Kỹ thuật kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 137)

II. KỸ THUẬT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐỊA LÍ 1 Những nguyên tắc trong kiểm tra, đánh giá

3. Kỹ thuật kiểm tra, đánh giá

Hệ thống phương pháp và kỹ thuật đánh giá rất phong phú, giáo viên có thể tuỳ trường hợp cụ thể mà lựa chọn cho thích hợp với mục đích, đối tượng đánh giá và đềi kiện tiến hành đánh giá.

Trong hệ thống phương pháp và kỹ thuật đánh giá có thể sử dụng các biện pháp sau:

+ Quan sát: Phương pháp này có thể tiến hành trong hoặc ngoài lớp, rất thuận lợi cho việc thu thập các thông tin, dữ liệu cần cho việc đánh giá. Để đánh giá trình độ và kĩ năng của học sinh, giáo viên có thể đưa ra bảng số liệu về: Cơ cấu sản xuất lương thực của một nước nào đó trên thế giới để các em tự vẽ. Trong khi các em vẽ, giáo viên quan sát xem có bao nhiêu em trong lớp biết cách vẽ và bao nhiêu em vẽ đúng. Tiếp đó giáo viên yêu cầu các em đặt các biểu đồ đó vào đúng vị trí trên bản đồ (bản sao bản đồ quốc gia mà các em đã chuẩn bị trước). Giáo viên ghi lại xem có bao nhiêu em làm tốt, bao nhiêu em còn lung túng.

Qua quan sát trên, giáo viên có thể khái quát, đánh giá được kĩ năng vẽ biểu đồ, đặt biểu đồ vào vị trí trên bản đồ của học sinh và từ đó định ra được phương pháp hướng dẫn, bổ sung thích hợp cho từng đối tượng học sinh.

+ Phiếu xếp hạng: để đánh giá và kiểm tra năng lực, tư duy của học sinh trong lớp, giáo viên có thể lập các phiếu xếp hạng. Ví dụ: giáo viên có thể dự một buổi thảo luận nhóm về việc dân số và sự phát triển dân số thế giới. Trong khi thảo luận, học sinh có nhiều ý kiến về cách hiểu và cách giải quyết vấn đề khác nhau. Qua quá trình hướng dẫn thảo luận và nghe ý kiến của học sinh, giáo viên ghi chép lạivà lập thành phiếu xếp hạng như sau:

TT Tên học sinh Tổ Bám sát nội dung thảo luận Có khả năng diễn đạt Có khả năng tranh luận với bạn Đề xuất được những kết luận Ghi chú 1 Nguyễn Văn A 1 x x x 2 Nguyễn Văn B 2 x x x 3 Nguyễn Văn C 3 x x x x x 4 Nguyễn Văn X … … … … …

Ngoài ra, có thể kiểm tra theo mẫu điển hình cá nhân (một em đại diện cho một nhóm khá, trung bình, giỏi v.v…) để rút ra những kết luận cần thiết về một phương diện nào đó.

Muốn ghi chép có chất lượng, giáo viên cần đề ra cho mỗi mục (tiêu chí) những tiêu chuẩn cụ thể. Có như thế việc đánh giá và xếp loại mới chính xác.

+ Các hình thức kiểm tra: trong kiểm tra, đánh giá quan trọng nhất là hình thức kiểm tra trực tiếp từng cá nhân học sinh. Tuỳ điều kiện cụ thể, việc kiểm tra có thể tiến hành dưới nhiều dạng khác nhau như: kiểm tra vấn đáp, kiểm tra bằng câu hỏi viết, kiểm tra bằng cách làm bài thực hành, bằng cách viết tiểu luận v.v…

- Kiểm tra vấn đáp (dùng lời nói)

Phương pháp kiểm tra vấn đáp thường được sử dụng rộng rãi trong việc kiểm tra thường xuyên và được tiến hành thường xuyên và được tiến hành trong mỗi giờ Địa lí ở các lớp để kiểm tra kiến thức bài cũ, những hiểu biết của học sinh trước khi học bài mới hoặc để củng cố ở cuối mỗi tiết, mỗi chương, nhằm hệ thống hoá, khái quát hoá nội dung kiến thức của từng phần trong chương trình v.v…Qua kiểm tra, giáo viên thu nhận được những thông tin ngược từ phía học sinh để đánh giá sơ bộ về mức độ nắm kiến thức, kĩ năng, trình độ tư duy của học sinh làm cơ sở cho việc điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy. Thực hiện viêc kiểm tra, vấn đáp, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Yêu cầu về các câu hỏi kiểm tra.

Khi chuẩn bị câu hỏi, giáo viên cần nghiên cứu kĩ những kiến thức của bài, nắm vững yêu cầu của chương trình, xác định rõ các kiến thức cần kiểm tra và mục đích kiểm tra của chúng. Ngoài ra, dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi phải phù hợp với trình độ học sinh ở các lớp. Giáo viên cần dự kiến trước thời gian trả lời của học sinh. Ví dụ: đối với học sinh lớp 11 có các câu hỏi:

1. Vị trí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản có những khó khăn gì trong phát triển kinh tế? (thời gian trả lời dự kiến 2 phút).

