Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về hoạt động TTĐN Tiến hành rà soát hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật liên quan

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 163)

TTĐN. Tiến hành rà soát hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến công tác TTĐN nhằm xây dựng văn bản pháp quy mới hoặc điều chỉnh các văn bản đã có cho phù hợp với tình hình, yêu cầu và nhiệm vụ hiện nay của công tác TTĐN.

Ban hành các chính sách về công tác TTĐN nhằm định hướng lâu dài cho hoạt động TTĐN của tất cả các bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương trong cả nước. Trên cơ sở đó, các đơn vị xây dựng các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện cụ thể.

- Đổi mới cơ chế, tổ chức và phối hợp các lực lượng làm công tác TTĐN. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước, nhân dân, giữa trung ương và địa phương, giữa các cơ quan ở trong nước và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện công tác TTĐN. Cụ thể là:

+ Gắn kết chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, Nhà nước (trong đó có hoạt động đối ngoại của Quốc hội), các đoàn thể nhân dân trong công tác TTĐN. + Phát huy vai trò Ban Chỉ đạo công tác TTĐN. Kiện toàn, nâng cao năng lực và hoàn thiện cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo công tác TTĐN cũng như của Bộ phận thường trực, giúp việc cho Ban Chỉ đạo, làm tốt chức năng phối hợp, tham mưu tổng hợp công tác TTĐN trên toàn quốc.

+ Tiến hành rà soát cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động TTĐN trên phạm vi toàn quốc để xây dựng bộ máy tổ chức hoàn chỉnh, đồng bộ và thống nhất về chỉ đạo và điều hành công tác TTĐN.

Các bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương… cần có bộ phận thực hiện công tác TTĐN, có thể nằm trong bộ phận phụ trách

hợp tác quốc tế, để giúp vạch ra kế hoạch và theo dõi thực hiện nhiệm vụ TTĐN đơn vị của mình.

+ Tiến hành rà soát, kiện toàn và nghiên cứu xây dựng hệ thống bộ máy các cơ quan, tổ chức chuyên trách công tác TTĐN của các bộ, ban, ngành, địa phương và của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo hướng lựa chọn xây dựng thí điểm những mô hình hệ thống phụ trách về TTĐN tại những địa bàn trọng điểm thật sự cần thiết, tùy thuộc vào tình hình nhân lực và tài chính, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả. Trên cơ sở đánh giá kết quả, ta có những bước điều chỉnh, nhân rộng mô hình thành công, loại bỏ những hình thức kém hiệu quả. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống các cơ quan sau:

Hệ thống các bộ phận TTĐN ở Trung ương và ở các tỉnh ủy, thành ủy (Vụ TTĐN và hợp tác quốc tế thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương và các bộ phận TTĐN thuộc các Ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy).

Hệ thống các bộ phận TTĐN ở Trung ương (Cục TTĐN thuộc Bộ Ngoại giao) và ở các tỉnh, thành phố (phòng TTĐN thuộc các Sở Ngoại vụ).

Hệ thống các cơ quan báo chí và truyền thông trong nước làm công tác TTĐN (Cục TTĐN thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và phòng TTĐN thuộc các Sở Thông tin và Truyền thông).

Hệ thống Tuỳ viên văn hoá – thông tin tại các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở các nước.

Hệ thống các Trung Tâm Văn hoá – Thông tin Việt Nam ở nước ngoài.

Hệ thống văn phòng đại diện và đội ngũ phóng viên của các cơ quan thông tấn, truyền thông và báo chí của Việt Nam thường trú ở nước ngoài.

+ Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng hoạt động giữa các đơn vị chuyên trách làm TTĐN với các đơn vị không chuyên trách nhưng có nhu cầu cao trong việc nhận thông tin, đưa thông tin của mình ra ngoài. Các cơ quan, tổ chức cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các đơn vị chuyên trách công tác TTĐN có được thông tin nhanh nhất. triển khai thực hiện nghiêm túc Cơ chế Người phát ngôn.

Sự hợp tác tốt của các cơ quan, tổ chức liên quan sẽ tạo thuận lợi để có được nguồn tin thật phong phú, chính xác phục vụ cho hoạt động TTĐN.

