Phương pháp hướng dẫn học sinh thảo luận

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 113)

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ

h) Phương pháp hướng dẫn học sinh thảo luận

Thảo luận là một phương pháp rất thích hợp với các lớp học sinh lớn tuổi ở các cấp học trong trường phổ thông. Tuy nhiên, trong nhà trường của chúng ta, phương pháp này ít được sử dụng. Có nhiều nguyên nhân giải thích vấn đề này. Trước hết, có thể là do thời gian eo hẹp, sự sắp xếp thời khoá biểu chưa hợp lý và cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn (phòng, lớp không đủ cho các nhóm học sinh thảo luận)… Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do phương pháp này chưa được chú trọng đúng mức và chưa được coi như một phương pháp dạy học chính thức ở trên lớp.

Từ trước đến nay, thảo luận thường chỉ được coi là một biện pháp hỗ trợ cho việc học tập ở ngoài lớp của học sinh. Thực ra, phương pháp cho học sinh thảo luận ở trên lớp có tác dụng rất tốt đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Đồng thời, quá trình thảo luận, dưới sự hướng dẫn của giáo viên cũng tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh giúp giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục về mặt nhận thức cũng như quan điểm, xu hướng, hành vi của học sinh tốt hơn. Để từ đó làm thay đổi thái độ học tập của học sinh. Để cho việc sử dụng phương pháp hướng dẫn học sinh thảo luận có kết quả tốt, giáo viên cần quan tâm đến hai khâu rất quan trọng là: chuẩn bị nội dung thảo luận và tổ chức

việc thảo luận. Khi chuẩn bị nội dung, cần chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho học sinh thảo luận. Những bài cho học sinh thảo luận sinh thảo luận thường là những bài không khó về nội dung, nhưng lại phải có những vấn đề hay, được nhiều người quan tâm và nhất là có những vấn đề có thể tranh luận được. Những vấn đề này thường gây hứng thú cho học sinh và dễ lôi cuốn các em tham gia vào cuộc tranh luận. Nhất thiết không nên chọn những vấn đề mà cách giải quyết quá đơn giản hoặc quá khó. Việc thảo luận sẽ biến thành một cuộc tham gia minh họa, nhắc lại những vấn đề tẻ nhạt mà ai cũng biết, hoặc trái lại trở thành một buổi họp có rất ít người phát biểu ý kiến. Trong cuộc thảo luận, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh mạnh dạn, tự do bày tỏ được những ý kiến riêng của mình. Như vậy, trong một giáo trình không phải bài nào cũng thích hợp với phương pháp này. Việc chọn bài không chính xác sẽ làm cho buổi thảo luận nhàm chán, thiếu soi nổi, dẫn đến hiệu quả giáo dục thấp. Đât chính là nghệ thuật của giáo viên trong phương pháp dạy học.

- Nội dung thảo luận có thể lấy từ sách giáo khoa Địa Lí. Đó là các vấn đề về môi trường, dân số, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước như sự ô nhiễm không khí và nguồn nước, rác thải, quá trình đô thị hóa… không có kế hoạch, việc khai thác rừng quá mức, vấn đề xói mòn, lũ lụt…Những nội dung này sẽ tạo hứng thú và sự quan tâm của học sinh.

Khi đã chọn được vấn đề đúng yêu cầu, giáo viên nên báo cho học sinh tự nghiên cứu ở nhà để chuẩn bị ý kiến phát biểu. Nếu cần giáo viên có thể cho những hướng dẫn cần thiết, những ý kiến chuẩn bị của học sinh phải được ghi ra giấy.

Có thế học sinh mới ý thức được yêu cầu, nội dung của đề tài, mới suy nhĩ đến các nguồn tài liệu cần tham khảo, đến phương pháp tiến hành, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của từng cá nhân trong buổi thảo luận. Học sinh cần nghiên cứu các sách báo và tài liệu có liên quan, nếu cần có thể tổ chức đi tham quan, khảo sát các đối tượng cần thiết hoặc thu thập số liệu, tài liệu, hiện vật…để minh hoạ khi thảo luận.

