Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.113-

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 33 - 35)

cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới.

Điểm mới đáng chú ý trong quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế là, Đảng ta lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội X ghi rõ nhiệm vụ cần chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Song, đồng thời cũng khẳng định rõ việc kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng can thiệp vào công việc nội bộ, an ninh và ổn định chính trị của nước ta.

1.2. Những điểm cơ bản về TTĐN Việt Nam

TTĐN là một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, công nghệ thông tin, toàn cầu hóa, đấu tranh quyết liệt trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, công tác TTĐN càng có tính chất phức tạp và có tầm quan trọng đặc biệt. Đây là một binh chủng rộng lớn bao gồm nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau mà mỗi cấp, mỗi ngành ở vị trí của mình đều tiến hành công tác này dưới những hình thức nhất định, song đều nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong các giai đoạn của cách mạng Việt Nam, TTĐN luôn luôn có vị trí quan trọng trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta, tối đa hóa nội lực, tranh thủ sức mạnh của sự hợp tác và hỗ trợ của quốc tế để giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn. Lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước của Việt Nam đã chứng tỏ: nhờ làm tốt công tác TTĐN mà thế giới hiểu được về Việt Nam, về vị trí địa lý, lịch sử, truyền thống tốt đẹp, yêu hòa bình của dân tộc Việt Nam, nhờ đó đã đồng tình ủng hộ, giúp đỡ, cổ vũ Việt Nam, góp phần quan trọng vào những thành quả của cách mạng Việt Nam.

Ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát

triển”, vị trí của TTĐN càng có tầm quan trọng đặc biệt. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không mở cửa, giao lưu với các nước khác trên thế giới. Trên con đường mở cửa, hội nhập của mình, Việt Nam một mặt phải tìm hiểu ngày càng sâu, rộng, hiểu toàn diện về thế giới, mặt khác cũng rất cần để thế giới hiểu nhiều hơn, hiểu rõ hơn về Việt Nam, qua đó tìm kiếm và tăng cường các cơ hội hợp tác để cùng phát triển. Đây chính là vai trò của TTĐN.

1.2.1. Nhiệm vụ, đối tượng, phương châm, lực lượng hoạt độngTTĐN TTĐN

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w