Nguyễn Đình Luân, Tìm hiểu lôgíc kinh tế trong chính sách đối ngoại của Mỹ

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 59 - 62)

Mỹ. Với những công cụ thông tin, truyền thông hiện đại, Mỹ tập trung tuyên truyền chống Liên Xô và các nước trong khối XHCN cũ, đến khi Liên xô và một số nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Mỹ lợi dụng các nước dân tộc tự trị, dùng đài phát thanh bằng tiếng Chechen, Circassian và Avar với mục tiêu “chọc tức” Nga.

Các đối tượng khác mà các công cụ thông tin, tuyên truyền của Mỹ nhắm đến là Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Cuba, Lào... với mục đích xuyên tạc tình hình chính trị và xã hội của các nước này, dựng lên những câu chuyện về nhân quyền, tự do, tôn giáo ở các nước này với mục đích khống chế sự phát triển và gây nên tình trạng bất ổn ở các nước này. Đồng thời, để khôi phục lại “danh tiếng”, Mỹ và Anh đã hợp tác chống lại sự truyền bá thông tin không có lợi cho mình, nhất là đối với thông tin từ các nước Ảrập và Mỹ la tinh. Một số quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ đã tham gia nhiều cuộc phỏng vấn trên Al-Jazeera, kênh truyền hình có khoảng 35 triệu người xem tại vùng Trung Đông và Trung Á. Chính phủ hai nước Mỹ và Qatar cũng thảo luận về việc mở một trung tâm thông tin tại Washington, London và Islamabad. Cùng lúc, London và Washington hợp tác tiến hành một loạt hoạt động bao gồm tổ chức hội thảo, đọc diễn văn, phát biểu về cuộc chiến... choán hết các chương trình truyền hình trên toàn thế giới và kéo dài 24/24 giờ nhằm làm thế giới hiểu rằng cuộc chiến chống khủng bố không nhằm vào người theo đạo Hồi. Mỹ cũng đã dùng áp lực về mặt ngoại giao để ép Qatar hạn chế ở mức tối đa số lượng từ ngữ chống Mỹ mà các đài truyền hình hay dùng. Chiến dịch tuyên truyền của Mỹ được duy trì trong một khoảng thời gian dài, nhằm tạo ra luồng thông tin ổn định, hướng tới những khán giả thuộc mọi tầng lớp ở các nước Ảrập. Về mục đích này, hoạt động tuyên truyền của Mỹ nhằm vào đối tượng là các tín đồ đạo Hồi trẻ tuổi, kêu gọi các lãnh tụ đạo Hồi theo đường lối trung dung phát biểu trên truyền hình nhân danh Mỹ chống lại khủng bố.

b. Nội dung, phương thức thực hiện TTĐN

+ Quan hệ công chúng (Public Relations) - theo từ điển Wikipedia là nghệ thuật và khoa học quản lý giao tiếp giữa tổ chức và các công chúng chủ yếu nhằm xây dựng, quản lý và duy trì hình ảnh tích cực của mình. Khái niệm “công khai” (publicity) và công chúng (public) phát triển tại Mỹ từ niềm tin rằng việc thông tin cho công chúng có thể giúp tạo ra một công chúng dân chủ có hiểu biết. Những nhà tư tưởng như Thomas Jefferson (1743-1826) (Tổng thống thứ ba của nước Mỹ (1801-1809) - Tác giả Bản Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ) tin rằng dân chủ phụ thuộc vào công chúng có học, được

thông tin và thường xuyên trao đổi tư tưởng về các vấn đề đương đại. Cuối thế kỷ 19, thể loại phóng sự điều tra phát triển mạnh trong báo chí Mỹ và tìm cách giám sát quyền lực của các doanh nghiệp lớn và chính phủ. Đến những năm 1920, một số nhà tư tưởng Mỹ dần coi vai trò giám sát của báo chí như là mối đe dọa đối với ổn định xã hội. Quan hệ công chúng - việc tạo ra thông tin tích cực và xây dựng hình ảnh đã được đề xuất ra như là lời giải đáp cho vấn đề này.

Walter Lippman, một trong những người sáng lập ra thuyết quan hệ công chúng tại Mỹ đã xây dựng các lý thuyết về tính dễ bảo cố hữu của công chúng thông qua các phương tiện TTĐC dựa trên các công trình của nhà khoa học xã hội Pháp Gabriel Tarde. Theo Tarde, “công chúng”, khi được kết nối với báo chí có thể bị thao túng để tạo ra cách nghĩ đã được chuẩn hoá về nhiều chủ đề khác nhau. Điều này có thể đem lại một một phương thức quản lý xã hội mới. Theo Lippman công tác quan hệ công chúng có thể quản lý được thái độ của công chúng đối với nhiều đề tài khác nhau nhằm “tạo ra sự đồng thuận” đối với sự tiếp tục thống trị của giới cầm quyền. Một trong những kỹ thuật mà Lippman đề xuất để thao túng dư luận là tạo ra các tin tức để buộc công chúng phải theo một bên. Quan hệ công chúng được sử dụng cho việc “định hình suy nghĩ của công chúng” và tạo điều kiện cho giới cầm quyền bảo vệ các lợi thế chính trị, kinh tế, xã hội trước các đòi hỏi dân chủ trong xã hội. Bemays đề xuất quan hệ công chúng như là giải pháp để tạo ra sự tán thành và ủng hộ của công chúng” nhằm hợp thức hóa hoạt động ra quyết định của giới cầm quyền. Quá trình này đòi hỏi nghiên cứu công chúng để xác định quan điểm của họ đối với nhiều vấn đề khác nhau và sử dụng kết quả nghiên cứu này để tạo ra một chiến lược gây ảnh hưởng đối với công chúng. Trùm bộ máy tuyên truyền của Đức Quốc xã Goebbels đã chịu ảnh hưởng tư tưởng này của Bemays cũng như của các chuyên gia quan hệ công chúng của Mỹ.

