56 Soft Power: Democracy Promotion and U.S NGOS, Alexandra Silver, 17/3/
1.4.2. Hoạt động TTĐN của Trung Quốc
a. Đường lối TTĐN của ĐCS Trung Quốc
Đại hội XVII của ĐCS Trung Quốc đã đề ra chủ trương chính sách của ĐCS Trung Quốc về các vấn đề thế giới cũng như công tác đối ngoại, có thể khái quát thành “một chủ trương”, “một đường lối” và “một chiến lược”.
“Một chủ trương” là thi hành chính sách ngoại giao hòa bình, độc lập tự chủ, thúc đẩy xây dựng thế giới hài hòa, hòa bình lâu dài, cùng phồn vinh. “Một đường lối” là trước sau không thay đổi đi con đường phát triển hòa bình, phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên cơ sở năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. “Một chiến lược” là trước sau không thay đổi thực
hiện chiến lược mở cửa cùng có lợi, cùng thắng lợi, cùng các nước trên thế giới cùng chia sẻ cơ hội phát triển, cùng ứng phó các loại thách thức.
Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai giao lưu hợp tác với các chính đảng và các tổ chức chính trị các nước, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân các nước. “Thế giới hài hòa” là tiêu chí thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình Quan niệm “thế giới hài hòa” được coi là mang tính cương lĩnh trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, là “chế định tham gia và bảo vệ trật tự thế giới”, chỉ đạo toàn diện công tác ngoại giao của Trung Quốc trong tương lai.
Những nguyên tắc “dẫn đường” của Đại hội XVII làm cơ sở cho những người cộng sản Trung Quốc đoàn kết, muôn người như một, tiến lên phía trước với tinh thần tiên phong và tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách mở cửa; thể hiện bước đột phá sáng tạo mới về tư duy lý luận trong việc xây dựng xã hội toàn diện khá giả, nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc; làm sâu sắc hơn phương thức đi tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
b. Các phương tiện thông tin phục vụ công tác TTĐN
Với phương châm 16 chữ “Phát triển - Tích cực - Tăng cường quản lý - Tận dụng cái tốt - Tránh khỏi cái xấu”, Trung Quốc đã sử dụng nhiều loại hình phương tiện thông tin trong công tác TTĐN một cách hiệu quả với mục tiêu làm cho nhân dân Trung Quốc ngày càng hiểu thêm các nước trên thế giới và thế giới cũng ngày càng hiểu thêm và thấy rõ đất nước, con người cùng sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt cuộc sống ở Trung Quốc.
Hiện nay Trung Quốc thống kê được có 2.000 tờ báo, hơn 8.000 tạp chí định kỳ, 286 cơ sở vô tuyến truyền thanh và 320 cơ sở truyền hình. Cuối năm 2003, trên cả nước có 774 cơ sở phát sóng trung, sóng ngắn, hoặc tiếp phát, với 105,08 triệu truyền hình cáp. Phát thanh và truyền hình đã phủ sóng 94,9% đất nước. Một hệ thống truyền thanh và truyền hình với nhiều phương tiện phát như vệ tinh, cáp, hertzien, bao trùm toàn quốc.
+ Thông tấn báo chí
Cơ sở báo chí Xinhua, cơ quan thông tấn Nhà nước, trụ sở tại Bắc Kinh là một trong những tổ chức báo chí quốc tế chính, với hàng trăm chi nhánh tại Châu Á- Thái Bình Dương, Trung đông, Mỹ La tinh và châu Phi. Trong năm 2003, tổ chức báo Xinhua và tổ chức báo chí Pháp đã liên kết. Tổ chức báo
chí Xinhua đã mua hệ thống báo chí Pháp tại Hông Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapor và 8 nước vùng Châu Á để mở rộng vùng phủ sóng thế giới của Xinhua. Tổ chức thông tin Trung Quốc cũng đặt trụ sở tại Bắc Kinh, truyền tin cho những người Trung Quốc ở nước ngoài và những người Trung Quốc ở Hông Kông, Ma Cao và Đài Loan.
