đơn vị đầu tiên và duy nhất đào tạo Chuyên ngành TTĐN. Năm học 2008-2009 là năm thứ 5 Học viện BC-TT thực hiện công tác đào tạo cử nhân Chuyên ngành TTĐN. Cuối năm 2008, khóa sinh viên đầu tiên của chuyên ngành TTĐN sẽ tốt nghiệp ra trường.
Học viện đang quan tâm lãnh đạo, tập trung cơ sở vật chất, các trang thiết bị, phòng học, thư viện cho quá trình giảng dạy và học tập chuyên ngành. Chương trình đào tạo cử nhân ngành TTĐN được Học viện BC-TT xây dựng trên cơ sở đáp ứng tối đa những đòi hỏi đa dạng của người làm công tác TTĐN. Tham gia công tác giảng dạy, đào tạo ngành học mới là những giảng viên có trình độ cao, chuyên môn vững vàng, nhiều năm kinh nghiệm, có kiến thức lý luận và thực tiễn phong phú và lòng yêu nghề sâu sắc. Cùng tham gia giảng dạy còn có các giáo sư, tiến sỹ, giảng viên ở các viện và học viện danh tiếng khác, các chuyên gia, các cán bộ nghiên cứu và quản lý đang trực tiếp hoạt động TTĐN tại các cơ quan Đảng, Nhà Nước và đoàn thể nhân dân.
Học viện BC-TT cũng tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên chuyên ngành nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, tăng cường kiến thức thực
tiễn. Sự thành công trong công tác đào tạo của Học viện BC-TT sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ TTĐN, đồng thời góp phần đẩy mạnh công tác TTĐN của Việt Nam trong thời kỳ mới.
Qua khảo sát bước đầu, sinh viên đều tỏ ra rất hứng thú với các môn chuyên ngành và đều cho rằng kết cấu ngành học, môn học, tiến độ học tập về cơ bản là hợp lý.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo Chuyên ngành TTĐN đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức:
-Chuyên ngành TTĐN là chuyên ngành học hoàn toàn mới ở Việt Nam. Do vậy cần xác định đúng Ngành đào tạo để có được định hướng đúng đắn cho công tác xây dựng chương trình, triển khai thực hiện.
Về mặt khoa học, lý luận và thực tiễn, TTĐN luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Do vậy việc xác định Chuyên ngành TTĐN thuộc
Ngành Quan hệ quốc tế là hợp lý.
- Bản thân đội ngũ giảng viên, những người gánh vác trọng trách đào tạo cán bộ làm công tác TTĐN, còn mỏng về số lượng, hạn chế về trình độ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Những tri thức có được về lĩnh vực này còn hết sức tản mạn, chủ yếu được thu thập qua sách báo, qua học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của những người trực tiếp làm công tác TTĐN qua các thời kỳ.
Để đào tạo nên những cán bộ ngành TTĐN có đầy đủ những tố chất của nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà báo thì bản thân những người làm công tác đào tạo cũng phải hội tụ đủ những tố chất ấy. Điều này đặt ra một yêu cầu cao đối với các cán bộ giảng dạy chuyên ngành TTĐN là cần không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ TTĐN, không ngừng rèn luyện để có bản lĩnh chính trị vững vàng, đồng thời phải thành thạo kỹ năng truyền thông, thông thạo ngoại ngữ…
Giảng viên chuyên ngành TTĐN rất cần nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ, không chỉ dừng ở mức sử dụng được mà phải là sử dụng tốt, sử dụng thành thạo, thậm chí có thể giảng dạy môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ, trước mắt là bằng tiếng Anh - ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới. Muốn vậy, bên cạnh nỗ lực của bản thân mỗi cán bộ giảng dạy, cũng cần có cơ chế tạo điều kiện để họ được bồi dưỡng, rèn luyện thêm về khả năng ngoại
ngữ, có thể bằng các hình thức cử đi tập huấn, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở nước ngoài.
Giảng viên TTĐN cũng cần tham gia tích cực các hoạt động TTĐN của Đảng và Nhà nước, trực tiếp tham gia phục vụ các hoạt động đối ngoại cùng các cơ quan chuyên trách làm TTĐN, tăng cường đi nghiên cứu thực tế. Những kiến thức, kinh nghiệm thu nhận được qua thực tiễn sẽ giúp các cán bộ giảng dạy vừa nâng cao được khả năng ngoại ngữ, vừa bổ sung, cập nhật kiến thức phục vụ hoạt động chuyên môn. Có như vậy, hoạt động giảng dạy, đào tạo mới đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, có sức thuyết phục, sinh động và hấp dẫn người học, đồng thời là cơ sở đảm bảo đào tạo ra những cán bộ biết việc và biết làm việc.
- Công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, khái quát và nâng lên thành bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực TTĐN cũng chưa được triển khai mạnh. Vì vậy, tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành còn hết sức thiếu thốn.
