Kết quả của hoạt động TTĐN cho nhân dân và chính phủ các nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 93 - 102)

58 Bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai trên Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 11 của Ban bí thư khóa VII, ngày

2.1.5. Kết quả của hoạt động TTĐN cho nhân dân và chính phủ các nước trên thế giớ

nước trên thế giới

a. TTĐN trong đấu tranh dư luận, chống “diễn biến hoà bình”

Nhận định về âm mưu “diễn biến hoà bình” tại Báo cáo kết quả Hội nghị Tổng kết 6 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW về TTĐN số 483/TTVH, ngày 08/07/1998 ghi rõ: “Âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch với nước ta là rõ ràng, không phải trong sự phỏng đoán mà trong phương hướng chính trị chính thức của nhà cầm quyền Mỹ. Một trong những nội dung của chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền đương thời Mỹ là “mở rộng giá trị” của Mỹ ra thế giới mà ta hiểu các giá trị đó cơ bản là: giá trị về tư tưởng, đạo đức, lối sống; giá trị về pháp luật; giá trị về thẩm mỹ của Mỹ”. Công tác này thời gian qua đã thư được một số kết quả lớn:

- Về công tác phát ngôn đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, áp đặt, vu khống về vi phạm dân chủ, nhân quyền tôn giáo ở Việt Nam

+ Trong lĩnh vực này, Bộ Ngoại giao đã làm tốt chức năng Người Phát ngôn trong nhiều sự kiện, đã góp phần rất lớn bày tỏ lập trường, bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù đích ở nước ngoài, mở các trang website về thông tin báo chí, về ĐCS Việt Nam, cung cấp nhanh nhất, chính xác nhất lập trường quan điểm của ta cho các đối tượng, góp phần hạn chế ảnh hưởng của một số cơ quan báo chí nước ngoài cố ý bóp méo hoặc trích dẫn không đầy đủ về lập trường, quan điểm của ta. Các tạp chí “Quê hương”, Tuần báo “Quốc Tế”, và tờ Tin đối ngoại của Ban Đối ngoại Trung ương, Tạp chí Đối ngoại của Ban Chỉ đạo công tác TTĐN đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển tải thông tin có định hướng, giúp dư luận hiểu đúng hơn về tình hình Việt Nam.

+ Năm 2002, âm mưu “diễn biến hoà bình”, hoạt động chống phá của các thế lực phản động bên ngoài ở một số địa bàn (Tây Nguyên, Tây Nam Bộ), của các phần tử cơ hội, thoái hoá trong nước tiếp tục diễn ra phức tạp. Phối hợp với các đơn vị, Bộ Ngoại giao đã làm nòng cốt tổ chức tốt đấu tranh dư luận, giúp cho các địa phương, các báo đài có phương hướng xử lý và thông tin.

+ Nhằm nâng cao tính chiến đấu trong tuyên truyền đối ngoại, chống “diễn biến hoà bình” đã tập trung theo dõi các âm mưu “diễn biến hoà bình” như Đạo luật nhân quyền Việt Nam của Mỹ, hoạt động chống phá ta ở Tây Nguyên, kể cả việc dùng bọn người vượt biên trái phép di cư sang Mỹ, trên diễn đàn quốc tế, kích động các phần tử phản động đội lốt tôn giáo, dân tộc vu cáo Việt Nam…

+ Đã thực hiện các quy định của Ban Chỉ đạo về phối hợp xử lý thông tin, kịp thời đưa ra các biện pháp vô hiệu hoá ý đồ của địch. Xử lý các vấn đề nhạy cảm trong đấu tranh dư luận, xác định được trọng tâm là đấu tranh với những âm mưu, ý đồ chống phá nước ta nhất là vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “dân tộc”.

+ Đấu tranh việc Mỹ ra các quyết định làm thiệt hại kinh tế của ta, ví dụ vấn đề bản quyền, thương hiệu; lợi dụng việc hợp tác nghiên cứu chất độc màu da cam để làm cho thế giới hiểu sai về môi trường Việt Nam, gây tác hại cho xuất khẩu nông, thuỷ sản của ta…

+ Thông qua tuyên truyền Luật Biên giới quốc gia và việc phê chuẩn Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, thông qua gặp gỡ báo chí và bạn bè nước ngoài, ta tuyên truyền khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên đất liền và biển đảo.