+ Thực hiện cơ chế chỉ đạo, giám sát và trao đổi thông tin chặt chẽ và kịp thời giữa cơ quan chỉ đạo, điều hành trong nước với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng như hệ thống các cơ quan, tổ chức của ta làm công tác TTĐN ở nước ngoài.

+ Ban Chỉ đạo công tác TTĐN tổ chức sơ kết, tổng kết theo từng quý, từng năm và theo nhiệm kỳ Đại hội Đảng nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác TTĐN và định hướng, tổ chức các hoạt động TTĐN tiếp theo.

Nhóm giải pháp thứ ba: Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong chỉ đạo tuyên truyền các vấn đề nhạy cảm, phức tạp

- Chỉ đạo thống nhất nội dung TTĐN đối với các báo, đài, đặc biệt là đề xuất biện pháp chỉ đạo nội dung thông tin, cơ chế quản lý đối với hệ thống báo điện tử, các trang thông tin điện tử (Website, Weblog) đang phát triển rất nhanh và rộng hiện nay.

- Phát huy vai trò Bộ phận thường trực Ban chỉ đạo công tác TTĐN trong chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng, phối hợp với các Ban chỉ đạo các nhóm công tác khác có liên quan để xử lý nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhạy cảm, phức tạp.

- Tổ chức các đoàn khảo sát trong và ngoài nước để nắm bắt thực tiễn tình hình và có biện pháp phối hợp hiệu quả các hoạt động TTĐN.

Nhóm giải pháp thứ tư: Đổi mới nội dung, hình thức, phương thức TTĐN

- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức TTĐN cho phù hợp với tình hình mới. Tiếp tục bám sát các nhiệm vụ chính trị trong các Nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước để cụ thể hoá bằng các chủ đề TTĐN thiết thực, hiệu quả. Tăng cường thông tin, phổ biến, giới thiệu thành tựu công cuộc đổi mới, quảng bá hình ảnh về đất nước, con người, lịch sử và nền văn hoá Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới. Xác định rõ và làm tốt công tác “đối ngoại hóa”“đối tượng hóa” trong nội dung TTĐN.

- Tập trung xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam hoà bình, hữu nghị, đổi mới và hội nhập thành công. Giới thiệu những tấm gương học và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh; phản ảnh kịp thời quá trình thực hiện các cam kết WTO; giới thiệu các chính sách mới về kinh tế - xã hội, phản ánh sinh động công cuộc lao động xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

- Đặt trọng tâm vào thông tin phục vụ kinh tế đối ngoại, giới thiệu các bộ luật mới phù hợp với đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, giới thiệu chính sách, quảng bá đầu tư, thương mại, văn hoá, du lịch, các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài tới bạn bè quốc tế, đồng bào ta sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài, bà con Việt kiều về thăm quê hương và người nước ngoài đến Việt Nam; chú ý tới các địa bàn trọng điểm (Mỹ, EU, Úc, Nga, Mỹ - Latinh...).

Tăng cường thông tin, vận động chính trị để góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

- Đổi mới phương thức TTĐN, đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thông tin đòi hỏi phải có phương thức TTĐN phù hợp, chú trọng đến việc sử dụng hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ, phát huy khả năng thông tin của các doanh nghiệp, các địa phương, các doanh nhân, mở rộng hơn nữa thông tin giao dịch kinh tế đối ngoại trên mạng Internet.

- Mở rộng, đa dạng hoá các loại hình TTĐN, đặc biệt là hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí ở trong và ngoài nước. Đồng thời, cần tăng cường việc thể hiện thông tin bằng tiếng nước ngoài, nâng cao nội dung và tính hấp dẫn về hình thức của các ấn phẩm TTĐN. Phát huy các hình thức thông tin, tuyên tuyền, vận động đối ngoại khác như thông qua đoàn ra, đoàn vào, các hoạt động giao lưu văn hoá, trao đổi nghệ thuật...