- Việc phối hợp nghiên cứu, giảng dạy giữa đơn vị đào tạo với các lực lượng trực tiếp làm công tác đối ngoại cũng gặp nhiều khó khăn do cơ chế phối hợp chưa được xác định, điều kiện thực hiện còn rất khiêm tốn, đầu tư tài chính còn hạn chế. Do vậy, việc tham gia giảng dạy, báo cáo chuyên đề, tham gia các đề tài biên soạn giáo trình, đề cương bài giảng để phục vụ đào tạo chuyên ngành vẫn còn hạn chế và bị động về thời gian, chưa được thể chế hóa thành trách nhiệm. Việc mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy, đào tạo cũng chưa được thể chế hóa nên vấp phải không ít khó khăn.
Ngoài ra, cần hình thành một mạng lưới liên kết chặt chẽ và có cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng cùng làm công tác TTĐN để hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động đào tạo. Cho đến nay, nhiều hoạt động thông tin, tổng kết, đánh giá hoạt động, định hướng phương hướng công tác TTĐN, tập huấn ngắn hạn, dài hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội nghị, hội thảo, các đợt khảo sát thực tế… vẫn được tiến hành mà chưa có sự tham gia của cơ sở đào tạo, trong khi đây chính là những nội dung rất cần thiết, từng bước bổ sung những thiếu hụt cho cán bộ giảng dạy chuyên ngành.
- Thiếu thốn về trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên cũng là một khó khăn đáng kể hạn chế chất lượng đào tạo.
- Hiện nay chỉ có duy nhất Học viện BC-TT đào tạo cử nhân chuyên ngành TTĐN với số lượng đào tạo hằng năm rất khiêm tốn. Trong khi đó nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐN rất lớn. Do vậy cần mở rộng phạm vi, đối tượng, loại hình đào tạo. Mở các bậc đào tạo sau đại học chuyên ngành TTĐN để cán bộ có điều kiện nâng cao hiểu biết của mình.
b. Đào tạo Chuyên ngành Văn hóa đối ngoại, Đối ngoại nhân dân
Đây là những chuyên ngành có nhu cầu đào tạo rất lớn, có mối liên hệ trực tiếp với chuyên ngành TTĐN, tuy nhiên chưa có cơ sở đào tạo nào được thực hiện. Cần giao nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo đại học trong cả nước nghiên cứu, xây dựng chương trình, triển khai đào tạo các chuyên ngành này để góp phần xây dựng đội ngũ những người làm TTĐN cho các đơn vị, tổ chức trong cả nước.
c. Công tác bồi dưỡng cán bộ
Song song với đào tạo đội ngũ cán bộ, cần không ngừng đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác TTĐN ở cán cơ quan, đơn vị chuyên trách và không chuyên trách. Ban Chỉ đạo công tác TTĐN cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ TTĐN để những người làm nghề, nhất là các phóng viên thuộc các loại hình hoạt động TTĐN khác nhau có thể trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng các kiến thức để chủ động trong việc đấu tranh chống lại các dư luận sai lầm, xuyên tạc bên ngoài. Điều này sẽ giúp cải thiện được thực trạng một số cơ quan truyền thông còn chưa phân tích đúng về các chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước, để lộ bí mật thông tin, chưa sát đúng với tư tưởng chỉ đạo trên một số vấn đề quan hệ đối ngoại của ta.
Mặt khác, cần hình thành một đầu mối tập trung thực hiện việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng cán bộ làm công tác TTĐN. Trong việc thực hiện nhiệm vụ này nên có sự phối hợp thực hiện giữa các đơn vị TTĐN và giao cho các cơ sở đào tạo cử nhân ngành TTĐN đứng ra chủ trì.
d. Công tác nghiên cứu khoa học về TTĐN
TTĐN là một lĩnh vực công tác đối ngoại quan trọng, có vai trò tích cự trong quá trình hội nhập quốc tế, tuy nhiên còn mới mẻ với nhiều người và chưa thực sự được đầu tư thích đáng, chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của giới nghiên cứu khoa học.
- TTĐN chủ yếu được nhìn nhận dưới góc độ của những người quản lý, qua các bài phát biểu, báo cáo tổng hợp của các cơ quan, tổ chức đang trực tiếp phụ trách các mảng công tác TTĐN khác nhau. Các nghiên cứu này đã nêu bật tầm quan trọng của hoạt động TTĐN, đồng thời chỉ ra những thành tựu và yếu kém trong các đơn vị đang phụ trách công tác này. Tuy nhiên các bài viết này chủ yếu được phổ biến trong nhóm những người trực tiếp đang tham gia công tác TTĐN, chưa được xã hội hoá cho đông đảo các nhà nghiên cứu và công chúng.
Với sự ra đời của Tạp chí Thông tin đối ngoại, nhiều nhà hoạt động, nghiên cứu đã cho đăng tải các bài suy nghĩ, phân tích về TTĐN của Việt Nam hiện nay. Nhìn chung, các bài phát biểu và bài viết đó là những tư liệu quý báu, góp phần làm rõ thực trạng công tác TTĐN của các đơn vị, địa phương và chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ công tác này trong thời gian tới. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ dừng lại là những báo cáo, những suy nghĩ, phân tích về từng mảng, từng lĩnh vực, từng đối tượng của công tác TTĐN.
CHƯƠNG 4