Hoạt động TTĐN của Pháp

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 79)

56 Soft Power: Democracy Promotion and U.S NGOS, Alexandra Silver, 17/3/

1.4.3. Hoạt động TTĐN của Pháp

a. Chính sách TTĐN của Pháp

Pháp là nước cổ động mạnh nhất cho việc hình thành một thế giới đa cực, trong đó Liên minh Châu Âu (EU) đóng một vai trò nòng cốt. Pháp cho rằng cần cải tổ, tăng cường vai trò của các thiết chế kinh tế, chính trị quốc tế

để hình thành những cơ chế “quản lý” toàn cầu hoá, hạn chế các tác động tiêu cực của nó, chủ trương “làm chủ toàn cầu hoá và làm cho toàn cầu hoá mang tính nhân văn hơn” (Jacques Chirac). Được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của nền cộng hoà, chính sách đối ngoại của Pháp nhằm hai mục đích: gìn giữ độc lập quốc gia đồng thời phấn đấu vì sự phát triển của tình đoàn kết khu vực và quốc tế.

Trong bài phát biểu của ông Sarkozy tại một hội nghị tại Paris tập hợp hơn 180 đại sứ Pháp tại các quốc gia trên thế giới về chính sách đối ngoại của nước Pháp trong những năm tới kể từ khi ông nhậm chức Tổng thống Pháp ngày 16/5 vừa qua, đó là tiếp tục củng cố Châu Âu vững mạnh, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa Liên minh Châu Âu với Mỹ, ngăn ngừa nguy cơ đối đầu giữa thế giới Hồi giáo và phương Tây.

Trọng tâm trong chính sách đối ngoại mới mà ông Sarkozy đưa ra là các cách tái lập vị trí và vai trò của nước Pháp trên trường quốc tế, trong đó ưu tiên tuyệt đối của Paris là xây dựng một liên minh Châu Âu lớn mạnh

Ông Sarkozy cũng chủ trương xây dựng một mối quan hệ thân thiện với Mỹ, tránh xảy ra những tình huống bất đồng sâu sắc giữa 2 bờ Đại Tây Dương như trong cuộc khủng hoảng Irắc. Nước Pháp cũng sẽ dành sự quan tâm đáng kể đến các vấn đề ở Trung Đông như tiến trình hòa bình Israel - Palestine, các giải pháp chính trị ở Irắc, quan hệ với Lebanon và cả cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Iran.

b. Phát triển văn hoá và ngôn ngữ - phương thức TTĐN hiệu quả

Văn hóa là một yếu tố quan trọng trong ảnh hưởng của Pháp trên toàn thế giới. Sự tỏa sáng của văn hóa Pháp vừa được củng cố thông qua một chính sách mới về quảng bá các tác phẩm và tư tưởng Pháp tại nước ngoài. Đó là phương thức TTĐN đặc thù và rất hiệu quả của Pháp. Hình ảnh nước Pháp không thể tách rời khỏi nền văn hóa Pháp, rất đông du khách tham quan bảo tàng Louvre hay Trung tâm Georges Pompidou và tham dự vào các buổi biểu diễn của nhà hát Opera-Bastille hay Comédie-Franỗaise. Sự sôi động của nền nghệ thuật đôi lúc được gắn với chính sách văn hóa truyền thống độc đáo của Pháp với sự tác động thường xuyên của Nhà nước.

Nước Pháp mở rộng việc truyền bá ngôn ngữ của mình, biến cộng đồng Pháp ngữ thành một cơ cấu hợp tác ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị. Nội dung cốt yếu của chính sách này là tiếng Pháp cũng như việc thực hiện chính sách hợp tác với các nước nghèo nhất có tham gia quảng bá đa dạng

văn hóa và ngôn ngữ, nhằm tăng cường các giá trị chung của các nước thuộc khối Pháp ngữ với 181,5 triệu dân, chưa kể 82,6 triệu người học tiếng Pháp.

Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ Pháp dựa vào mạng lưới các trường phổ thông trung học, và các cơ sở đào tạo tương ứng, các trung tâm văn hóa Pháp, và các trung tâm và viện nghiên cứu ở nước ngoài. Pháp ngữ với tư cách là tổ chức đa phương - diễn đàn đối thoại quốc tế giữa các nền văn hóa cũng đóng góp quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ này. Kể từ Hội nghị thượng đỉnh tại Moncton (1999) và tại Beyrouth (2002), với sự tham dự của 56 nguyên thủ quốc gia của các nước thuộc khối Pháp ngữ, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) có vị trí quan trọng hơn trên trường quốc tế, có tiếng nói quan trọng hơn trong các tổ chức lớn, nơi thiết lập các quy tắc của toàn cầu hóa, một vấn đề vẫn còn cần phải kiểm soát và tính đến yếu tố con người nhiều hơn, cũng như các mục đích chính trị rõ ràng, đó là: Xây dựng nền dân chủ; quảng bá đa dạng văn hóa; phát triển bền vững và đoàn kết.

