Quy trình chuẩn bị một tiết học Địa lí

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 126)

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO VIỆC GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VÊN ĐỊA LÍ 1 Kế hoạch dạy học toàn năm

3. Quy trình chuẩn bị một tiết học Địa lí

Những vấn đề cơ bản được trình bày ở trên có thể sắp xếp thành một quy trình hợp lí chuẩn bị cho một tiết học. Quy trình đó gồm các công việc sau:

+ Việc 1: Truớc hết, giáo viên cần tìm hiểu nội dung bài dạy trong sách giáo khoa. Dựa vào sách giáo khoa Địa lí ở phổ thông, sách hướng dẫn giảng dạy và các tài liệu tham khảo khác, giáo viên tìm câu trả lời cho các vấn đề sau:

- Bài học đề cập đến nội dung vấn đề nào? (một hiện tượng, một khái niệm hay một định luật, một thuyết địa lí v.v...

- Vị trí của bài học và mối quan hệ của nó với các bài học khác trong chương trình, với chương đang học và với các bài trước, bài sau. Cần chú ý rằng nếu bài học có quan hệ càng nhiều với các bài khác trong chương trình thì tính cơ bản của nó càng cao.

Như vậy, công việc này giúp giáo viên nắm được những hiểu biết đầy đủ về bài học, thấy được lôgic khoa học, nắm được tác dụng về mặt học vấn và giáo dục của nó trong việc thực hiện mục đích dạy học. + Việc 2: Sau khi hiểu biết đầy đủ về các tài liệu, giáo viên phân chia tài liệu thành các ”đơn vị kiến thức” và kĩ năng, sắp xếp chúng theo một trình tự lôgic chặt chẽ, phù hợp với lôgic của nội dung khoa học của bài và đặc điểm lĩnh hội tri thức của học sinh.

Muốn cho đa số học sinh có thể lĩnh hội được nội dung học vấn, cần xác định rõ những kiến thức và kĩ năng cần thiết phải tái hiện, để nắm kiến thức và kĩ năng mới.

+ Việc 3: Sau khi xác định được nội dung học vấn và hệ thống phương pháp, phương tiện dạy học, giáo viên cần thể hiện những ý đồ đó thành giáo án vì giáo án là kế hoạch hành động cụ thể của thầy và trò nhằm đạt tới mục đích dạy học đề ra.

Trong giáo án, phải dự kiến toàn bộ diễn biến của lớp học trong qúa trình hoạt động của thầy và trò.

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 126)