Think Again: Soft Power, Foreign Policy, 1/3/

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 62 - 63)

cuộc năm 199550. Thời kỳ coi nhẹ sức mạnh mềm cũng là thời kỳ Hoa Kỳ thiên về sử dụng sức mạnh cứng, đó là cuộc chiến Irắc lần thứ I, cuộc chiến Kosovo, cuộc chiến Afghanistan và cuộc chiến Irắc lần thứ II. Chỉ đến khi cuộc chiến Irắc cho thấy sự bế tắc của giải pháp quân sự, phe bảo thủ mới tại Mỹ mất ưu thế, chính quyền Mỹ mới quay trở lại áp dụng chiến lược sử dụng sức mạnh mềm: tổ chức Hội nghị quốc tế về Irắc; thúc đẩy tiến trình hoà bình Trung Đông; tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng hạt nhân với Triều Tiên.

Theo Joe Nye Jr. xây dựng ngoại giao công chúng của Mỹ cần có chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Quan trọng nhất trong đó là chiến lược dài hạn được xây dựng xung quanh các trao đổi văn hoá và giáo dục để phát triển một xã hội dân sự cởi mở hơn tại các nước Trung Đông. Để phục vụ mục tiêu này, người phù hợp nhất không phải là người Mỹ mà chính là người bản xứ hiểu cả cái hay và cái dở của Mỹ. Các công ty, quỹ, trường Đại học và các tổ chức phi chính phủ và chính phủ có thể giúp xây dựng một xã hội dân sự cởi mở.

+ Ngoại giao công chúng (Public Diplomacy), còn gọi là đối ngoại nhân dân được Mỹ sử dụng để chỉ những nỗ lực của chính phủ nhằm giải thích chính sách đối ngoại của mình với thế giới và khuyến khích nhân dân các nước khác hiểu biết hơn về Mỹ. Bằng các phương tiện phát thanh truyền hình quốc tế, các chương trình giao lưu và một loạt các dịch vụ thông tin công cộng, cùng với rất nhiều các chương trình và chức năng khác của các cơ quan thông tấn, Mỹ coi đó là phương tiện ngoại giao công chúng để trực tiếp nói chuyện với các dân tộc trên thế giới và tranh thủ họ trong những nỗ lực dài hạn nhằm “thúc đẩy tự do”.

Ngoại giao công chúng bao gồm các phương diện của quan hệ quốc tế vượt xa ngoại giao truyền thống, bao gồm việc các chính phủ gây dựng dư luận ở nước khác; sự tương tác giữa các nhóm tư nhân và nhóm lợi ích ở một nước với các nhóm tương tự ở nước khác và dòng chảy xuyên quốc gia của thông tin và tư tưởng. Ngoại giao công chúng là các tương tác không chỉ với các chính phủ nước ngoài mà chủ yếu là các cá thể và tổ chức phi chính phủ, đưa ra một loạt các quan điểm cá nhân bổ sung thêm cho các quan điểm của chính phủ. Ngoại giao công chúng bao gồm cả việc xây dựng các quan hệ lâu dài giữa Mỹ và các dân tộc trên thế giới.

Năm 1999 USIA (Cục Thông tin Mỹ) được sát nhập vào Bộ Ngoại

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w