Phương thức hoạt động TTĐN cho nhân dân và chính phủ các nước

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 86)

56 Soft Power: Democracy Promotion and U.S NGOS, Alexandra Silver, 17/3/

2.1.3.Phương thức hoạt động TTĐN cho nhân dân và chính phủ các nước

dân tộc và thế mạnh du lịch của Việt Nam trong khu vực, trên trường quốc tế.... đồng thời làm cho nhân dân thế giới thấy được một dân tộc giàu bản sắc riêng nhưng lại luôn tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới.

Từ sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, lợi dụng những khó khăn của phong trào cộng sản, chủ nghĩa quốc tế các thế lực phản động ra sức tập hợp lực lượng thực hiện “diễn biến hoà bình” để chống phá các nước XHCN trong đó có nước ta. Trước tình hình đó, hoạt động TTĐN không thể không đấu tranh kiên quyết bằng những luận cứ xác đáng và khoa học để bảo vệ sự lựa chọn định hướng phát triển của chúng ta. Ngăn chặn, đẩy lùi và đập tan những luận điệu xuyên tạc thù địch và các ảnh hưởng xấu về tư tưởng, văn hóa từ bên ngoài trở thành một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, cấp bách, đồng thời đó là nhiệm vụ có tầm chiến lược cơ bản lâu dài của hoạt động TTĐN nói riêng và của công tác tư tưởng nói chung hiện nay ở nước ta. Hiện nay công tác TTĐN đang góp phần tích cực trong cuộc đấu tranh chống các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đẩy lùi mưu toan dùng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” để can thiệp gây mất ổn định ở nước ta. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với lập trường kiên định, đường lối đúng đắn của nhà nước ta.

2.1.3. Phương thức hoạt động TTĐN cho nhân dân và chính phủ cácnước nước

Có thể xem xét tổng thể hoạt động TTĐN cho chính phủ và nhân dân các nước qua các phương thức sau đây:

a. Qua con đường ngoại giao hay từ các cơ quan phát ngôn chính thức của Đảng và nhà nước

Đây là một kênh tương đối lớn, thông qua hoạt động ngoại giao, trao đổi, giao lưu ở các cấp độ khác nhau ( Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ,

các: Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể). Thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, hiện nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 174 nước, và có quan hệ buôn bán với 224/ 255 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ và gần 500 tổ chức NGO. Hiện nay ĐCS Việt Nam có quan hệ với gần 200 đảng phái trong đó có 101 ĐCS và đẩy mạnh quan hệ với các đảng cầm quyền. ở phòng thông tin các sứ quán và cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài đều có sách báo, băng hình bằng ngoại văn để cung cấp cho các độc giả nước ngoài. Ngoài ra sứ quán có các tùy viên văn hóa, tùy viên báo chí phụ trách công tác TTĐN. Mặt khác số lượng đoàn đi công tác nước ngoài ngày càng tăng, thông tin từ các đoàn đi chính thức, lẽ dĩ nhiên cũng được coi là TTĐN chính thức.

b. Kênh phương tiện thông tin đại chúng

Hiện nay ở nước ta có 4 loại hình báo chí đang hoạt động. Đó là báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử trên Internet. Đến nay, cả nước ta có 712 cơ quan báo chí, trong đó riêng báo in là 634 cơ quan với 813 ấn phẩm báo chí. Số lượng bản báo in bình quân gần 600 triệu bản/năm. Toàn quốc có 1 Hãng thông tấn quốc gia, 1 Đài truyền hình quốc gia, 1 Đài phát thanh quốc gia, 1 Đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 4 đài truyền hình khu vực, có Đài phát thanh truyền hình ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Mạng lưới truyền thanh cơ sở có 606 đài cấp huyện trong đó có 288 đài đã phát sóng FM. Loại hình báo điện tử: có 10 báo điện tử, 130 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng nghìn trang website có nội dung cung cấp thông tin.

Bên cạnh đó, hệ thống xuất bản cũng phát triển mạnh mẽ. Đến nay cả nước có 55 NXB. Số lượng sách xuất bản liên tục tăng: năm 2003 đã xuất bản được 18.641 cuốn sách với 243,83 triệu bản, tăng 8,2 lần về tên sách và 4,1 lần về số bản sách so với năm 1986; mức hưởng thụ bình quân đầu người năm 1986 mới đạt 0,8 bản sách/ người/ năm đã đạt tới 3,1 bản sách/ người/ năm, và năm 2006 đạt 3,4 bản sách/ người/ năm. Năm 2002 cả nước có 567 cơ sở in thì đến năm 2007 con số đó đã tăng lên gấp đôi. Sản lượng sản phẩm in tăng bình quân hơn 10% năm58.

Nhờ có hệ thống báo chí, xuất bản phong phú, đa dạng nên đã có điều kiện để chuyển tải các thông tin quan trọng của Đảng và Nhà nước cũng như thông tin về tình hình trong nước đưa ra nước ngoài ngày càng kịp thời, toàn

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 86)