Từ năm 1950 đến năm 2000 báo chí đã tăng gấp đôi. Năm 2003, Trung Quốc đã có 400 tờ báo ra hàng ngày với số lượng 80 triệu bản. Trung Quốc đã trở thành nước có số lượng báo nhiều nhất thế giới. Để thoả mãn những độc giả khác nhau, báo được ra với nhiều kiểu. Việc tổ chức lại báo chí những năm vừa qua, giúp cho báo phát triển một cách mạnh mẽ. Hiện nay, trong cả nước có 39 tổ chức báo chí, trong đó, đáng kể là tổ chức báo ngày Beijing, báo ngày Wenhui, báo buổi chiều Xinmin và báo ngày Guangzhou. Năm 2003, sự hợp tác thông tin vùng, miền trở thành điểm nóng mới. Tổ chức báo ngày Guangming (ánh sáng) và tổ chức báo ngày Phương Nam hùn vốn tổ chức báo Xining (Thủ đô mới). Đây là tờ báo liên vùng đầu tiên, được Nhà nước cho phép.
+ Đài phát thanh, truyền hình
Vô tuyến truyền thanh nhân dân toàn quốc, bao gồm 8 chương trình, phát 156 giờ, hoàn toàn qua vệ tinh. Các tỉnh thành, các miền tự trị, nhận thẳng từ Trung ương và có những đài riêng. Truyền thanh Trung Quốc là đài quốc gia duy nhất ở Trung Quốc phát mỗi ngày 290 giờ bằng 38 tiếng nước ngoài, tiếng Trung Quốc và bốn thổ ngữ cho các thính giả trên toàn thế giới. Chương trình phát gồm tin mới, sự kiện mới, bình luận, văn hoá giải trí cũng như nhiều chủ đề, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật. Trung Quốc hiện đứng thứ ba trên thế giới về số lượng giờ phát và số lượng tiếng nước ngoài.
Truyền hình Trung Quốc được tổ chức thành một hệ thống với một cấu trúc toàn diện và một kỹ thuật tương đối cao. Truyền hình quốc gia (CCTV) là trung tâm truyền hình lớn nhất, có quan hệ nghề nghiệp với 250 cơ quan truyền hình của 130 nước và lãnh thổ trên thế giới. Để theo sát xu thế truyền hình thế giới truyền hình quốc gia Trung Quốc đã chuyên môn hoá các kênh. Năm 2003 đã hình thành hai kênh chuyên nghiệp: Kênh quảng cáo thời sự và kênh thiếu nhi. Hiện tổng cộng có 3.000 đài truyền hình tại các tỉnh, các vùng tự trị, các miền, nhận thẳng từ đài Trung ương và qua vệ tinh, tạo thành một mạng hệ thống truyền hình lớn nhất thế giới, thường tổ chức những cuộc trình diễn truyền hình trên thế giới, đáng kể là Festival truyền hình Shanghai, Tuần
lễ quốc tế truyền hình Bắc Kinh. Hội chợ Trung Quốc về truyền thanh truyền hình và Festival truyền hình Sichuan. Trong những ngày đó, cuộc thi các chương trình truyền hình có giải thưởng, các cuộc hội thảo về truyền hình được tổ chức. Những cuộc thương lượng về xuất nhập khẩu các chương trình truyền hình cũng được trao đổi trong các dịp này. Shanghai là trung tâm trao đổi các chương trình truyền hình lớn nhất Châu Á.
Với một mạng truyền hình cáp phát triển khá sớm, đến đầu năm 2003 đã có khoảng 100 triệu thuê bao, truyền hình cáp Trung Quốc là mạng lớn nhất thế giới. Vào giữa năm 1990, Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV - China Central Television) trở thành nhà cung cấp chương trình cáp quốc gia đầu tiên cung cấp ba kênh thể thao, phim và giải trí. Cuối năm 1997, các hệ thống truyền hình cáp ở Trung Quốc tăng lên đến 1.285 hệ thống trên toàn quốc và số thuê bao là 55,91 triệu. Đến cuối năm 1998, Trung Quốc đã có trên 1.200 hệ thống cáp với số thuê bao cáp vượt 80 triệu, hơn cả những dự đoán trước đó của những người làm truyền hình. Ở các vùng đô thị như Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải, truyền hình cáp đã đạt được mức sử dụng của hơn một nửa số hộ gia đình, còn số lượng kênh truyền hình có thể thu được qua cáp tăng từ dưới mười hồi đầu thập kỷ 1990 đã tăng lên hơn 30 vào cuối thập kỷ này.