2. Tại sao nói Nhật Bản là một nước nghèo khoáng sản? (thời gian trả lời, dự kiến 1 phút). Đối với học sinh lớp 12 có các câu hỏi:

1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề lương thực đối với sự phát triển KT – XH của nước ta hiện nay? (thời gian trả lời, dự kiến 2 phút).

2. Đối với nước ta, tại sao đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá? (thời gian trả lời, dự kiến 1 phút). Câu hỏi nêu ra cho học sinh phải chính xác, rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng để học sinh không thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, dẫn đến việc trả lời lạc đề.

Bên cạnh câu hỏi chính phải có câu hỏi bổ sung (mang tính chất gợi mở hoặc phát triển câu hỏi chính). Các câu hỏi cho học sinh có thể có nội dung kiểm tra về kiến thức, về kĩ năng hoặc đánh giá về trình độ tư duy. Theo kinh nghiệm của nhiều giáo viên, chúng ta có thể dựa vào các câu hỏi ở cuối bài, cuối chương…của sách giáo khoa để soạn ra những câu hỏi chính hoặc những câu hỏi bổ sung.

Các câu hỏi phải kích thích được tính tích cực tư duy của học sinh. Tuy nhiên trong một tiết giáo viên chỉ có thể nêu được một số câu hỏi nhất định, vì vậy giáo viên cần phải biết cách chọn lựa. Việc sử dụng các câu hỏi có hợp lí thì việc kiểm tra mới có hiệu quả.

- Yêu cầu về tổ chức kiểm tra vấn đáp:

Thái độ của giáo viên: cần tránh thái độ dễ dãi nhưng sự nghiêm khắc cũng không nên quá mức, phải động viên, khuyến khích học sinh tự tin, khích lệ học sinh mạnh dạn trả lời song vẫn phải đánh giá học sinh một cách khách quan, vô tư.

Sau khi nêu câu hỏi chung cho cả lớp, giáo viên cần dành một thời gian thích đáng cho học sinh suy nghĩ, chuẩn bị tiếp đến mới chỉ định học sinh trả lời.

Việc đánh giá kết quả câu trả lời của học sinh không chỉ là việc cho điểm mà còn là dịp uốn nắn về thái độ, phương pháp học tập cho học sinh, vì vậy giáo viên cần phải có nhận xét, nói rõ những sai sót về nội dung, về cách thức trình bày trong câu trả lời để học sinh rút kinh nghiệm.

Do ý nghĩa quan trọng của việc kiểm tra vấn đáp nên việc xây dựng câu hỏi và hệ thống câu hỏi trong việc giảng dạy Địa lí trở thành một phương pháp dạy học (phương pháp đàm thoại vấn đáp và phương pháp đàm thoại gợi mở).

+ Kiểm tra viết (làm bài viết)

Hình thức kiểm tra viết là hình thức phổ biến thường được giáo viên sử dụng ở trên lớp. Nó có thể giúp giáo viên kiểm tra được toàn bộ học sinh trong lớp, trong một khoảng thời gian ngắn. Ví dụ: 10 – 15 phút ở đầu tiết học hoặc cuối tiết học. Mục đích của hình thức kiểm tra này là nhằm đánh giá việc nắm tri thức và kĩ năng của học sinh sau mỗi bài, mỗi chương. Cũng có những bài kiểm tra viết được tiến hành trong suốt tiết học. Đây thường là những bài kiểm tra cuối học kì, cuối năm hoặc cuối những chương quan trọng.

Qua bài kiểm tra viết, giáo viên có thể đánh giá được quá trình phát triển ngôn ngữ, kĩ năng diễn đạt tri thức bằng văn viết của học sinh.

Để tránh việc học sinh chép bài của nhau, làm cho kết quả kiểm tra thiếu chính xác, các câu hỏi đặt ra cho các bài kiểm tra viết thường có sự phân biệt đối với các học sinh ngồi gần nhau (đề chẵn, lẻ). Biện pháp này có ư điểm là giáo viên có thể kiểm tra được nhiều vấn đề trong cùng một lúc, ngoài ra còn giúp cho học sinh tránh được thái độ học tập thiếu trung thực.

Ví dụ: ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC... Môn Địa lí – lớp 12 - Thời gian 60 phút Đề 1 (chẵn)

Câu 1: Hãy trình bày cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta và những biến chuyển trong cơ cấu công nghiệp trong những năm gần đây?

