Hoạt động TTĐN của một số cơ quan trung ương

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 143 - 147)

58 Bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai trên Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 11 của Ban bí thư khóa VII, ngày

3.2.2. Hoạt động TTĐN của một số cơ quan trung ương

Xuất phát từ quan điểm coi TTĐN là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước và nhân dân ta, lực lượng và địa bàn tác động TTĐN của Việt Nam không ngừng được mở rộng với nhiều tuyến, nhiều phương tiện cả ở Trung ương, địa phương. Ở Trung ương với các cơ quan chủ lực là Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, Tổng cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên Hiệp các Tổ chức hữu nghị của Việt Nam. Cùng với các cơ quan trên là các phương tiện thông tin đại chúng lớn như TTXVN, Đài THVN, Đài TNVN, gần bốn mươi báo chuyên đối ngoại bằng tiếng Anh, Nga, Hoa, Pháp, NXB Thế giới, các cơ quan chuyên trách về phát hành sách báo đối ngoại... Trong đó tiêu biểu là hoạt động của các cơ quan như:

Bộ Ngoại giao – là lực lượng nòng cốt của công tác TTĐN. Thời gian qua Bộ Ngoại giao đã tiến hành công tác TTĐN một cách tích cực và chủ động, với nội dung và hình thức đa dạng. Trước hết là công tác phát ngôn và đấu tranh dư luận được đặc biệt coi trọng, tiến hành chủ động, thường xuyên và có hiệu quả. Qua kênh phát ngôn của Bộ Ngoại giao, chúng ta đã cung cấp quan điểm chính thức của Việt Nam về nhiều vấn đề khu vực, quốc tế mà dư luận trong và ngoài nước quan tâm. Kịp thời phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, nhất là trên các lĩnh vực tôn giáo, dân chủ, nhân quyền. Đồng thời chủ động dự báo những vấn đề nhạy cảm, phức tạp nhằm đề ra những biện pháp xử lý kịp thời.

Bộ ngoại giao cũng tổ chức các cuộc họp báo thường kỳ của Người phát ngôn Bộ ngoại giao để trả lời các câu hỏi của phóng viên trong và ngoài nước. Đồng thời phối hợp tổ chức các buổi họp báo quốc tế với các cơ quan chính phủ, ban ngành, địa phương về những vấn đề chính trị, xã hội và quảng bá địa phương.

Công tác TTĐN của Bộ Ngoại giao được triển khai trên nhiều lĩnh vực và dưới nhiều hình thức phong phú đa dạng, theo các kênh song phương và

đa phương, kết hợp chính trị với kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch đem lại hiệu quả thông tin cao. Các hoạt động này còn được tăng cường nhân các sự kiện và hoạt động đối ngoại lớn như các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các hội nghị quốc tế lớn, đồng thời chủ động tổ chức các sự kiện có tác động truyền thông, tiến hành các chiến dịch vận động truyền thông.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao còn phối hợp với các cơ quan khác thực hiện tốt công tác quản lý các phóng viên và văn phòng báo chí nước ngoài ở Việt Nam. Nhận thức sâu sắc vai trò của phóng viên nước ngoài là một kênh thông tin vô cùng quan trọng giúp đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới, Bộ Ngoại giao đã kết hợp tốt giữa quản lý và tranh thủ tối đa phóng viên nước ngoài, tạo điền kiện cho phóng viên làm việc, đáp ứng những yêu cầu chính đáng của phóng viên, hạn chế tối đa việc phóng viên khai thác những thông tin từ nguồn không chính thức, đưa tin một chiều bất lợi cho Việt Nam.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Tăng cường tổ chức các hoạt động liên hoan nghệ thuật, văn hóa, thể thao và du lịch quốc tế tại Việt Nam như SEA GAMES 22, ASEAN PARAGAMES 2, các lễ hội, các liên hoan truyền thống, dân gian. Điểm nổi bật trong những năm qua là sự tham gia tích cực và chủ động của các địa phương vào quá trình giao lưu hợp tác văn hoá quốc tế.