+ Phát triển Internet
Từ năm 2000, Trung Quốc tập trung xây dựng và quản lý internet theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương: Dùng pháp luật - đưa hoạt động vào nề nếp - tăng cường công nghệ. Các cơ quan có trách nhiệm chính trong việc quản lý mạng internet là Bộ Thông tin; Bộ Công an; Văn phòng báo chí Quốc Vụ viện. Các trang website - Báo điện tử ngày càng phát triển, hệ thống từ Trung ương xuống địa phương có 130 Báo điện tử và 44 Website phát thông tin thương mại, các thông tin thương mại trước khi đưa lên mạng đều phải thông qua Văn phòng TTĐN Trung ương Đảng. Các trang thông tin chính thức của Nhà nước là các trang Website “www.news.cn” của Tân Hoa xã (Thông tấn xã Trung Quốc); Website “www.people.com.cn” của báo Nhân dân; trang website China của Văn phòng TTĐN ĐCS Trung Quốc; Website Thanh niên Trung Quốc; Website Đài phát thanh Trung Quốc. Các trang Website báo Đảng của các tỉnh, thành phố được xây dựng và hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban tuyên truyền thuộc Đảng uỷ các địa phương.
Trang Website Tân Hoa “www.news.cn” đứng thứ 50 trên 12 triệu trang website toàn cầu, đứng thứ 4 trong số 100 trang website tin tức (sau
website CNN; website Thời báo NewYork; website BBC). Website Tân Hoa là cửa sổ tìm hiểu về Trung Quốc, có 6 thứ tiếng là Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Ả Rập, mỗi ngày có 4.000 người truy cập. Cơ quan báo điện tử Tân Hoa có trên 300 cán bộ nhân viên và trên 3.000 phóng viên trên khắp thế giới, vì thế đáp ứng yêu cầu thông tin toàn cầu nhanh, chính xác, ví dụ thông tin về chiến tranh Irắc là tin nhanh nhất thế giới.
Tuyên truyền đối ngoại là một trong những nhiệm vụ quan trọng của website Tân Hoa nhằm làm cho thế giới hiểu hơn về Trung Quốc và phát triển mở rộng hợp tác quốc tế. Để chống lại những thông tin phản động của các thế lực thù địch, Tân Hoa có quan điểm là luôn làm tốt công việc của mình, kiên định lập trường chống lại thù địch bằng cách làm cho mình mạnh hơn kẻ địch.
Website Nhân dân (www.people.com.cn) ra đời ngày 01/01/1997. Mỗi ngày lên mạng 5000 tin, lấy từ 3 nguồn chính là Báo Nhân dân, 40 phân xã của Báo nhân dân trong và ngoài nước và các báo chí khác. Website Nhân dân có 6 thứ tiếng là Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật, Tây Ban Nha, Ả Rập. Từ ngày 01/7/2006 website Nhân dân mở chuyên mục riêng giới thiệu ĐCS Trung Quốc bằng 2 thức tiếng Trung Quốc và Anh, tiến tới sẽ có 6 thứ tiếng nước ngoài và 6 thứ tiếng dân tộc trong nước (Mông, Tây Tạng, Liêu, Triều Tiên, Kajjac, Cápcadơ). Chuyên mục có ý nghĩa mở rộng tuyên truyền về ĐCS Trung quốc ra nước ngoài, giao lưu trên mạng với các ĐCS và các nước Xã nội chủ nghĩa. Website Nhân dân có mục “Diễn đàn cường quốc” bình luận về các sự kiện quốc tế, có tác dụng phân tích, làm rõ bản chất từng sự kiện quốc tế, thể hiện quan điểm của Đảng và hướng dẫn dư luận biểu thị thái độ đối với các sự kiện có ý nghĩa lớn trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc với các nước.
Các mạng internet của Đảng tại các địa phương như ở tỉnh Tứ Xuyên (website ra đời tháng 01/1999), Giang Tô (website hình thành từ tháng 9/2001), Quảng Đông... đều hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban tuyên truyền tỉnh uỷ. Các trang website này đều có 6 thứ tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc và có các chuyên mục tuyên truyền đối ngoại thống nhất với quan điểm chỉ đạo từ Trung ương. Nhiều chuyên mục có giao lưu trực tuyến giữa lãnh đạo tỉnh với người dân, là cầu nối giữa dân với Đảng, Chính quyền được nhiều người dân truy cập, có những nông dân có máy tính xách tay, khi đi công tác xa cũng truy cập tin tức và giao lưu trực tiếp với lãnh đạo địa phương cũng như luôn theo dõi kịp thời các thông tin, sự kiện quốc tế.
Bên cạnh việc phát triển tác dụng hữu ích của các mạng thông tin in ternet, Trung Quốc luôn chú trọng đến việc ngăn chặn tác hại của internet với những thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến lợi ich quốc gia. Cơ quan quản lý báo điện tử là Văn phòng báo chí Quốc Vụ viện phối hợp với Bộ Thông tin Trung Quốc đã quy định cấm đưa lên mạng thông tin chống lại chủ nghĩa Mác - Lê Nin; tư tưởng Mao Trạch Đông. Những thông tin có hại cho Nhà nước, dân tộc, xã hội - nhất là gây tác hại đến thanh thiếu niên.
