Nguyễn Anh Tuấn, Thương hiệu quốc gi a tổng hoà của nhiều nhân tố, Tạp chí Tia sáng, số1 ngày 7/5/

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 65 - 66)

chuyển sang in tại những tờ báo của Irắc kèm theo những khoản tiền “lót tay”. Tính chung, báo chí Irắc đã cho công bố hơn 1.000 “sản phẩm đặt hàng” theo kiểu này. Chịu trách nhiệm phối hợp chính là hãng chuyên giao tiếp cộng đồng Lincoln Group, tính ra đã kiếm được tổng cộng 25 triệu USD nhờ chuyện kinh doanh béo bở này. Giữa năm 2004, công ty này thắng gói thầu đảm bảo hoạt động tuyên truyền thông tin của Lầu Năm góc tại Irắc53. Thậm chí lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã mua một tờ báo và mua quyền kiểm soát một đài phát thanh để phát đi các thông điệp thân Mỹ tới công chúng Irắc. Ngoài hợp đồng với quân đội Mỹ tại trắc, Lincoln Group đã ký một hợp đồng trị giá 100 triệu đô la cho 5 năm với Bộ Chỉ huy chiến dịch đặc biệt của Mỹ có trụ sở đóng tại Tam pa, Florida. Sứ mệnh của nó là phát triển một chiến dịch truyền thông mang tính chiến lược phối hợp với các chiến dịch đặc biệt của quân đội Mỹ ở khắp nơi trên thế giới.

+ Ngoại giao biến đổi - Đầu năm 2006, Ngoại trưởng Mỹ đã gợi nhắc đến khả năng áp dụng khái niệm “ngoại giao biến đổi” mà mục đích là “tìm cách đạt được và bảo vệ việc phát triển các phong trào và thể chế dân chủ tại từng quốc gia và từng nền văn hóa, trong đó mục tiêu cuối cùng là chấm dứt bạo ngược trên thế giới”. Theo Ngoại trưởng Mỹ C. Rice, việc triển khai nhân sự ngoại giao của Mỹ hiện nay chưa phản ánh đúng nhu cầu, vì số nhân viên ngoại giao Mỹ, chẳng hạn ở Đức, một nước có 82 triệu dân, cũng chỉ bằng số nhân viên ngoại giao Mỹ ở Ấn Độ, một đất nước có một tỉ dân. Nếu như hiện nay có tổng cộng 7.440 cán bộ và nhân viên ngoại giao Mỹ được triển khai ở nước ngoài, thì trên thế giới vẫn còn gần 200 thành phố có dân số 1 triệu dân trở lên chưa có sự hiện diện chính thức của ngoại giao Mỹ.

c. Lực lượng:

+ Các cơ quan truyền thông chủ lực

- Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) được thành lập năm 1942 dưới sự điều hành của Văn phòng Thông tin Chiến tranh với các chương trình tin tức nhằm vào các khu vực Châu âu và Bắc Phi đang bị phát xít Đức chiếm đóng. VOA bắt đầu phát sóng vào Liên Xô và các nước đồng minh của Liên Xô năm 1947. Là một phương tiện tuyên truyền nhằm vào các chính phủ nước ngoài, VOA không phát sóng tại Mỹ. Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, VOA được đặt dưới sự kiểm soát của Cục thông tin (USIA). Năm 1980 VOA bổ sung phát sóng truyền hình và các chương trình đặc biệt nhằm vào Cu ba như Radio Martí and TY Martí. Năm 1994 VOA đi đầu trong việc đưa các

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 65 - 66)