Câu 2: Vẽ biểu đồ biểu hiện sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp theo giá trị sản phẩm giữa các vùng lãnh thổ (%) theo bảng số liệu sau:

Vùng Năm 1977 (%) Năm 1988

Vùng núi và trung du phía Bắc 15 9,3

Đồng bằng sông Hồng 36,3 20,5

Bắc Trung Bộ 6,7 4,8

Duyên hải Nam Trung Bộ 6 7,9

Tây Nguyên 1,1 1,4

Đông Nam Bộ 29,6 39,6

Đồng bằng sông Cửu Long 5,3 16,5

ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC... Môn Địa lí - lớp 12 - Thời gian 60 phút Đề 2 (lẻ)

Câu 1: Hãy nêu hiện trạng của các vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm nước ta. Câu 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu đất của nước ta (%) theo bảng số liệu năm 1989.

Loại đất %

Đất nông nghiệp 21,0

Đất lâm nghiệp 29,2

Đất chuyên dụng, thổ cư 4,9

Đất hoang hoá 44,9

Kiểm tra viết có thể áp dụng kiểm tra: kiến thức, kĩ năng và trình độ tư duy của học sinh. Đặc biệt đối với những bài thực hành, cách kiểm tra viết trên giấy có điều kiện tốt hơn các phương pháp kiểm tra khác. + Một số điểm cần lưu ý khi kiểm tra viết:

.- Khi tiến hành kiểm tra viết, ngoài yêu cầu đánh giá trình độ, kết quả học tập chung của lớp còn có yêu cầu đánh giá kết quả và trình độ của từng học sinh, vì vậy giáo viên cần phải giáo dục cho học sinh tinh thần nghiêm túc, trung thực, tự tin trong khi làm bài.

- Bài kiểm tra phải đánh giá được những ưu, khuyết điểm chính, nhắc nhở những học sinh học kém phấn đấu, vươn lên đạt thành tích cao hơn. Vì vậy, giáo viên cần có đáp án và biểu điểm chi tiết, bảo đảm việc cho điểm công bằng và chính xác.

+ Kiểm tra trắc nghiệm

Phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống trong nhà trường phổ thông lâu nay tuy có nhiều ưu điểm, song đã bộc lộ một số nhược điểm như: thiếu tính khách quan, chưa lượng hoá được kết quả cũng như chưa kiểm tra được nhiều loại kiến thức và chưa kích thích được năng lực học tập của học sinh. Để hạn chế những vấn đề trên, gần đây trong dạy học (nói chung) và dạy học Địa lí (nói riêng), người ta đã chú ý nhiều đến phương pháp kiểm tra trắc nghiệm.

Học sinh không phải làm bài như hình thức kiểm tra viết, nghĩa là không phải trình bày, chứng minh, lí giả nội dung câu hỏi bằng bài viết mà chỉ cần lựa chọn câu trả lời đã có sẵn (do người ra đề soạn thảo) hoặc điền thêm vào nội dung câu hỏi những từ sao cho câu đó đúng nghĩa v.v...

Thông thường, mỗi bài kiểm tra có từ 60 đến 90 câu hỏi, được thực hiện trong một thời gian quy định (60 đến 90 phút). Các câu hỏi được đánh giá theo thang điểm (thang điểm 10 hay 100).

Việc cho điểm và tính điểm có thể thực hiện ngay trên bài in sẵn hoặc sử dụng các phương tiện kỹ thuật như: phiếu đục lỗ hoặc máy vi tính.

Các câu trắc nghiệm có thể chia làm hai loại: câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi trắc nghiệm tự luận. Câu hỏi lựa chọn câu đúng Câu hỏi đúng sai Câu hỏi điền thêm Câu hỏi yêu cầu xếp thứ tự Câu hỏi có đáp án đối chiếu từng đôi Điền vào chỗ trống Điền hay viết một đoạn về nội dung địa lí Viết tiểu luận Làm bài tập, bài thực hành địa lí

Để soạn thảo được các loại câu hỏi trên, người soạn thảo ngoài việc phải nắm vững những kiến thức cần kiểm tra còn phải có một số kĩ năng soạn thảo nhất định.

* Một số câu trắc nghiệm khách quan thường dùng trong dạy học địa lí - Câu hỏi lựa chọn câu đúng:

Loại này có hình thức của một câu phát biểu không đầy đủ hay một câu hỏi dẫn được nối tiếp bằng một số câu trả lời mà học sinh phải chọn.

Các câu kiểm tra này bao gồm:

- Câu dẫn: kích thích, gợi lên câu trả lời đúng cho người được hỏi.

- Câu chọn: gồm từ 3 đến 5 câu trả lời cho sẵn, học sinh phải tìm ra câu trả lời đúng trong số những câu hỏi này.

- Câu đúng: là câu đúng nhất trong các câu chọn. Ví dụ:

Khách quan

Các kiểu câu hỏi trắc nghiệm

* Câu: Sản lượng lương thực của Trung Quốc trước thời kỳ hiện đại hoá: - Không tăng, không giảm.

- Có tăng nhưng không đáng kể. - Không tăng.

- Tăng rất nhiều.

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 137)