Nhiều hoạt động có quy mô lớn đã được tổ chức thành công ở các địa phương, như Liên hoan Huế 2000 - 2002 - 2004, Liên hoan nhạc Jazz Châu Á, các hoạt động đối ngoại do Hà Nội tổ chức trong lễ hội kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, Liên hoan đàn tranh Quốc tế của thành phố Hồ Chí Minh, Liên hoan biển Nha Trang, hành trình Di sản Quảng Nam, các lễ hội Sa Pa, Đà Lạt, Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Lễ kỷ niệm ngày thống nhất đất nước, Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lễ hội Đền Hùng. Những ngày phim quốc tế đã thành thông lệ được tổ chức hàng năm tại Việt Nam với sự tham gia của hàng chục nước.

-Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cũng tích cực tham gia công tác TTĐN. Công tác đối ngoại quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn bám sát tình hình cụ thể từng vùng, vận dụng khéo léo, sáng tạo đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung của nền ngoại giao Việt Nam. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã thực hiện nhiều chuyến thăm hữu nghị các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện đối ngoại chính quyền địa phương hai bên biên giới, đối ngoại nhân dân, đối ngoại quân sự, tổ chức thành công nhiều hoạt động đối ngoại quân sự thông qua các hội nghị, hhội chợ triển lãm quân sự. Phổ

biến các ấn phẩm báo chí đối ngoại cho nhân dân, khách du lịch nước ngoài qua các cửa khẩu biên giới với số lượng gần 100.000 cuốn trong 8 năm (1999-2007). Thông tin, tuyên truyền về truyền thống, văn hóa và sự phát triển của đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt là trên các địa bàn biên giới, góp phần tích cực vào việc thực hiện phân giới cắm mốc trên các tuyến biên giới.

-Tổng cục Du lịch – phối hợp cùng với các cơ quan khác cũng đã đẩy mạnh công tác TTĐN trong các hoạt động kinh tế của mình. Trong “Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2001 – 2010”, với mục tiêu tạo bước phát triển mạnh mẽ và bền vững nhằm đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới, Tổng cục Du lịch đã xác định tuyên truyền, quảng bá là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng. Tận dụng đối tượng kinh doanh là người nước ngoài, ngành du lịch luôn chú ý cung cấp cho du khách quốc tế những thông tin cần thiết về thành tựu của công cuộc đổi mới, về đất nước, con người, văn hóa, lịch sử Việt Nam, đưa họ trở thành những người đóng vai trò đắc lực trong việc tuyên truyền cho bạn bè, người thân... ở đất nước của mình về những điều “tai nghe, mắt thấy” ở Việt Nam.

Nhờ có những hoạt động TTĐN tích cực đó, năm 2006 doanh thu du lịch đã đạt mức 36.000 tỉ đồng, tăng 6.000 tỷ đồng so với năm trước. Số khách quốc tế đến Việt Nam sẽ đạt khoảng 3,6 triệu lượt, tăng khoảng 200.000 lượt khách so với năm 2005. Khách du lịch nội địa cũng đạt 17,5 triệu lượt người. Trong giai đoạn 2006-2010, du lịch Việt Nam phấn đấu đạt tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch quốc tế tăng từ 10-20%/năm; đạt 5,5-6 triệu lượt vào năm 2010; khách du lịch nội địa tăng từ 15-20%/năm, đạt 25 triệu khách vào 2010. Thu nhập du lịch năm 2010 đạt khoảng 4-5 tỷ USD, gấp đôi năm 2005, đồng thời huy động 5,5 tỷ USD vốn đầu tư.

Theo công ty du lịch quốc tế Travelmole, Việt Nam là một trong 10 điểm đến mà khách du lịch tìm tới nhiều nhất năm 2007. Đó là: Cape Verde, Bulgaria, Brazil, Việt Nam, Croatia, Nam Phi, Anh, Trung Quốc, Mỹ và Morocco. Các thị trường khách trọng điểm vẫn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia với mức tăng trưởng đạt từ 16 -18%.

Du lịch Việt Nam theo sự đánh giá của Jonathan Pincus - chuyên gia kinh tế cấp cao thuộc chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Hà Nội - “Là một ngành công nghiệp lớn đối với Việt Nam. Đây là ngành thu lợi lớn từ việc giao lưu với bên ngoài. Ngành sử dụng số lượng nhân công

đông đảo và đòi hỏi tính chuyên sâu về lao động cao. Đây cũng là ngành rất có khả năng chống chọi để tồn tại”59.