- Từng bước đổi mới hình thức theo hướng xã hội hoá đối với một số nội dung phù hợp trong công tác TTĐN, tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân vào các hoạt động thông tin đối

Nhóm giải pháp thứ năm: Đẩy mạnh tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động TTĐN ở địa bàn trong và ngoài nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý tốt đoàn ra, đoàn vào của tất cả các cấp ngành, địa phương, doanh nghiệp, giao trách nhiệm cụ thể về TTĐN như là một yêu cầu bắt buộc khi xem xét các đoàn đi nước ngoài thực hiện công vụ.

- Đẩy mạnh TTĐN tại chỗ của các đơn vị, địa phương, phát huy vai trò và giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành tương ứng của các địa phương cùng tham gia. Phát huy thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện cho địa phương tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa, du lịch, thể thao quốc tế, đăng cai tổ chức một số hội nghị, hội thảo quốc tế có qui mô, mời

phóng viên trong và ngoài nước tới dự để đưa tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kêu gọi đầu tư của địa phương.

- Nghiên cứu, đánh giá toàn diện hiện trạng hiệu quả của công tác TTĐN thông qua tiến hành khảo sát, đánh giá dư luận của nước ngoài về Việt Nam. Xây dựng, triển khai các đề án TTĐN cho từng giai đoạn, dài hạn và ngắn hạn, cho từng lực lượng, địa bàn và đối tượng cụ thể với những nội dung, hình thức mới, có hiệu quả thực tiễn cao.

- Tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa đối ngoại. Cụ thể:

+ Đẩy mạnh các chương trình, chiến dịch TTĐN quan trọng nhân dịp các sự kiện lớn ở trong nước và quốc tế.

+ Tổ chức các hoạt động “Những ngày Việt Nam” hoặc “Tuần Việt Nam”, các chương trình giới thiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch Việt Nam… tại một số địa bàn trọng điểm, hoặc tại các địa bàn mà sự hiểu biết về Việt Nam còn hạn chế như Mỹ Latinh, châu Phi.

Các chương trình văn hoá đối ngoại do Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức thực hiện.

- Xây dựng nhóm “Những người bạn của Việt Nam” trong chính giới, nghị sĩ quốc hội, nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội và nhân đạo, nhà Việt Nam học nước ngoài để giúp đỡ, phối hợp với ta trong việc viết bài, thông tin về Việt Nam.

- Tổ chức các chương trình thông tin, vận động và giới thiệu về Việt Nam trong cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài. Hỗ trợ thông tin cho kiều bào, có các hình thức vận động và giúp đỡ thích hợp cho các tổ chức du học sinh Việt Nam, các kiều bào yêu nước, có uy tín, có năng lực tự tổ chức các hình thức thông tin, văn hóa phục vụ cộng đồng; vận động các cá nhân và tổ chức người Việt Nam hướng về quê hương đất nước, tham gia tiếp thị văn hóa, thông tin Việt Nam ra nước ngoài; rà soát, bổ sung các chính sách văn hóa, thông tin khác dành cho kiều bào cho phù hợp với thực tiễn; sớm triển khai và thực hiện đồng bộ, thống nhất kế hoạch, chương trình dạy tiếng Việt cho kiều bào ta ở nước ngoài.

- Nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, thù địch trong các vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền và tôn giáo. Triển khai đồng bộ, phối hợp với các hoạt động đối ngoại Đảng, Nhà nước, đối

ngoại nhân dân và kết hợp với các hoạt động của Ban chỉ đạo chống “diễn biến hoà bình”, chủ động đấu tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta; làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch.

Tăng cường sự chủ động, tích cực đấu tranh và vận động dư luận thông qua việc chủ động cung cấp thông tin, đấu tranh phản bác những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về đất nước. Chủ động trong công tác dự báo, tính toán thời điểm, nội dung, phương thức cung cấp thông tin phù hợp trong quá trình vận động và đấu tranh dư luận. Xây dựng nội dung lập luận sắc bén, thuyết phục trên các phương tiện thông tin đại chúng, diễn đàn, đối thoại để phản bác các thông tin sai trái vê công cuộc đổi mới đất nước ta.

Nhóm giải pháp thứ sáu: Đẩy mạnh các hoạt động TTĐN của các phương tiện truyền thông đại chúng

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 163)