Walter Lippmans đặc biệt nhấn mạnh đến việc sử dụng hình ảnh và hình ảnh hoá trong công tác quan hệ công chúng, coi đó là “con đường hiệu quả nhất tiến vào nội tâm”. Theo Lippman, các biểu tượng có thể được nhào nặn để tạo ra “chấp thuận về tâm lý” trong tư duy của công chứng. Lippman cho rằng việc sử dụng các hình ảnh truyền thông là cách mà nhờ đó các nhà lãnh đạo có thể tạo cho cho công chúng ấn tượng rằng họ là đại diện cho lợi ích công chúng. Ông tin rằng các biểu tượng giúp “tạo cảm xúc tốt đồng thời hạn chế các phê phán, nhấn mạnh đến cảm giác đồng thời với đè nén tư tưởng”.

+ Quyền lực mềm (Soft Power) - là thuật ngữ do Joseph Nye Jr., hiệu trưởng Đại học Harvard đưa ra năm 1990, miêu tả khả năng của quốc gia này ảnh hưởng đến quốc gia khác để buộc họ làm điều mình muốn. Quyền lực mềm đối lập với quyền lực cứng (sức mạnh quân sự, dân số…) và được phái sinh từ văn hoá, giá trị và chính sách đối ngoại. Thành công của quyền lực mềm phụ thuộc nhiều vào danh tiếng của chủ thể trong cộng đồng quốc tế cũng như dòng chảy thông tin giữa các chủ thể. Quyền lực mềm gắn liền với sự phát triển của toàn cầu hoá và thuyết quan hệ quốc tế tân tự do. Văn hoá đại chúng và truyền thông thường được xác định là nguồn của quyền lực mềm cũng như sự phổ biến của ngôn ngữ quốc gia. Một dân tộc với nguồn sức mạnh mềm mới và có thiện chí nhân rộng quyền lực mềm có thể tạo ra giao thoa văn hoá, tránh phải sử dụng đến các biện pháp quyền lực cứng.

Joe Nye Jr. cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là người đề xướng thuyết “quyền lực mềm” cho rằng quyền lực mềm của Mỹ xuất phát từ 3 nguồn: văn hoá, giá trị chính trị và chính sách đối ngoại49. Từ Hollywood tới giáo dục đại học, xã hội dân sự giúp giới thiệu hình ảnh của nước Mỹ tốt hơn nhiều so với những gì chính phủ Mỹ làm để giới thiệu về Mỹ. Nước Mỹ hiện nay hùng mạnh hơn bất cứ nước nào kể từ Đế chế La Mã đến nay nhưng giống như La Mã, nước Mỹ không phải là bất khả chiến bại và không bị tổn thương. La Mã không thua trước sự trỗi dậy của một đế chế khác mà thua cuộc tấn công của những bộ lạc man rợ. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chiến lược kiềm chế của phương Tây là kết hợp giữa sức mạnh cứng của răn đe quân sự với quyền lực mềm của việc thu hút người dân các nước XHCN. Phương Tây đã vô hiệu hoá sự tự tin của người Xô viết bằng các chương trình phát thanh, các chương trình trao đổi sinh viên và thành công của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Một cựu nhân viên KGB đã thừa nhận “các chương trình trao đổi là con ngựa thành Tơ-roa đối với Liên Xô, đã đóng vai trò rất lớn trong việc làm xói mòn hệ thống Xô viết”. Khi đã về hưu, Tổng thống Eisenhower nói rằng lẽ ra ông phải lấy bớt tiền từ ngân sách quốc phòng để tăng cường năng lực cho Cục Thông tin Mỹ (USIA).

Tuy nhiên, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với sự thắng thế của chủ nghĩa bảo thủ mới và xu hướng đơn phương trong chính sách đối ngoại là sự suy giảm việc sử dụng sức mạnh mềm của Mỹ. Từ năm 1989 đến năm 1999, ngân sách của Cục Thông tin Mỹ (USIA) giảm 10%, số nhân viên giảm từ 12.000 vào thời kỳ những năm 1960 còn 6.715. Số lượng trao đổi văn hoá và học thuật hàng năm giảm xuống còn 29.000 cuộc năm 2001 so với 45.000

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 59 - 62)