Sự phát triển nhanh chóng của internet đem đến thuận lợi cho việc kết nối thông tin giữa các vùng rộng lớn của Trung Quốc, giữa Trung Quốc với toàn thế giới và có tác động mạnh mẽ trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sự phát triển internet cũng gây nhiều bất lợi, nhất là một số thế lực thù địch lợi dụng số lượng lớn người Trung Quốc truy cập vào internet mà tung lên mạng nhiều trang Website phản động, truyên truyền xuyên tạc đất nước Trung Quốc và lôi cuốn lớp trẻ vào những trang Web đồi trụy, mê tín dị đoan. Để ngăn chặn khía cạnh độc hại của việc sử dụng internet, Chính phủ Trung Quốc thành lập Trung tâm kiểm soát thông tin bất hợp pháp và độc hại đã yêu cầu các công ty liên quan đến internet hợp tác với Chính phủ trong việc kiểm duyệt những bài vở trên inter net có nội dung bị coi là phản động hoặc đồi trụy. Trong năm 2004, Trung tâm kiểm soát thông tin bất hợp pháp và độc hại Trung tâm kiểm soát thông tin bất hợp pháp và độc hại của Trung quốc đã đóng cửa 1.287 trang website , có nội dung truyền bá trái phép tín ngưỡng tôn giáo, mê tín dị đoan và khiêu dâm. Cảnh sát Trung Quốc thưởng tiền từ 500 đến 2.000 Nhân dân tệ cho mỗi người có công phát hiện và thông báo các trang Website ngoài luồng.
Cùng với sự phát triển internet là các dịch vụ thông tin trên mạng ngày càng phát triển ở Trung Quốc, để quản lý các dịch vụ này, ngày 25/9/2005, Văn phòng báo chí Quốc Vụ viện và Bộ Thông tin Trung Quốc đã ban hành văn bản quy định về quản lý dịch vụ thông tin báo chí trên mạng. Trong đó, có các quy định chung, quy định về lập đơn vị dịch vụ thông tin báo chí trên mạng, quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong quá trình hoạt động của các đơn vị dịch vụ thông tin báo chí trên mạng. Tại điều 19 của văn bản này quy định: Ngăn cấm những thông tin đưa lên mạng có nội dung dưới đây:
1) Vi phạm những nguyên tắc cơ bản được Hiến pháp xác định.
2) Làm nguy hại đến an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật quốc gia, lật đổ chính quyền, phá hoại sự thống nhất quốc gia.
4) Kích động thù hận dân tộc, kỳ thị và phá hoại đoàn kết dân tộc. 5) Phá hoại chính sách tôn giáo của Nhà nước, truyền bá tà giáo và mê tín phong kiến.
6) Phao tin đồn nhảm, làm rối loạn trật tự và phá hoại ổn định xã hội. 7) Tuyên truyền dâm ô, tình dục, cờ bạc, bạo lực, khủng bố hoặc xúi giục phạm tội.
8) Sỉ nhục hoặc phỉ báng, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người khác.
9) Kích động tụ tập, lập hội hoặc biểu tình, thị uy, tập hợp quần chúng một cách bất hợp pháp làm loạn trật tự xã hội.
10) Hoạt động với danh nghĩa dân gian bất hợp pháp.
11) Có những nội dung khác bị pháp luật và pháp quy hành chính nghiêm cấm.
Văn bản quy định tại điều 27 về trách nhiệm đối với việc vi phạm các quy định trên, cụ thể là huỷ bỏ các thông tin vi phạm và chịu mức phạt cảnh cáo hoặc phạt từ 10.000 đến 30.000 nhân dân tệ.
Việc quản lý, tổ chức, sử dụng internet trong công tác TTĐN ở Trung Quốc tuân theo nguyên tắc “tận dụng cái tốt, tránh khỏi cái xấu” đã thu được hiệu quả to lớn trong việc nâng cao vị thế Trung Quốc, phát triển, mở rộng hợp tác quốc tế giữa Trung Quốc với các nước trên thế giới.
+ Xuất bản ngoại văn
Nhóm xuất bản ngoại văn đóng vai trò đáng kể trong việc trao đổi với nước ngoài, đã xuất bản 4 tạp chí (Thông tin Beijing, Trung Quốc ngày nay, Trung Quốc và Nhân dân Trung Quốc) bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Anh,