Hình thức kiểm tra trắc nghiệm có ưu điểm là tiết kiệm được công sức khi phải kiểm tra một khối lượng lớn học sinh trong một thời gian ngắn Nó cũng giúp giáo viên có thể đánh giá, kiểm tra được toàn bộ kiến

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 144)

lớn học sinh trong một thời gian ngắn. Nó cũng giúp giáo viên có thể đánh giá, kiểm tra được toàn bộ kiến thức, kĩ năng của học sinh sau một thời gian học. Chính vì vậy, hình thức này rất thích hợp với các kì kiểm tra cuối học kì hoặc cuối năm.

- Hình thức kiểm tra trắc nghiệm có thể tiến hành dưới dạng kiểm tra viết (điền phiếu in sẵn) hoặc thực hiện trên máy vi tính (60 phút, 90 phút hoặc 120 phút). Nội dung các câu kiểm tra có thể là kiến thức, kĩ năng hoặc trình độ phát triển tư duy tuỳ theo mục đích của việc kiểm tra.

Để việc kiểm tra đạt kết quả tốt, điều quan trọng nhất là giáo viên phải chuẩn bị kĩ các câu hỏi kiểm tra (phải tuân thủ những yêu cầu chung trong việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan).

Để có sẵn những câu hỏi tốt, các giáo viên có kinh nghiệm thường xây dựng cho mình một “ngân hang câu hỏi”. Ngân hàng câu hỏi là hình thức lưu trữ những câu hỏi dùng để kiểm tra học sinh khi cần. Giáo viên nên thường xuyên bổ sung các câu hỏi để làm tăng số lượng câu hỏi tốt là loại trù câu hỏi không thích hợp.

Ngân hang câu hỏi có thể viết trên giấy hoặc lưu trữ trên phần mềm của máy vi tính.

Nói chung, phương pháp trắc nghiệm trong việc kiểm tra đánh giá là một phương pháp tốt, bảo đảm được tính khách quan khi đánh giá trình độ, khả năng vận dụng kiến thức và phát triển tư duy của học sinh. Nhưng nó không thể thay thế được các phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống, đặc biệt về mặt sư phạm phương pháp trắc nghiệm không thể đánh giá được năng lực trình bày, diễn đạt và tự luận của học sinh.

4. Thang điểm trong kiểm tra.

Kết quả học tập của học sinh thường được xếp loại bằng điểm số qua các bài kiểm tra theo thang điểm 10 bậc (đối với câu hỏi trắc nghiệm có thể là 29, 100).

- Điểm 9 – 10 (hoặc 90 – 100) được xếp loại giỏi. Biểu hiện cụ thể của mức độ này là học sinh có kiến thức, kĩ năng vững vàng, chính xác, trong việc vận dụng có yếu tố sáng tạo.

- Điểm 7 – 8 (hoặc 70 – 80) được xếp loại khá. Biểu hiện cụ thể là phần lớn kiến thức đúng, không sai nhưng đôi chỗ tỏ ra chưa vững vàng.

- Điểm 5 – 6 (hoặc 50 – 60) được xếp loại trung bình. Biểu hiện cụ thể là phần lớn tri thức đúng, những chỗ sai không cơ bản. Việc vận dụng tri thức còn lúng túng.

- Điểm 3- 4 (hoặc 30 – 40) được xếp loại yếu. Biểu hiện cụ thể là kiến thức, kĩ năng còn nhiều sai sót, chưa vận dụng được tri thức.

- Điểm 1 – 2 (hoặc 10 – 20) xếp loại kém. Kiến thức và kĩ năng còn nhiều sai sót, tỏ ra chưa nắm đuợc bài.

Tuy nhiên, muốn đánh giá được chính xác kết quả học tập của học sinh thì tốt nhất cần phải chú ý theo dõi, quan sát trong suốt quá trình học tập trong năm học ở trên lớp cũng như ở nhà, không thể chỉ dựa vào một vài bài kiểm tra ở cuối học kì hoặc cuối năm.

Để động viên, khuyến khích học sinh học giỏi bộ môn, cuối học kì hoặc cuối năm nên tổ chức những cuộc thi học sinh giỏi về Địa lí. Việc này rất có ý nghĩa, nó sẽ giúp giáo viên lựa chọn những học sinh có khả năng về bộ môn, hiểu được trình độ nắm tri thức của học sinh, giúp cho giáo viên cải tiến nội dung và phương pháp dạy học.

Câu hỏi thảo luận

1. Hãy trình bày quan niệm về việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí. 2. Hãy nêu nhiệm vụ của việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí.

3. Trong các hình thức kiểm tra, anh (chị) thấy hình thức nào có tác dụng nhiều nhất? Cho biết lí do. 4. Trình bày các kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí.

5. Việc kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm có những ưu và nhược điểm gì?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tiếng Việt

1. N.N. Baranxki, Phương pháp giảng dạy Địa lí kinh tế, NXB Giáo dục, 1972. 2. Nguyễn Đức Chính – Phan Huy Chiểu, Giáo học pháp Địa lí, NXB Giáo dục, 1964.

3. Nguyễn Dược – Mai Xuân San, Phương pháp giảng dạy Địa lí (dung cho các trường CĐSP), NXB Giáo dục, 1983.

4. Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc, Lí luận dạy học Địa lí, NXB Giáo dục, 1993. 5. B.P. Exipôp, Những cơ sở của lí luận dạy học, NXB Giáo dục, 1977.

6. Trần Bá Hoành, Đánh giá giáo dục, Bộ Giáo Dục – Đào tạo, Vụ Đại học, Hà Nội 1995.

7. Võ Quang Phúc – Lê Nguyên Long, Một số vấn đề giáo dục, Viện KHGD – thành phố Hồ Chí Minh, 1986.

8. Giáo trình phương pháp giảng dạy Địa lí, Tài liệu của Bộ môn Phương pháp giảng dạy khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1987.

9. Ngô Đạt Tam (chủ biên), Lê Ngọc Nam, Nguyễn Trần Cầu, Phạm Ngọc Đĩnh, Bản đồ học, NXB Giáo dục, 1984.

10. Lâm Quang Thiệp, Phan Hữ Tiết, Nghiêm Xuân Nùng, Tài liệu Kĩ thuật Test và ứng dụng ở bậc đại học, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Vụ Đại học, Hà Nội, 1993.

* Tiếng Anh

1. Bloom, B.S, The Classification of Education Goals, Handbook 1, Cognitive Domain, Longman (1956)

2. Eubanks, ID and Eubanks LT, Designing Authentic, Assement Instrument, 14 ICCE Precessding Bribane (1996).

* Tiếng Nga.

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỘ MÔN PHƯƠNGPHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 144)