Nguyên tắc này trước hết chỉ đạo việc lựa chọn nội dung và sau đó là phương pháp dạy học.
+ Trong quá trình phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật ngày nay, khối lượng tri thức của Khoa học Địa lí cũng như các ngành khoa học khác tăng lên vô cùng nhanh chóng. Trong khi đó, thời gian học tập ở trường phổ thông lại hạn chế, không thể kéo dài vô tận, vì thế, một yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn nội dung học tập Địa lí ở nhà trường phổ thông như thế nào cho vừa phải, hợp với khả năng nhận thức của học sinh, với quỹ thời gian dành cho môn học nhưng vẫn bảo đảm được hệ thống tri thức hiện đại của Khoa học Địa lí. Để làm được điều này, một mặt bộ môn Địa lí phải tinh giản các kiến thức cụ thể, có tính chất sự kiện để làm cho nội dung chương trình không nặng nề, quá tải, mặt khác phải tăng cường việc chọn lọc các tri thức cơ bản, tối cần thiết cho một nền học vấn phổ thông. Việc phát hiện các quy luật địa lí trong mấy chục năm gần đây đã cho phép bỏ qua hàng trăm trang sách mô tả các hiện tượng xảy ra trên bề mặt Trái Đất trước đây của các nhà địa lí học thời Cổ đại và Trung đại. Cần phải tận dụng những thành tựu khoa học đó để đổi mới và giảm nhẹ những giáo trình Địa lí trong nhà trường phổ thông. Mặc khác, môn Địa lí cũng cần phải trang bị cho học sinh các phương pháp học tập và nghiên cứu địa lí như: phương
rộng thêm những hiểu biết về địa lí, tự bổ sung cho mình những kiến thức mới, làm cho môn Địa lí trong nhà trường vừa gắn với thực tiễn, vừa xích lại gần hơn với Khoa học Địa lí.
+ Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức còn đòi hỏi nội dung của mỗi bài Địa lí phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh cả về khối lượng lẫn mức độ.
Đương nhiên, vừa sức không có nghĩa là không đòi hỏi học sinh phải có sự cố gắng cần thiết, giúp họ vươn tới những tri thức mới và phát triển những năng lực trí tuệ. Tuy nhiên, giới hạn trong vấn đề này là một điều rất khó xác định. Trong thực tế, nhiều giáo viên bổ sung quá nhiều tài liệu trong khi giảng dạy làm cho việc học tập của học sinh trơ nên căng thẳng, nặng nề, không cần thiết. Ngược lại, nhiều giáo viên lại quá đơn giản hoá nội dung sách giáo khoa, biến nó thánh một bảng tóm tắt để học sinh dễ học, dễ nhớ ngay tại lớp. Khi đặt câu hỏi cũng vậy, có giáo viên thường nêu nhiều câu hỏi quá dễ, học sinh không cần suy nghĩ cũng có thể trả lời được, nhưng cũng có giáo viên đôi khi đặt ra những câu hỏi quá khó, vượt khả năng trả lời của học sinh, làm cho các em không thấy hứng thú trong học tập. Do đó, khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần lựa chọn, cân nhắc kĩ khối lượng, mức độ kiến thức, hệ thống câu hỏi sao cho học sinh, trên cơ sở nhận thức của mình, nắm được tri thức, phát triển được năng lực trí tuệ. Những kiến thức địa lí nói chung đều có đặc tính không gian, vì vậy để bảo đảm tính khoa học và chính xác trong nhận thức của học sinh, việc xác định chúng trên bản đồ, việc quan tâm đến các kĩ năng bản đồ trong quá trình giảng dạy Địa lí là hết sức cần thiết. Ngoài những vấn đề trên, nguyên tắc bảo đảm tính khoa học và vừa sức còn hống lại những thủ thuật thiếu tính sư phạm như: quá sa đà vào những câu chuyện vụn gặt, giật gân, làm loãng trọng tâm của bài học hoặc lạm dụng quá mức các đồ dùng dạy học như: treo la liệt các bản đồ, biểu đồ không cần thiết, làm cho bài học mất cân đối, không đạt yêu cầu về mặt tri thức.