58 Bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai trên Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 11 của Ban bí thư khóa VII, ngày
2.1.4. Lực lượng tiến hành hoạt động TTĐN cho nhân dân và chính phủ các nước trên thế giớ
phủ các nước trên thế giới
Lực lượng tham gia làm công tác TTĐN là tất cả các ngành, các cấp, bộ chủ quản, địa phương và doanh nghiệp. Các lực lượng chủ đạo gồm các cơ quan trung ương như: Ban đối ngoại Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Tổng cục Du lịch…
Các phương tiện thông tin đại chúng là một trong những lực lượng nòng cốt tham gia công tác TTĐN cho nhân dân và chính phủ các nước. Lực lượng này gồm các cơ quan chủ yếu:
- Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) - TTĐN là một trong những chức năng chính của TTXVN. Đến nay, TTXVN Việt Nam có 9 đơn vị tham gia làm TTĐN: Ban biên tập tin Đối ngoại, báo “Việt Nam News”, báo “Le Courrie du Vietnam”, tạp chí “Vietnam Law & Legal Forum”, Báo ảnh Việt Nam. Ban biên tập - sản xuất ảnh Báo chí, Ban Thư ký Biên lập, Trung tâm Nghe - nhìn Thông tấn, NXB Thông tấn.
Các sản phẩm TTĐN của TTXVN trong thời gian qua có một số cải tiến theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin tuyên truyền đối ngoại, cụ thể như:
+ Bản tin và báo viết: Bản tin Đối ngoại hàng ngày bằng 4 thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Việt Nam; Bản tin Điểm báo (Press Highlights) bằng tiếng Anh; Các báo hàng ngày (Báo “Việt Nam News” bằng tiếng Anh; Báo “Le Courrier du Vietnam” bằng tiếng Pháp); Các báo tuần (Báo “Việt Nam News Sunday”; Báo “Le Courrier du Vietnam - Dimanche”); Các báo tháng (Tạp chí “Outlook” - phụ trương ra hàng tháng của “Việt Nam News”,
“Báo ảnh Việt Nam” với các bản tiếng Việt, tiếng Anh, “Việt Nam Pictorial Review” tiếng Tây Ban Nha (2 tháng/kỳ) và tiếng Lào (2 tháng/kỳ);
“Vietnam Law & Legal Forum” - tạp chí chuyên đề về luật pháp Việt Nam, phát hành cùng bản dịch tiếng Anh tờ “Công báo” của Chính phủ. (Riêng “Công báo” 4 số/tháng);
+ Thông tin điện tử: Trung bình mỗi ngày TTXVN phát trên 2 mạng Vna-net và Internet khoảng 100 tin đối ngoại bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Việt Nam; báo “Việt Nam News” bằng tiếng Anh; báo “Le Courrier du vietnam” bằng tiếng Pháp; báo ảnh “Việt Nam” trên mạng Internet bằng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nga. Ảnh thời sự: Ban biên tập - sản xuất ảnh Báo chí của TTXVN phát ảnh báo chí và tư liệu ảnh hàng ngày cung cấp cho mọi đối tượng về những sự kiện thời sự của Việt Nam, đồng mời cung cấp ảnh cho 15 hãng thông tấn nước ngoài theo hiệp định trao đổi và hợp tác thông tin giữa TTXVN và các hãng thông tấn nước ngoài
+ Băng đĩa hình và sách: Các đơn vị Trung tâm Nghe - nhìn Thông tấn và NXB Thông tấn cung cấp được một số sản phẩm đối ngoại, tạo thêm sự phong phú, đa dạng về hình thức TTĐN. Nét mới trong hoạt động TTĐN của VNA thời gian gần đây là thông tin không chỉ được thể hiện dưới dạng “văn bản” (text) truyền thống được phát trên mạng Internet và bằng bản tin in mà còn được thể hiện bằng đồ họa - một lĩnh vực truyền thông hết sức mới mẻ đang được ưa chuộng ở các nước phát triển, nơi độc giả có xu hướng tiết kiệm thời gian nhưng lại đòi hỏi nắm được nhiều thông tin.
