Các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện chủ yếu đƣợc sử dụng để khai thác tài liệu

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64 - 68)

để khai thác tài liệu

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, môi trường học tập, thông tin đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều dịch vụ và sản phẩm thông tin. Tại Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố, bạn đọc thường sử dụng các dịch vụ thông tin sau: đọc tại chỗ, mượn về nhà, tra cứu thông tin Internet, in ấn tài liệu với các phương tiện tra cứu: thư mục, danh mục, kết nối Internet. Mức độ sử dụng các loại dịch vụ này có sự khác nhau rõ rệt giữa nhóm bạn đọc cấp 1 và nhóm bạn đọc cấp 2.

Theo kết quả khảo sát, các em sử dụng đa dạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại thư viện. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ này không đồng đều. Các dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ, mượn về nhà và sản phẩm danh mục sách mới thường xuyên được thiếu nhi sử dụng. Những dịch vụ, sản phẩm khác tuy có nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet khá lớn nhưng hiệu quả sử dụng không cao, bởi cơ sở vật chất trang thiết bị của thư viện còn hạn chế. (xem bảng 2.14)

61

Bảng 2.14 : Mức độ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin

(phân theo lứa tuổi)

Sản phẩm và dịch vụ Số phiếu trả lời Lứa tuổi Học sinh cấp 1 Học sinh cấp 2 SL % tsp SL %ptt SL %ptt Tổng số phiếu 110 100 63 100 47 100 Đọc tại chỗ 85 77.3 54 85.7 31 66.0 Mượn về nhà 76 69.1 46 73.0 30 63.8 In tài liệu 6 5.5 2 3.2 4 8.5

Tra cứu Internet 52 47.3 29 46.0 23 48.9 Thư mục (chuyên đề,

thông báo sách mới) 23 20.9 15 23.8 8 17.0

Danh mục sách 41 37.3 26 41.3 15 31.9

Nhìn vào kết quả khảo sát chúng ta thấy rõ nhu cầu sử dụng dịch vụ đọc tại chỗ (77.3%) cao hơn mượn về nhà (69.1%), bởi đa số các em đọc sách nhằm mục đích giải trí giữa các giờ học năng khiếu, và hầu hết các em đều xác định mục đích nhiệm vụ học tập của mình.

Với sự phát triển của một thành phố hiện đại, các em thiếu nhi có nhiều điều kiện tiếp cận với các phương tiện đọc mới. Các em bắt đầu có nhu cầu khai thác thông tin, đọc sách - báo trên mạng Internet. Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet – một loại hình dịch vụ mới được thư viện áp dụng từ tháng 4 năm 2009 đã được các em thiếu nhi quan tâm và sử dụng ngày càng cao. Tỷ lệ thiếu nhi có nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet đứng thứ ba sau dịch vụ đọc, mượn tài liệu (47.3%).

Trong các loại hình dịch vụ đọc tại chỗ, mượn về nhà hay tra cứu Internet thì học sinh cấp 1 có nhu cầu sử dụng cao hơn học sinh cấp 2. Nhưng ở dịch vụ Internet và in tài liệu thì ngược lại, các anh chị học sinh cấp 2 có nhu cầu sử dụng nhiều hơn học sinh cấp 1. (Nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet

62

ở học sinh cấp 1: 46.0%, trong khi học sinh cấp 2: 48.9%; Nhu cầu sử dụng dịch vụ in tài liệu ở học sinh cấp 1: 3.2%, và cấp 2: 8.5%). (xem bảng 2.14).

Về việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thư viện, các em chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm tài liệu bằng danh mục sách mới, sử dụng Internet để tìm tài liệu đọc trên mạng với sự hướng dẫn của cán bộ thư viện. Các em chưa tìm tài liệu bằng các sản phẩm thông tin mang tính chất chuyên sâu, hiện đại. Với tính chất đặc thù của sách báo thiếu nhi là xuất bản trong một khoảng thời gian ngắn và tốc độ phát hành khá nhanh. Thêm vào đó, các em thiếu nhi đến thư viện chủ yếu vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, thì sau một tuần học tập, các em mong chờ đến thư viện tra tìm những cuốn sách mới trên danh mục sách tại thư viện, do đó số lượng thiếu nhi tra tìm sách trên các danh mục khá cao chiếm 37.3% (xem bảng 2.14).