Trước khi thảo luận, giáo viên cần kiểm tra những nội dung mà học sinh đã chuẩn bị cũng như tâm lí của các em sẽ tham gia thảo luận và các điều kiện khác.

Để tổ chức buổi thảo luận có kết quả, trước khi thảo luận, giáo viên cũng nên nêu lại một lần nữa yêu cầu, mục đích và nội dung của vấn đề cần thảo luận. Sau đó, chỉ định người điều khiển cuộc thảo luận (có thể là lớp trưởng).

Nếu có địa điểm, lớp có thể phân thành vài nhóm để thảo luận. Trong quá trình trao đổi, giáo viên chỉ làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không nên tham gia vào cuộc thảo luận (có thể phát biểu ý kiến về cách làm nếu cần).

Tiến hành thảo luận:

Khi tiến hành thảo luận, người hướng dẫn thảo luận có thể là học sinh hoặc giáo viên. Theo kinh nghiệm của nhiều giáo viên thì người hướng dẫn nên là môt học sinh được chỉ định và nếu có thể, giáo viên nên lần lượt bồi dưỡng các học sinh trong tổ để em nào cũng có khả năng hướng dẫn thảo luận. Kinh nghiệm

này rất tốt vì nó giúp cho mọi học sinh đều có năng lực tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập và nâng cao hứng thú, tìm tòi, nghiên cứu. Song muốn vậy phải tính đến phạm vi và mức độ của vấn đề thảo luận. Điều cần làm là để cho học sinh có thể tự tìm được nội dung thảo luận, tự điều khiển buổi thảo luận một cách vừa sức. Nếu thảo luận ở nhóm, giáo viên nên để học sinh tự bầu ra người điều khiển và thư kí. Ở các lớp lớn tuổi, học sinh có thể làm chủ được buổi thảo luận. Ở các lớp nhỏ tuổi, học sinh chưa quen, đặc biệt nếu đề tài khó thì người điều khiển nên là giáo viên.

Cách tiến hành thảo luận có thể như sau:

- Mở đầu: Giáo viên thông báo về chủ đề cần thảo luận, quy trình thảo luận. - Hướng dẫn thảo luận ( có thể là giáo viên hoặc học sinh).

Kết quả cuộc thảo luân phụ thuôc vào chủ đề đưa ra thảo luận, vào quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giữa người điều khiển (là học sinh) với các học sinh khác. Quan hệ giữa giáo viên và học sinh tốt, thái độ cư xử, lời bình luận của giáo viên đúng mực sẽ làm cho hứng thú của học sinh tăng lên. Vì vậy, trong quá trình thảo luận, giáo viên nên chú ý quan sát, theo dõi, không cắt ngang lời học sinh, không phản ứng với những câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình.

Trong quá trình thảo luận, giáo viên nên chú ý lắng nghe học sinh nói, để hiểu họ hơn. Trong cuộc thảo luận giáo viên sẽ biết kiến thức của học sinh chỗ nào còn thiếu sót để bổ sung cho họ. Giáo viên cũng nên ghi chéplại những điểm cơ bản của mỗi ý kiến để phát hiện ra những mâu thuẫn trong các ý kiến đó, kịp thời nêu vấn đề cho học sinh tập trung giải quyết, tránh tình trạng thảo luận miên man ngoài nội dung. Khi gần kết thúc thảo luận, giáo viên có thể tập hợp những ý kiến đã trao đổi, bổ sung, giải thích them và kết luận. Khi kết thúc, giáo viên cần nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc của tổ, của nhóm và của từng cá nhân.

Thông thường, thời gian thảo luận một tiết không nhiều. Trong trường hợp cuộc thảo luận vẫn còn nhiều ý kiến thì giáo viên có thể cho học sinh sắp xếp thời gian, thảo luận tiếp vào giờ tự học, còn việc tổng kết sẽ để vào buổi khác.

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 113)