- Đài Truyền hình Việt Nam - Ngày 7/2/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 29/2002/QĐ -TTg thành lập Ban Biên tập Đối ngoại trực thuộc Đài THVN. Ngay sau đó ngày 10/4/2002 Tổng giám đốc Đài THVN đã ký quyết định số 233/QĐ - THVN về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ban biên tập đối ngoại Đài THVN.Ban biên tập Đối ngoại đã chính thức hoạt động với tư cách một đơn vị trực thuộc của Đài THVN từ ngày 1/5/2002. Trực tiếp sản xuất, khai thác và phát sóng 4 bản tin tiếng Anh và tiếng Pháp trên kênh VTV1, VTV2 bản tin tiếng Anh và Tiếng Pháp trên kênh VTV4 và toàn bộ chương trình phát sóng với thời gian 8h/ngày trên kênh TTĐN VTV4 của Đài THVN.
- Đài Tiếng nói Việt Nam - có 12 chương trình phát thanh phát ra nước ngoài đó là: chương trình tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bắc Kinh, tiếng Quảng Đông, tiếng Lào, tiếng Thái tiếng Khmer, tiếng Inđônêxia, tiếng Nhật, kênh VOV5 phát cho thính giả và người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam biết tiếng nước ngoài ở trong nước và
phát tiếng Việt và tiếng Anh trên trang website VOVNews cho thính giả ở khắp nơi, đặc biệt là những nơi sóng của Đài chưa vươn tới được. Để mở rộng nguồn tin, đưa tin nhanh và kịp thời cũng như nắm bắt tình hình quốc tế và mở rộng hợp tác, Đài TNVN đã mở các cơ quan thường trú ở Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Ai Cập. Hầu hết các chương trình phát thanh đối ngoại có thời lượng 30 phút và một số chương trình có thời lượng 60 phút: như chương trình phát thanh cho đồng bào Việt Nam ở Xa tổ quốc; chương trình VOV5 Tiếng Anh, VOV5 tiếng Pháp. Tổng thời lượng phát sóng đối ngoại hiện nay ra nước ngoài và trong nước là 53 giờ 10 phút. Ban biên tập Đối ngoại bao gồm 15 phòng với 12 chương trình phát thanh, phòng Giới thiệu Việt Nam, Phòng Tin tức - Thời sự và phòng Tổng hợp với 110 người: biên tập, phóng viên, biên dịch, phát thanh viên kiêm nhiệm.
- Internet và Báo điện tử, một phương tiện truyền thông mới góp phần công tác TTĐN của Đảng và Nhà nước. Ở nước ta, cũng như trên thế giới nói chung, Báo điện tử đã và đang ngày càng phát triển về chất lượng, ngày càng phong phú và đa dạng: các toà soạn báo điện tử chuyên nghiệp với một đội ngũ làm báo hàng trăm người và phương tiện khá đồng bộ, như VietnamNet, Media VDC, Vnexpress... được cập nhật thông tin thường xuyên, và có lượng người truy cập trung bình hơn 60 triệu lượt mỗi ngày.Các báo điện tử Nhân dân, Lao động, Tuổi trẻ, Thanh niên, Hà nội mới, báo điện tử của Đài TNVN, Đài truyền hình Trung ương... cùng song hành với những phương tiện truyền thông truyền thống như báo giấy (nhật báo, tạp chí...), báo hình (các đài truyền hình), báo tiếng (các đài phát thanh và truyền thanh).
