Các phương tiện nghe –nhìn trong dạy học Địa lí

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 71)

III. MỘT SỐ THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỊA LÍ CHỦ YẾU Ở TRƯƠNG PHỔ THÔNG

b) Các phương tiện nghe –nhìn trong dạy học Địa lí

Hiện nay, các phương tiện nghe – nhìn đã được sử dụng khá phổ biến trong các trường ở nước ta. Trong các giờ Địa lí, nếu giáo viên có sử dụng phương tiện nghe nhìn thì hiệu quả của bài học tăng lên rõ rệt. Các phương tiện nghe nhìn thường dùng gồm có nhiều loại :

+ Máy chiếu hình : Máy chiếu hình là thiết bị sử dụng một nguồn ánh sáng mạnh, chiếu dọi qua các phim nhựa trong, rồi thông qua hàng loạt thấu kính để phóng to hình ảnh lên một màn hình phản quang. Máy chiếu hình vẽ cũng thuộc loại này, nhưng hình ảnh được chiếu lên màn hình không phải là các tranh ảnh hay hình vẽ trên phim nhựa trong mà thường là các hình ảnh hoặc hình vẽ trên sách, trên giấy bình thường. Ánh sáng rọi lên mặt giấy phản chiếu các hình vẽ lên một tấm gương phẳng, rồi cũng qua một loạt các thấu kính để chiếu lên màn hình.

Khi sử dụng các phương tiện chiếu hình, cần phải che bớt ánh sáng trong phòng (trong lớp) để hình ảnh xuất hiện trên màn hình có độ sáng cao, làm cho học sinh dễ nhận thấy hơn.

Do tính năng và cách sử dụng của mỗi loại máy khác nhau nên trước khi sử dụng, giáo viên cần nghiên cứu và tập thao tác để khi sử dụng đạt hiệu quả cao.

+ Máy chiếu phim giáo khoa, máy chiếu băng hình (video) có nội dung địa lí

Nếu tính chất của các hình ảnh trên máy chiếu hình là tĩnh thì các hình ảnh trong phim giáo khoa và băng video lại là hình ảnh động. Việc sử dụng các máy chiếu phim và máy video bắt buộc phải có phim và băng hình giáo khoa.

+ Ý nghĩa của phim giáo khoa và băng hình trong dạy học Địa lí

Phim giáo khoa và băng hình từ lâu đã được sản xuất làm phương tiện dạy học. Phim giáo khoa và băng hình (đen trắng hoặc màu) truyền đạt được một lượng thông tin đáng kể, đặc biệt chúng có thể sử dụng để nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học (cả khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội).

Phim giáo khoa và băng hình, có khả năng lưu trữ một dung lượng thông tin lớn, tốc độ truyền đạt của chúng lại cao, do đó chỉ trong một thời gian ngắn, học sinh có thể lĩnh hội được nhiều tri thức mới và cụ thể.

Phim giáo khoa và băng hình được sử dụng chủ yếu để phục vụ cho những mục đích sư phạm khác nhau (cung cấp biểu tượng, cung cấp và giải thích các hiện tượng, củng cố kiến thức...).

Chúng ta có thể nêu một số ưu điểm cơ bản của các phương tiện này trong việc dạy học địa lí như sau : - Trước hết, phim giáo khoa và băng hình cho phép xem xét các hiện tượng địa lí một cách cụ thể và toàn diện.

- Chúng cho phép quan sát, so sánh các hiện tượng và quá trình địa lí xảy ra ở khắp nơi trên các lãnh thổ mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp.

- Chúng có thể cung cấp một lưọng thông tin không chỉ về các dấu hiệu bên ngoài của đối tượng mà còn cho thấy được một cách trực quan và rõ ràng cấu trúc bên trong của hiện tượng (ví dụ : diễn biến phun trào dung nham của một ngọn núi lửa, quy luật dâng nước của một dòng sông vào mùa mưa, các giai đoạn của một quy trình sản xuất v.v...)

- Phim giáo khoa và băng hình có thể giúp cho học sinh nắm vững những kĩ năng, kĩ xảo và quy trình thực hiện bài trong các giờ thực hành.

- Phim giáo khoa và băng hình, với hình ảnh sinh động, hấp dẫn có thể thay thế tranh ảnh và mô hình, thay thế các cuộc tham quan, dã ngoại về địa lí.

+ Tính chất của phim giáo khoa và băng hình về đạ lí

Phim giáo khoa và băng hình dùng để dạy học khác với phim và băng hình thông thuờng ở chỗ nó phải phù hợp với nội dung của sách giáo khoa và nhận thức của học sinh. Các phương tiện này thể hiện được những kiến thức cơ bản của các chương, các bài hay các vấn đề trong chương trình Địa lí ở nhà trường phổ thông.

Chính vì vậy, các phim giáo khoa và băng hình phải :

- Bảo đảm tính khoa học (thể hiện được kiến thức có chon lọc, phù hợp với nội dung của từng lớp). - Bảo đảm tính sư phạm (nội dung phù hợp với nhnậ thức và tâm lí lứa tuổi của học sinh).

- Bảo đảm tính thẩm mĩ (các hình ảnh, bản đồ, sơ đồ phải nét, đẹp, sinh động. Lời thuyết minh phải trong sáng, nhạc điệu phải phù hợp).

Tất cả những yêu cầu trên sẽ gây hứng thú cho học sinh, làm cho họ tự giác tiếp thu lượng thông tin cần thiết, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao.

+ Máy vi tính - một phương tiện kĩ thuật phục vụ cho việc dạy học Địa lí

Trong những năm gần đây, ở một số trường trong các tỉnh, thành phố lớn đã bắt đầu trang bị máy vi tính và các phần mềm có nội dung địa lí để dạy học trong nhà trường (như ở thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế). v.v...

Một số giáo viên phổ thông và cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học Sư phạm đã nghiên cứu, chọn lựa, khai thác những phần mềm sẵn có của nước ngoài để đưa vào dạy một số môn học, trong đó có môn Địa lí. Một bộ phận cán bộ nghiên cứu khác đã bắt đầu kết hợp với các cơ sở sản xuất, biên tập, thiết kế, xây dựng những phần mềm phù hợp với chương trình Địa lí dạy ở phổ thông.

Với khả năng ưu việt của máy vi tính, đặc biệt là với các chương trình về đồ hoạ và xử lí số liệu thống

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 71)