Các dịch vụ thư viện được đánh giá tốt hơn các sản phẩm thông tin. Theo đánh giá chất lượng của sản phẩm và dịch vụ thì có 18.8% đánh giá tốt cho sản phẩm của thư viện và 29.0% đánh giá tốt cho các dịch vụ của thư viện. Một phần do thư viện có rất ít các sản phẩm và dịch vụ thông tin, chất lượng các sản phẩm thông tin còn thấp. Phần nữa là do các em chưa được hướng dẫn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin chuyên sâu. Việc tuyên truyền giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của thư viện đến các em còn yếu…(xem bảng 2.15)

Bảng 2.15 : Đánh giá chất lƣợng các sản phẩm và dịch vụ tài liệu/thông tin

Đánh giá

Số phiếu trả lời Theo sản phẩm và dịch vụ Sản phẩm Dịch vụ SL % tsp SL %ptt SL %ptt 110 100 48 100 62 100 Tốt 27 24.5 9 18.8 18 29.0 Trung bình 45 40.9 15 31.2 30 48.4 Chưa tốt 30 27.3 18 37.5 12 19.4 Kém 8 7.3 6 12.5 2 3.2

63

Kỹ năng sử dụng sản phẩm và dịch vụ tài liệu/ thông tin là một yếu tố quan trọng giúp các em khai thác tốt vốn tài liệu/ nguồn lực thông tin của thư viện cũng như trên mạng Internet. Bạn đọc không có kỹ năng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài liệu/ thông tin sẽ gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận với tài liệu, thông tin thỏa mãn nhu cầu về tài liệu/ thông tin.

Bảng 2.16: Cách thức tìm tài liệu của các em thiếu nhi

(phân theo lứa tuổi)

Cách thức tìm tài liệu Số phiếu trả lời

Lứa tuổi Học sinh cấp 1 Học sinh cấp 2 SL % tsp SL %ptt SL %ptt Tổng số phiếu 110 100 63 100 47 100 Nhờ cán bộ thư viện 17 15.5 14 22.2 3 6.4 Nhờ bạn đọc khác 15 13.6 13 20.6 2 4.2 Tự tìm 78 70.9 36 57.2 42 89.4

Theo kết quả khảo sát, chúng ta thấy đa số các em thiếu nhi rất thích đến thư viện đọc sách báo. Với tính chất kho mở nên các em thường tự tìm tài liệu trên kệ (70.9%), và khi không tìm thấy tài liệu mới nhờ đến cán bộ thư viện (15.5%) hoặc những bạn đọc khác trong thư viện (13.6%). (xem bảng 2.16)

Học sinh cấp 1 thường nhờ sự giúp đỡ của cán bộ thư viện trong việc tìm sách - báo trên kệ (22.2%). Tuy nhiên học sinh cấp 2 thì thường chủ động và tự tìm tài liệu trên kệ, rất ít khi các em chủ động hỏi và nhờ sự hướng dẫn từ cán bộ thư viện (6.4%)

Việc hướng dẫn kỹ năng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thường được giới thiệu trong lần đầu tiên các em đến thư viện, nhưng lại không thực hiện thường xuyên và liên tục. Vì vậy mà thư viện chưa khai thác hết, tận dụng hết khả năng thu hút thiếu nhi đọc sách và đáp ứng nhu cầu đọc của các em. Các em cần được cán bộ thư viện hướng dẫn kỹ năng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài liệu, hướng các em đến việc hình thành thói quen đọc tài liệu.

64

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64 - 68)