Nhiều Website khác trực thuộc các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Đoàn thể các Bộ Ngành, các Doanh nghiệp lớn... chủ yếu giới thiệu, quảng bá các hoạt động hoặc những nội dung đặc thù của các cơ quan đó: Báo Điện tử ĐCS Việt Nam, Trang Thông tin điện tử của Quốc hội…
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam là Tổng công ty sớm xây dựng được nhiều tờ báo điện tử trên mạng Internet: Vietnam Net, Media VDC; góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của kinh tế xã hội và phục vụ tốt công tác TTĐN của Đảng và Nhà nước, cung cấp kịp thời các nội dung về đường lối đổi mới và những thành tựu đạt được đến bè bạn quốc tế
- TTĐN qua công tác xuất bản - Những sách tuyên truyền đối ngoại của Việt Nam được các NXB chú trọng dịch ra tiếng nước ngoài chưa nhiều, chủ yếu là sách quảng cáo của một số ngành như Du lịch, Thương mại, Công nghiệp. Riêng NXB Thế giới (NXB), đơn vị được xác định là cơ quan TTĐN
lớn, luôn giữ được định hướng chính trị và duy trì được số lượng sách ngoại văn hàng năm đều đặn. NXB đang tiến hành các dự án giao lưu với nước ngoài: xuất bản sách giới thiệu đất nước, con người, nền văn hóa các nước Australia, Na Uy, Canađa, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mêhicô… các cơ quan chuyên trách, phát hành sách báo chí đối ngoại.
- Các lực lượng khác - Các địa phương, ngành thể dục thể thao, ngành du lịch, ngành hàng không, ngành bưu chính viễn thông,ngành Công an, ngành Tài chính, các hội nghề nghiệp, Hải quan và công an cửa khẩu, các Ban đối ngoại, vụ, cục, phòng hợp tác quốc tế thuộc các cơ quan Đảng, Chính phủ, địa phơng và các đơn vị cơ sở, doanh nghiệp, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài (cơ quan ngoại giao, đại diện các doanh nghiệp, cơ quan báo chí, các thiết chế văn hóa thông tin Việt Nam ...).
- Các lĩnh vực có liên quan - Tiếp khách quốc tế, lễ tân đối ngoại, thông tin kinh tế đối ngoại, thông tin ngoại giao, họp báo, thông tin cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, TTĐN tại chỗ, thông tin cho các đoàn vào Việt Nam, thông tin trong hệ thống Đảng tại nước ngoài, đấu tranh chống diễn biến hoà bình, bảo vệ an ninh văn hóa...
Như vậy, những cơ quan, tổ chức có chức năng chủ yếu làm TTĐN, đối với lực lượng này, Nhà nước có sự chỉ đạo, quản lý thường xuyên về nội dung TTĐN, có sự phối hợp thường xuyên các hoạt động lớn, có sự cân đối điều chỉnh về đầu tư, bố trí lực lượng. Mọi cơ quan, tổ chức, địa phương và công dân khác đều có trách nhiệm làm TTĐN trực tiếp, nhất là khi tổ chức đoàn ra nước ngoài hoặc đón đoàn nước ngoài vào Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ việc tổ chức lực lượng trong nước với việc triển khai thông tin ở nước ngoài, giữa thông tin đối nội với TTĐN, giữa ngoại giao nhà nước, đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân tạo đà phá huy sức mạnh tổng hợp của các lực l- ượng làm công tác TTĐN.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động TTĐN, ngày 27/12 / 2001, Ban Bí thư Trung ương (khoá IX) đã ban hành Quyết định 16 - QĐ/TW
“Về việc thành lập Ban Chỉ đạo công tác TTĐN” và kèm theo quyết định này là “Quy chế phối hợp chỉ đạo hoạt động TTĐN”. Ban Chỉ đạo công tác TTĐN là cơ quan phối hợp, giúp Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ theo dõi tình hình, điều hành, chỉ đạo, phối hợp công tác TTĐN. Ban chỉ đạo định kỳ và thường xuyên đánh giá tình hình, đề xuất chủ trương về công tác TTĐN, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Lần đầu tiên, chúng ta đã hình thành cơ quan lãnh đạo, chỉ
đạo công tác TTĐN, đánh dấu bước tiến mới trước yêu cầu và sự phát triển mới của công tác.