Kế hoạch dạy học từng bài (giáo án hay bài soạn)

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 124)

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO VIỆC GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VÊN ĐỊA LÍ 1 Kế hoạch dạy học toàn năm

2. Kế hoạch dạy học từng bài (giáo án hay bài soạn)

Dựa vào kế hoạch toàn năm, giáo viên có nhiệm vụ lập kế hoạch cho từng bài dạy (giáo án) trong suốt năm học.

- Số giáo án nhiều hay ít tuỳ theo chương trình của từng lớp. Giáo án là kế hoạch làm việc của thầy và trò trong suốt tiết học theo mục đích và những yêu cầu đã định sẵn. Giáo án đó góp phần lớn vào hiệu quả của bài lên lớp. Tất nhiên, từ giáo án (tức là kế hoạch viết trên giấy) của bài dạy đến kết quả lĩnh hội và sự phát triển của học sinh còn phụ thuộc vào phương pháp dạy học, vào các phương tiện, vào kinh nghiệmcủa giáo viên ở trên lớp v.v…Tuy nhiên, giáo án của bài dạy trước hết phải quán triệt được tinh thần cơ bản chung của chương trình, phải nhất quán với bản kế hoạch toàn năm, phân bố cho từng học kì và từng chương.

Việc xây dựng cấu trúc bài lên lớp, một mặt gắn liền với sự phân chia các mục đích chung (M) và nội dung toàn bộ (N), thành những mục đích từng phần (M1, M2, M3 v.v…) và nội dung từng phần (N1, N2, N3.v.v…) ứng với các đơn vị kiến thức. Mặt khác, việc lựa chọn các hình thức, phương pháp dạy học (PP) và các phương tiện dạy học (PT) v.v…cũng tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội các đơn vị kiến thức đó một cách thuận lợi. Ta có thể minh hoạ mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau:

M1   PP1 + PT1

M2   PP1 + PT1

…   … Mn   PPn + PTn

M1: Mục đích của đơn vị kiến thức 1.

N1

N2

…Nn Nn

PP1: Phương pháp sử dụng nhằm đạt đơn vị kiến thức 1. PT1: Phương tiện dạy học nhằm đạt đơn vị kiến thức 1.

Cấu trúc của giáo án lên lớp phải thể hiện được mối quan hệ M- N- PT như đã trình bài trong sơ đồ trên theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc, nghĩa là trong giáo án phải thể hiện rõ mối quan hệ M- N- PP- PT của từng đơn vị kiến thức (chiều ngang) và lôgic của quá trình dạy học bao gồm hệ thống các mục đích dạy học cụ thể (cột dọc M1 – M1...Mn); lôgic phát triển của nội dung trí dục (cột dọc N1 – N2...Nn) và hệ thống các phương pháp (PP1 – PP2...PPn), các hình thức, phương tiện dạy học (PT1 – PT2...).

Ở đây có thể kết luận: Lôgic của nội dung trí dục là sự hội tụ những đặc điểm cơ bản của cả mục đích lẫn phương pháp, nên nó giữ vai trò chủ chốt của lôgic phát triển tbộ bài học. Nó là trụ cột của giáo án bài học.

Vì thế, quá trình lập kế hoạch cho một bài học bao gồm các bước chính sau đây: + Xác định mục đích, yêu cầu của bài học.

(Yêu cầu về giáo dục, về lí luận dạy học và yêu cầu của môn học).

Xác định mục đích, yêu cầu bài học (dựa vào sách giáo khoa và sách hướng dẫn giáo viên) là bước đầu tiên và hết sức quan trọng vì mỗi bài học là một khâu của nội dung dạy học. Định được mục đích, yêu cầu của từng bài một cách chính xác, thì mới thực hiện tốt mục đích, yêu cầu của mỗi chương và của toàn bộ chương trình của một lớp. Và như vậy, môn học mới góp phần thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu đào tạo trong nhà trường phổ thông. Xác định mục đích, yêu cầu của bài học còn xuất phát từ kiến thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo của bộ môn và thông qua đó phát triển cho học sinh năng lực nhận thức. Như vậy, mục đích, yêu cầu của một bài học bao gồm ba mặt: kiến thức, kĩ năng và nhận thức hay nói rõ hơn là mức độ nắm kiến thức, kĩ năng và phát triển tư duy.

Mục đích, yêu cầu của bài lên lớp càng được xác định một cách cụ thể thì càng tạo điều kiện dễ dàng cho việc tìm ra con đường tối ưu, để đi đến kết quả.

Ví dụ: Đối với bài: ”Vị trí và lãnh thổ Việt Nam” trong chương trình Địa lí tự nhiên Việt Nam, có thể xác định mục đích, yêu cầu là:

- Về kiến thức: cho học sinh biết nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, có vùng thềm lục địa và lãnh hải rộng lớn.

- Về kĩ năng: biết xác định trên bản đồ vị trí địa lí, đường biên giới trên đất liền và trên biển của nước ta. - Về phát triển tư duy: nhận thức rõ vai trò và ưu thế của vị trí nước ta thông qua việc so sánh và phân tích các mối quan hệ về các mặt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

+ Xác định nội dung của bài học

Căn cứ vào bài viết trong sách giáo khoa Địa lí, giáo viên xác định các trọng tâm của bài, phân tích những kiến thức nào là cơ bản cần cho học sinh nắm vững ở lớp, những nội dung nào có thể hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu ở nhà v.v...

Công việc tiếp theo là thu thập những tài liệu cần thiết phục vụ cho việc bổ sung, làm sáng tỏ những phần trọng tâm.

Tài liệu lựa chọn và đưa ra chỉ ở mức độ cần thiết, đủ cho học sinh nắm được phần kiến thức cơ bản, trọng tâm không nên tham lam làm phương hại đến kết quả lĩnh hội của học sinh.

+ Lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học

Xác định nội dung của bài học là một việc nhưng biến nội dung đó thành tri thức của bản thân học sinh lại là một nghệ thuật phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên. Giáo viên cần lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học thích hợp nhất để làm cho học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách sâu sắc và vững chắc.

Thực ra, không có phương pháp nào là vạn năng. Trong một bài thường phải kết hợp nhiều phương pháp. Chẳng hạn: để làm cho học sinh nắm được kiến thức mới, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp truyền thống như dùng lời hoặc sử dụng các phương pháp cho học sinh phân tích số liệu, khai thác bản đô để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức v.v...

Vì thế, trong giáo án cần chuẩn bị trước ở đoạn nào thì nên dùng phương pháp nào? Cũng cần định trước những câu hỏi nào cần gợi ý, những ý nào cần nhấn mạnh và phát triển, chỗ nào cần hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, chỗ nào cần ghi bảng v.v...

Nói tóm lại, giáo viên phải hình dung được trước trong quá trình dạy học toàn bộ các tình huống diễn ra trên lớp trong mối quan hệ tương tác giữa thầy với trò. Kèm theo đó là việc xác định những phương tiện, thiết bị dạy học tương ứng.

Do đó, trong giáo án cần ghi rõ những phương tiện, thiết bị dạy học cần thiết: phương tiện được sử dụng vào lúc nào, dùng như thế nào? v.v...Ngoài ra, tương ứng với các bước lên lớp cần phân phối trước thời gian tiến hành. Chẳng hạn: tổ chức lớp ở đầu tiết học: 2 phút, tiến hành dạy bài mới: 30 phút, vận hành kiến thức vào bài tập: 10 phút, hướng dẫn học sinh tiếp tục hoàn thiện tiết học ở nhà: 3 phút v.v...

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 124)