Hoạt động TTĐN của một số địa phương

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 147 - 150)

58 Bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai trên Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 11 của Ban bí thư khóa VII, ngày

3.2.3. Hoạt động TTĐN của một số địa phương

Các cơ quan TTĐN địa phương đã đảm nhiệm công tác cầu nối giữa ủy ban và các cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố; giữa tỉnh với các phòng thông tin văn hóa của các cơ quan trung ương nhằm cung cấp những thông tin trung thực về tình hình chính trị kinh tế của tỉnh, thành phố cũng như các sự việc liên quan đến vần đề nhạy cảm như tôn giáo, nhân quyền, dân chủ. Thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin tới bạn bè quốc tế, đến người Việt Nam ở nước ngoài cũng như người nước ngoài đang cư trú, làm việc trên địa bàn của mình.

Công tác TTĐN được thực hiện đầy đủ, kịp thời, qua các kênh hoạt động khác nhau. Công tác quản lý đoàn ra đoàn vào được nâng cao hiệu quả. Trong thời gian 10 năm từ 1997 đến 2007, lãnh đạo thành phố Hải phòng và các ban ngành địa phương đã tiếp và làm việc với 518 đoàn. Tỉnh Quảng

Ngãi trung bình hàng năm cũng tiếp hàng chục đoàn khách quốc tế lớn. Tỉnh Cao Bằng hàng năm cũng đón khoảng 40 đoàn khách nước ngoài.

Qua việc tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, thành phố gặp gỡ tiếp xúc với đại diện các tổ chức, các cơ quan đại diện nước ngoài tại địa phương, nhiều các văn bản hợp tác quốc tế được kí kết. Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu tổ chức kí kết các văn bản trao đổi hợp tác hữu nghị với một số tỉnh thành phố của Nga, Hàn Quốc; duy trì quan hệ hợp tác quốc tế với các địa phương bạn như Parramatta (Úc), Geyyang, Incheon, Ansan (Hàn Quốc), Liên đoàn doanh nghiệp Singapore, Chính phủ Bắc Úc, Strathecona (Canada). Tỉnh Kiên Giang kí 12 văn bản quan hệ hợp tác với Campuchia, 6 văn bản với Thái Lan và một số biên bản thỏa thuận khác với Trung Quốc, Hàn Quốc về những vấn đề có mối quan tâm chung, có lợi cho cả hai phía. Hải phòng kí kết các hiệp định hợp tác hữu nghị với Seattle (Hoa Kỳ), Incheon (Hàn Quốc), Thiên Tân (Trung Quốc), Takarazuka (Nhật Bản).

Thông qua hoạt động TTĐN các địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào địa bàn của mình. Lượng vốn đầu tư nước ngoài vào các địa phương ngày càng tăng với hàng trăm các dự án đầu tư FDI, dự án ODA đạt hàng tỉ USD. Nhiều địa phương làm tốt như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Đắc Lắc.

Nhờ công tác TTĐN tốt, các tỉnh đều nhận được sự đầu tư hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có Công ty Farralon Capital Pty Ltd của Úc khảo sát đầu tư về bãi du thuyền, các nhà đầu tư của Singapore, Công ty Vopak Asia, Hàn Quốc. Tại tỉnh Cao Bằng nhiều cá nhân, tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đến khảo sát, tìm hiểu và bắt đầu từ năm 1995 tổ chức nước ngoài Helvetas (Thuỵ Sỹ) đã chính thức đến tài trợ, đầu tư. Đến nay đã có nhiều tổ chức phi chính phủ tiến hành hoạt động tài trợ cho tỉnh Cao Bằng, giá trị viện trợ hàng năm khoảng trên 10 tỷ đồng. Tỉnh Quảng Ngãi cũng kêu gọi đầu tư một số dự án có qui mô lớn, tính đến nay đã có 80 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn 83.614 tỷ đồng, ngoài ra có 46 dự án chấp thuận đầu tư với tổng số vốn 55.412 tỷ đồng. Thành phố Hải Phòng tính đến cuối năm 2005 đã thu hút đầu tư của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với số dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép là 190 dự án, tổng số vốn đầu tư là 1,9 tỷ USD. Năm 2006 nâng lên 23 quốc gia với 210 dự án và tổng số vốn đầu tư là 2,3 tỷ USD.