Sự phối hợp giữa các cơ quan tư tưởng, ngoại giao, an ninh kinh tế, văn hoá trong đấu tranh dư luận kịp thời và đồng bộ hơn.

Về tuyên truyền vấn đề nhân quyền, bác bỏ các luận điệu thù địch năm 2005 của Ban chỉ đạo công tác TTĐN đã ghi rõ cần thực hiện tốt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh nhân quyền:

- Nâng cao năng lực lý luận của ta, đấu tranh với các luận điệu xấu cần có lập luận chặt chẽ, sắc bén, có hệ thống và tính thuyết phục hơn;

- Chỉ đạo một số cơ quan chức năng, một số báo đối ngoại tăng cường tin về việc xử lý các vấn đề nhạy cảm (các vụ án phức tạp, vấn đề tôn giáo, dân tộc…), yêu cầu Mỹ phải đưa Việt Nam khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC), coi đây là biện pháp giải toả, giảm sức ép từ bên ngoài; tăng cường tuyên truyền Nghị định về tôn giáo, Chỉ thị của Thủ tướng về Tin lành;

- Các phương tiện truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền phát huy nội dung Sách trắng nhân quyền khi công bố;

- Xuất bản thêm các ấn phẩm chuyên đề, các bộ tài liệu đề cập chuyên sau về thành tựu nhân quyền, dân chủ, dân tộc, tôn giáo;

- Chủ động, nhạy bén trong đấu tranh bác bỏ luận điệu xuyên tạc, chống phá ta của các thế lực cơ hội, thù địch, nhất là các luận điệu tác động đến đường lối, nhân sự Đại hội X của Đảng ta;

- Tổ chức một số cuộc gặp mặt trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đấu tranh dư luận trên báo chí đối ngoại.

+ Bộ Công an đã góp phần chỉ đạo công tác đấu tranh dư luận, xây dựng nhiều kế hoạch, Luận văn, xuất bản tài liệu, trực tiếp và giúp các lực lượng TTĐN làm rõ tình hình tự do tôn giáo, bình đẳng dân tộc, tôn trọng nhân quyền, mở rộng dân chủ ở nước ta, nhất là xử lý các vụ việc nhạy cảm. Phát hiện và ngăn chặn những thông tin phản động, xấu độc từ nước ngoài chuyển vào nước ta qua mạng Internet, sóng phát thanh, các ấn phẩm.

Bộ Quốc phòng, đặc biệt là Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt, Quân chủng Hải quân và Bộ đội biên phòng, đã trực tiếp làm công tác tuyên truyền đối ngoại ở những địa bàn gian khổ và khó khăn nhất của Tổ quốc - vùng biển, đảo và biên giới; Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ đã kiên nhẫn đối mặt tuyên truyền, giải thích cho các đối tác và đối tượng nước ngoài về chính sách, pháp luật, chủ quyền Việt Nam, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và xây đắp tình hữu nghị với nhân dân các nước.

Bên cạnh đó cũng bộ lộ một số hạn chế:

- Nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của công tác TTĐN chưa thật sự có sự chuyển biến mạnh mẽ, chưa có sự đầu tư quan tâm thích đáng cho công tác này.

- Về lý luận, những lập luận trong đấu tranh dư luận còn chung chung, chưa sắc bén, chưa chặt chẽ về các vấn đề như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...

- Về phối hợp thực hiện, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan hữu quan vì vậy làm hạn chế tính chủ động, nhanh nhạy trong đấu tranh chống lại các luận điệu vu cáo, chống phá ta của các thế lực thù địch.

- Còn thiếu những cán bộ vừa sắc sảo về chính trị, tinh thông nghiệp vụ và giỏi ngoại ngữ để đánh giá nhanh, chính xác tình hình và có quyết sách

đúng đắn, đưa tin kịp thời, chính xác, có hiệu quả cao trong đấu tranh dư luận, phản bác các luận điệu sai trái, chống phá ta.

