Nâng cao năng lực cán bộ thƣ viện thiếu nh

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 108 - 111)

Thư viện thiếu nhi là một loại hình thư viện đặc biệt, phục vụ đối tượng thiếu nhi, lứa tuổi cần có sự giáo dục, định hướng của người lớn. Thư viện Nhà Thiếu nhi thành phố là một cơ quan văn hóa, giáo dục ngoài nhà trường, cán bộ thư viện thiếu nhi ngoài kỹ năng chuyên môn về tổ chức hoạt động thư viện thiếu nhi còn phải có kỹ năng sư phạm về từng cấp học, có kiến thức về môn học và bậc học.

105

Ngoài những năng lực, phẩm chất đặc biệt: hiểu tâm lý lứa tuổi, nhu cầu, hứng thú của các em thiếu nhi, cán bộ thư viện cần trau dồi kỹ năng khéo tay để tạo ra các sản phẩm hấp dẫn, thu hút các em. Đặc biệt để tạo sự gần gũi, thân thiết, cán bộ thư viện thiếu nhi cần thường xuyên đọc sách, báo của các em thiếu nhi, thường xuyên trao đổi, tâm tình với các em để tìm hiểu suy nghĩ, tình cảm, sở thích cũng như hứng thú, thậm chí tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em, và xem các em như những người bạn nhỏ thân thiết. Có như vậy các em mới tin tưởng, chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm của mình và cán bộ thư viện cũng từ đó định hướng hứng thú đọc, nhu cầu đọc cho các em.

Là môi trường thư viện trong cơ quan giáo dục văn hóa, kỹ năng hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, nơi phát hiện những tài năng nhỏ tuổi, cán bộ thư viện trong Nhà Thiếu nhi thành phố ngoài việc trau dồi kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực thư viện thiếu nhi, hiểu biết về các môn năng khiếu,…còn phải tự học hỏi để có kỹ năng nói chuyện trước công chúng, kỹ năng sư phạm, khả năng tổ chức sinh hoạt đội nhóm chuyên môn (văn học, phóng viên…), kỹ năng tổ chức các chương trình giao lưu, kỹ năng tổ chức hội trại sáng tác, kỹ năng ngoại giao, làm việc với các tổ chức bên ngoài….Có thể nói, kỹ năng và khả năng của cán bộ thư viện cộng với mối quan hệ tình cảm thân thiết giữa cán bộ thư viện và bạn đọc thiếu nhi trong thư viện sẽ tạo được sự thích thú, hình thành ở các em sự ngưỡng mộ đối với người cán bộ thư viện, từ đó kích thích trong lòng các em hưng phấn đến thư viện đọc sách.

Cán bộ thư viện thiếu nhi cần nhiệt tình trong công việc. Hiện tại với 2 cán bộ, một có chuyên môn, một không có chuyên môn. Cán bộ có chuyên môn cần cung cấp thông tin, hướng dẫn nghiệp vụ, đặc biệt là không ngừng tác động đến cán bộ không có chuyên môn để giúp họ thực hiện tốt vai trò của thư viện thiếu nhi trong việc hướng dẫn, định hướng đọc và phục vụ tốt nhu

106

cầu đọc sách của thiếu nhi tại thư viện. Đặc biệt là cần hình thành kỹ năng sư phạm cho cán bộ này để họ có những tác động tâm lý, chỉ bảo, nhắc nhở tận tình về vị trí sắp xếp sách, cách để sách báo đúng quy định, hướng dẫn các em bảo quản và giữ gìn sách - báo trong thư viện…

Cán bộ thư viện thiếu nhi cần chủ động học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn về loại hình thư viện thiếu nhi. Vì tại Việt Nam, chưa có chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực thư viện thiếu nhi. Đồng thời cần chủ động trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ đang phục vụ thiếu nhi, tham quan những mô hình thư viện thiếu nhi đạt tiêu chuẩn trong nước để có cơ hội học tập và trau dồi thêm kiến thức, từ đó góp phần nâng cao hiểu biết, kỹ năng giúp cán bộ thư viện áp dụng những mô hình phục vụ thiếu nhi hay, phù hợp với điều kiện thực tế tại thư viện, để thư viện ngày càng phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, Ban Giám đốc Nhà Thiếu nhi thành phố cần tạo điều kiện cho cán bộ thư viện thiếu nhi tham gia các lớp tập huấn, các hội thảo, hội nghị về thư viện thiếu nhi cũng như nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ. Đặc biệt cần thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ thư viện (phụ cấp độc hại…) để họ phát huy hết khả năng của mình trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện.

Với một cán bộ thư viện đúng chuyên môn về thư viện, lại thường xuyên kiêm nhiệm các công tác phong trào khác của cơ quan nên hầu như cán bộ thư viện chưa thể toàn tâm, toàn ý tổ chức các hoạt động phục vụ thiếu nhi. Vì vậy cần tăng cường đội ngũ cán bộ thư viện trẻ, năng động gần gũi tạo sự thu hút với thiếu nhi, đồng thời ban lãnh đạo nên tạo điều kiện để cán bộ thư viện làm đúng công tác chuyên môn, không tham gia các hoạt động phong trào khác để tập trung vào hoạt động sáng tạo và phát triển các hoạt động của thư viện. Đặc biệt, Ban Giám đốc Nhà Thiếu nhi cần biên chế, bố trí cán bộ thư viện phục vụ lâu dài, tránh trường hợp thay đổi, luân chuyển thường xuyên gây khó khăn trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động thư viện.

107

Một phần của tài liệu Nhu cầu đọc tại thư viện nhà thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh (Trang 108 - 111)