Song song với hoạt động phát triển tiếng Pháp, OIF góp phần vào quá trình dân chủ hóa và phát triển của các nước thành viên. Trên bình diện rộng hơn, tiếng nói của khối Pháp ngữ được lắng nghe trong các cuộc thảo luận quốc tế lớn (WTO, giải trừ vũ khí, nợ của các nước Nam bán cầu...).

c. Nội dung, đối tượng, lực lượng TTĐN

Chính quyền tích cực tiến hành chính sách phổ biến văn hóa, trước hết thông qua nỗ lực giáo dục và đào tạo thanh thiếu niên. Vị trí được dành cho giảng dạy nghệ thuật - chủ yếu là âm nhạc và nghệ thuật tạo hình - trước đây vốn khiêm tốn, đã được phát triển rộng hơn rất nhiều. Một hệ thống dày đặc các học viện âm nhạc cấp khu vực và thành phố, cho phép thực hành âm nhạc, kịch nghệ và nghệ thuật múa chỉ với ít chi phí, đặc biệt thế giới từ lâu đã biết đến Pháp nổi tiếng với ngành nghệ thuật múa Ba-lê. Nhiều cơ sở chất lượng cao được dành cho công tác đào tạo các nghệ sĩ chuyên nghiệp tương lai như hai Nhạc viện quốc gia, Trường Mỹ thuật quốc gia, Trường kịch nghệ quốc gia, Trường Nhiếp ảnh quốc gia và Quĩ Châu Âu các nghề hình ảnh và âm thanh (FEMIS).

Các đài truyền hình công cộng từ lâu đã dành một phần chương trình cho lĩnh vực văn hóa. Ngoài ra, từ năm 1992, công chúng được xem một kênh dành riêng cho văn hóa, đài truyền hình Arte, đây là thử nghiệm đầu tiên kiểu này ở Châu Âu, do Pháp và Đức phối hợp tiến hành, với các chương trình song ngữ. Ngoài Arte, kênh chỉ phát sóng vào buổi tối, còn có kênh giáo dục La Cinquième, kênh truyền hình tri thức phát sóng suốt ngày.

Các thư viện là một trong số các địa điểm văn hóa được nhiều người lui tới nhất ở Pháp. Ngoài các thư viện trường học và đại học, có khoảng 3000 thư viện thành phố. Mỗi một tỉnh quản lý một thư viện cho mượn, toàn bộ các thư viện tỉnh có gần 21.000 điểm phục vụ trong đó có 17.000 điểm cố định và 4.000 điểm lưu động, kiểu ô Thư viện xe buýt. Paris có các thư viện nổi tiếng như thư viện của Trung tâm Georges Pompidou, Thư viện Arsenal, các thư viện Saint-Genevière và Mazarine. Thủ đô có Thư viện Quốc gia Pháp, mở cửa năm 1996, có khả năng chứa 30 triệu tác phẩm và tiếp nhận các kho sách, bản in, ấn phẩm định kỳ và kho âm thanh của Thư viện quốc gia Richeulieu trước đây.

Trung tâm tư liệu (CID) tại Montreuil ra đời năm 1985 lưu giữ các tài liệu, sách, báo, ảnh của các nước trên thế giới, trong đó có 4.000 đầu sách Việt Nam, đặc biệt là nơi lưu giữ tất cả các số báo Nhân dân từ năm 1967 đến nay. Đây là hình thức trao đổi thông tin và hợp tác hiệu quả giữa Pháp và các nước trên thế giới.

Các Trung tâm văn hoá Pháp ở các nước. Ở Việt Nam có Trung tâm văn hoá Pháp tại Hà Nội (L’Espace), có Nhà pháp luật Việt Pháp tại Hà Nội (MDVF) thành lập năm 1993 với hoạt động tập trung trong lĩnh vực luật pháp, với các nhiệm vụ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật như: luật dân sự, luật hình sự, luật tố tụng dân sự, luật doanh nghiệp.. Đào tạo chuyên gia ngành tư pháp: thẩm phán, luật sư, công chứng viên và thư ký tòa án, phối hợp với các trường đào tạo của Pháp.

d. Đánh giá

Thông qua phát triển văn hoá, ngôn ngữ với nhiều hình thức, lực lượng để quảng bá truyền thống văn hoá lâu đời, hình ảnh đất nước, con người Pháp đến với các nước trên thế giới là kinh nghiệm quý báu đối với việc tăng cường công tác TTĐN của nước ta hiện nay. Bằng mục đích đoàn kết quốc tế trong chính sách đối ngoại, các phương tiện truyền thông của Pháp đã thành công trong việc làm cho thế giới thấy được một đất nước Pháp tươi đẹp, cổ kính, bình yên và con người, cuộc sống nhân văn.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w