- Công tác TTĐN chưa được đầu tư đúng mức và thực hiện thường xuyên với các hình thức và nội dung thích hợp, nhất là những vấn đề nhạy cảm mà dư luận bên ngoài quan tâm như vấn đề biên giới quốc gia, dân tộc, dân chủ, nhân quyền, chống tham nhũng, vì vậy dẫn đến việc nhiều người nước ngoài và kể cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài chưa có đủ thông tin khách quan, trung thực, bị chi phối bởi thông tin xấu, bị các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền những quan điểm sai trái, không có lợi cho ta trong đấu tranh dư luận, chống “diễn biến hoà bình”. Đồng thời, trong công tác đấu tranh dư luận, sự phối hợp thông tin đối nội và TTĐN chưa nhịp nhàng: dư luận và các hãng tin nước ngoài vẫn thường lấy thông tin qua các báo tiếng Việt của ta, trong đó có rất nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực, tội phạm… được họ trích dẫn bóp méo, hoặc do một số bài báo phản ánh sai lệch bị họ lợi dụng, làm cho đấu tranh chính diện của ta đôi lúc gặp khó khăn. Việc đối phó và xử lý hoạt động thông tin, xuất bản, phát hành không hợp pháp hoặc thiếu thiện chí của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam tuy đã làm thường xuyên nhưng vẫn còn lung túng; bức tường lửa ngăn các thông tin xấu độc trên mạng Internet chưa thật hiệu quả.

- Đấu tranh dư luận còn chậm, bị động vì thông tin, nội dung chưa sắc bén.

b. TTĐN trong hoạt động kinh tế đối ngoại

Ngày nay, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của các quốc gia. Trong xu thế ấy, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam muốn đạt được mức tăng trưởng cao phải tổ chức lại thị trường, cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng mở cửa ra bên ngoài, thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh tế đối ngoại. Muốn vậy, một trong những giải pháp đó là phổ biến ra bên ngoài đầy đủ, kịp thời các thông tin về đất nước, con người, đường lối, chính sách kinh tế nhằm thu hút sự quan tâm của nhà kinh doanh, tổ chức tài chính tiền tệ, chính phủ các nước trên thế giới, nói cách khác là phải thực hiện tốt công tác TTĐN. Đối với các doanh nghiệp, TTĐN giúp giới thiệu về mình, tạo dựng uy tín, thương hiệu với đối tác nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Kể từ khi có Chỉ thị 11- CT/TW ngày 13/6/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII cho tới nay, hầu hết các ngành, các cấp ở trung ương và địa phương cũng đẩy mạnh công tác TTĐN trong các hoạt động kinh tế đối

ngoại. Điều này trước hết xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của hội nhập và phát triển kinh tế. Trong tiến trình đàm phán gia nhập AFTA, APEC, WTO... hay các hiệp định thương mại song phương và đa phương, các hoạt động tuyên truyền, vận động ngoại giao được phối hợp triển khai theo nhiều hình thức khác nhau, từ các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho đến các chuyến thăm và làm việc của các đoàn cán bộ các Bộ ngành hữu quan, cử đoàn đàm phán kết hợp vận động ngoại giao ở các nước đối tác.

Các báo cáo thường niên cho các tổ chức kinh tế - thương mại như WB, ADB, IMF... cũng là dịp để chúng ta tuyên truyền, quảng bá những thành tựu của Việt Nam. Không chỉ có Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thương mại, Ủy ban Quốc gia về Hội nhập kinh tế quốc tế, Tổng cục Du lịch... ngay trong ngành ngoại giao, với chủ trương “ngoại giao phục vụ kinh tế”, những năm qua, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài đã thực hiện tuyên truyền phục vụ kinh tế đối ngoại về các chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam, tiếp xúc với các đối tác, tham gia các hoạt động hội thảo, hội nghị, toạ đàm, gặp gỡ doanh nghiệp để quảng bá, tuyên truyền về Việt Nam, thu hút giới đầu tư, thương mại và khách du lịch, đồng thời thu thập, nắm bắt và thẩm định thông tin tại chỗ để cung cấp cho trong nước, nhất là về chính sách, luật lệ, thủ tục, thuế quan của các nước, nhu cầu về các loại mặt hàng của thị trường sở tại mà ta có khả năng xuất khẩu, khả năng của các đối tác... Với thế mạnh của mình, ngành ngoại giao đã rất tích cực trong việc vận động (lobby) ở nước ngoài.