Các địa phương cũng tổ chức các chương trình, sự kiện văn hóa tầm cỡ khu vực và thế giới nhằm góp phần đưa hình ảnh của mình ra thế giới như

festival Huế, năm du lịch Nha Trang, sự kiện giỗ tổ Hùng Vương, năm du lịch Điện Biên, năm du lịch Thái Nguyên. Nhiều địa phương như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Gia Lai, Thái Nguyên đã thực hiện việc quảng bá địa phương với bạn bè thế giới không chỉ qua các phương tiện TTĐC mà còn thông qua các cuộc giao lưu, các đợt trao đổi, các tuần lễ văn hóa ở nước ngoài, triển lãm tranh ảnh, quảng bá danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử đã xếp hạng, các hoạt động văn nghệ, lễ hội truyền thống. Sản xuất nhiều sản phẩm TTĐN như sách, tập gấp, đĩa CD,VCD giới thiệu về văn hóa, đất nước con người Việt Nam và địa phương bằng nhiều thứ tiếng. Giao lưu văn hoá thực sự đã đóng vai trò là chiếc cầu nối với cộng đồng quốc tế.

Thông qua các hoạt động quảng bá này, số lượng khách du lịch vào các địa phương cũng tăng lên rõ rệt: Hà Nội, Đà Nẵng, Hà Tây (cũ) đạt 3,12 triệu lượt người (năm 2006), Hải Phòng đạt 3,15 triệu (năm 2007), Ninh Bình đạt 1,18 triệu (năm 2007).

Công tác đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quan tâm đúng mức hơn. Bà con Việt kiều quay trở lại, dần xoá bỏ mặc cảm bị phân biệt đối xử, từ đó hoà nhập và tham gia góp phần xây dựng quê hương đất nước. Tại tỉnh Kiên Giang, hàng năm bà con Việt kiều gửi tiền về cho thân nhân trong nước qua ngân hàng từ 20 tới 40 triệu USD. Ở Quảng Ngãi tổng số vốn do Việt kiều đầu tư 2 dự án tới nay đạt tới 90 tỷ đồng, hoạt động từ thiện với giá trị viện trợ 3 tỷ đồng. Đảng và Nhà nước cũng thể hiện chính sách nhân đạo không xử phạt những người xuất cảnh trái phép vì mục đích kinh tế. Giai đoạn năm 1992-1997, Hải Phòng đã hợp tác với Bộ ngoại giao, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn để hồi hương và tạo công ăn việc làm cho trên 30.000 người Hải phòng xuất cảnh trái phép.

Các tỉnh, thành phố đều cố gắng xây dựng thành lập các Hội hữu nghị riêng cho tỉnh mình để đẩy mạnh công tác đối ngoại nói chung, công tác TTĐN nói riêng: Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc (Cao Bằng); Hội hữu nghị Việt - Lào (Quảng Ngãi); Thanh Hóa – Nhật Bản; Hội thân nhân người Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi định cư ở nước ngoài; Hội liên lạc Việt kiều Hải phòng; Hội những người Canada giúp đỡ trẻ em…

Đối với các tỉnh có đường biên giới với Lào, Campuchia, Trung Quốc

như Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Kom Tum, Tây Ninh… công tác TTĐN còn nhằm tăng cường mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Bên cạnh đó cũng nâng cao nhận thức và tinh thần cảnh giác

cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên nơi đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống. Ngoài ra còn thực hiện tốt việc bảo vệ đường biên giới và các cột mốc biên giới. Đảm bảo an ninh biên giới nhằm ổn định đời sống cho đồng bào, nhân dân. Đồng thời phối hợp với các nước láng giềng trong việc đẩy lùi các tệ nạn thường xuyên xảy ra tại khu vực biên giới như vượt biên trái phép, buôn bán phụ nữ, trẻ em và buôn lậu ma túy.

Bên cạnh đó, trong công tác TTĐN của các địa phương vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế:

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w