- Đối ngoại nhân dân của các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và của Hội liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam: Trong thời gian qua đã đem đến những kết quả tích cực trong việc đấu tranh, bảo vệ, xây dựng, quảng bá và củng cố hình ảnh Việt Nam, tăng cường sự ủng hộ và thái độ hữu nghị, hợp tác cuả nhân dân thế giới đối với Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của đất nước. Các tổ chức này đã đẩy mạnh, đổi mới, đa dạng hoá hình thức và nội dung, nâng cao hiệu quả các hoạt động TTĐN thông qua việc đón tiếp các đoàn vào Việt Nam và cử các đoàn ra nước ngoài công tác.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2003- 2006 đã đón gần 300 đoàn vào với hơn 3.000 lượt người, và gần 700 đoàn ra nước ngoài với hơn 5.000 lượt người.

Các tổ chức hữu nghị tăng cường giao lưu hữu nghị tại chỗ với sự tham dự của lãnh đạo và đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, tổ chức nhiều hội chợ, hội nghị, hội thảo. Các hoạt động đa phương và song phương nổi bật cũng diễn ra giữa Việt Nam với các quốc gia và tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế với mục tiêu “bình đẳng, phát triển và hoà bình”. Thông qua các cuộc hội nghị, nhiều tổ chức hội đã chủ động khai thác được một số dự án quốc tế góp phần tích cực vào hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng, tăng thu nhập, sức khoẻ sinh sản, truyền thông, phát triển cộng đồng. Đồng thời giới thiệu đất nước, con người, văn hoá, thể thao, du lịch, kinh tế ủa Việt Nam bằng những hình ảnh thân thiện đến cộng đồng quốc tế. Phê phán kịp thời các luận điệu xuyên tạc về tình hình Việt Nam nhất là về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, ngăn chặn các lối sống, văn hoá phản động, đồi truỵ, kích động bạo lực.

Các hoạt động đấu tranh vận động dư luận quốc tế ủng hộ và tài trợ cho Việt Nam đạt kết quả tốt như: Lấy chữ ký ủng hộ nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam, đòi Mỹ phải chịu trách nhiệm với hành động của mình; Đòi xét xử công bằng vụ sát hại sinh viên Vũ Anh Tuấn ở Liên bang Nga; Phản đối chiến tranh ở Irăc gây đau thương, tổn thất cho nhân dân, phụ nữ và trẻ em; Gửi điện bày tỏ tình đoàn kết quốc tế với nhân dân Palestin về chủ quyền độc lập dân tộc; Vận động quyên góp, chia sẻ khó khăn với nhân dân Indonesia, Thái lan, Cu Ba trước các thiên tai sóng thần, bão lụt…

Không chỉ có các cấp, ngành, cơ quan Nhà nước, hiện nay, một số doanh nghiệp cũng tham gia thực hiện TTĐN, thậm chí đưa TTĐN trở thành

một trong những nội dung của chiến lược maketing. Có công ty qua nghiên cứu đã nhận thấy, để người tiêu dùng ở các thị trường nước ngoài biết đến sản phẩm của mình, trước hết phải giới thiệu về đất nước, địa phương nơi mà mình đặt trụ sở kinh doanh. Rõ ràng là, thương hiệu của doanh nghiệp phát triển luôn đi đôi với vị thế của quốc gia được nâng cao trong con mắt của bạn bè quốc tế. Do đó, khối doanh nghiệp đang dần trở thành một lực lượng làm công tác TTĐN đầy tiềm năng, mạnh cả về nguồn vốn đầu tư cũng như cách thức thực hiện.

Phương thức TTĐN được đa dạng hóa. Sự phát triển của khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị có thể thực hiện công tác TTĐN theo nhiều phương thức khác nhau. Cho tới nay, nhiều Bộ, ngành, các tổ chức đã xây dựng trang thông tin trên Internet, đưa thông tin của đơn vị mình đến đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước. Đã có nhiều bộ sách, đĩa CD, VCD, DVD được xuất bản ra các thứ tiếng, giới thiệu về đường lối, chính sách, kinh tế - xã hội, văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.

TTĐN trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư cũng được chú trọng. Nhiều đơn vị, tổ chức đã chủ động tiếp xúc, quan hệ với các đại diện ngoại giao nước ngoài, các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế tại Việt Nam cũng như thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương của nước ngoài, đồng thời tham gia các hội chợ, hội nghị quốc tế về kinh tế, thương mại, qua đó tranh thủ giới thiệu các nội dung TTĐN.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 143 - 147)