Sử dụng nhiều phương thức TTĐN trong hoạt động kinh tế đối ngoại cũng được các ngành kinh tế quan tâm. Một ví dụ điển hình là xúc tiến du lịch. Chỉ tính riêng giai đoạn 2002 - 2005, ngành du lịch đã phối hợp với các bộ, ngành khác tổ chức hàng trăm buổi giới thiệu du lịch Việt Nam, tuần Việt Nam, tham gia các hội chợ du lịch lớn tại các thị trường nguồn khách quan trọng như Đức, Thụy Điển, Anh, Pháp, Mỹ, Xingapo, Thái Lan, Malaysia, ấn Độ, Ôxtrâylia, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Thụy Sĩ... cũng như tham gia nhiều hội nghị, diễn đàn quốc tế về du lịch. Những hoạt động này đã thu hút sự chú ý tham gia của hàng ngàn người dân, các cơ quan thông tin đại chúng nước ngoài, các hãng lữ hành, khách du lịch... Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch đã tổ chức nhiều lễ hội, festival du lịch, một số đã trở thành truyền thống, thành điểm hẹn thường kỳ đối với khách quốc tế, đồng thời cũng là dịp quảng bá về Việt Nam. Ngoài ra, ngành du lịch còn đón tiếp hàng trăm đoàn FAMTRIP cho các khách, hãng lữ hành, hãng truyền hình từ các thị trường nguồn tiềm năng như Nhật, Pháp, Hồng Kông, Nga, Thụy

Điển, Tây Ban Nha, Mỹ... vào Việt Nam để khảo sát, viết bài về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam.

Mặc dù có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, song công tác TTĐN trong hoạt động kinh tế đối ngoại những năm qua còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém, thể hiện ở một số mặt sau:

- Nhận thức về vai trò, vị trí của TTĐN trong hoạt động kinh tế đối ngoại chưa đầy đủ. Mặc dù ý thức được TTĐN có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, nhưng nhận thức được nó quan trọng đến đâu và thực hiện nó như thế nào là một vấn đề khác. Nhiều đơn vị, địa phương vẫn chưa có chiến lược để quảng bá hình ảnh của mình trong thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế; các thông tin đưa ra còn nghèo nàn; chi tiêu cho xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, du lịch, văn hóa còn ít và chưa thật hiệu quả. Nhiều địa phương chưa chủ động thông tin thường xuyên cho các đối tác nước ngoài đang làm ăn trên địa bàn, chưa giải toả kịp thời các thắc mắc của họ về cơ chế, chính sách. Việc trả lời thắc mắc của các doanh nghiệp và trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài chưa được thực hiện đầy đủ, chủ động. Công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động TTĐN gần đây mới được bắt đầu. Cơ chế dự trù và xác định nguồn kinh phí, quản lý các nguồn lực dành cho TTĐN, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, đặt hàng xuất bản sản phẩm TTĐN... phục vụ kinh tế đối ngoại đều là những vấn đề còn vướng mắc.

- Nội dung thông tin chưa sắc bén, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của các đối tượng của TTĐN.Thông tin chung về Việt Nam có rất nhiều trên các loại hình sách, báo, nhất là mạng Internet nhưng còn dàn trải, trùng lặp, đơn điệu, thiếu chiều sâu; khi đối tác nước ngoài cần nghiên cứu, đầu tư, buôn bán, du lịch thì còn thiếu những thông tin cần thiết. Việc xuất bản các cuốn sách giới thiệu về thế và lực của địa phương vừa qua được đẩy mạnh, song có tỉnh làm sách thì dày nhưng vô bổ. Vẫn còn rơi rớt những tin, bài chưa phân tích đúng các chính sách kinh tế - xã hội, lộ bí mật thông tin, chưa sát đúng với tư tưởng chỉ đạo trên một số vấn đề quan hệ đối ngoại của ta.

Việc đưa lại tin của các hãng, các báo chí nước ngoài đôi khi còn chưa thẩm định kỹ. Nội dung TTĐN trong hoạt động kinh tế đối ngoại chưa thật

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 93 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w