Phương pháp gảng dạy Địa lí với sự hỗ trợ của máy vi tính

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 109)

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ

g) Phương pháp gảng dạy Địa lí với sự hỗ trợ của máy vi tính

Máy vi tính được dùng trên thế giới trong mấy chục năm gần đây, nhưng sự phát triển của nó thật vô cùng kì diệu. Máy vi tính ngày nay không những đã tham nhập và hoạt động của các ngành kinh tế quốc dân mà còn phát triển sang lĩnh vực giáo dục như một phương tiện truyền bá khoa học, một phương tiện dạy học có hiệu quả thiết thực đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường.

Hiện nay, trong chương trình phổ thông ở nước ta đã dạy môn Tin học và nhiều trường cũng đã được trang bị một số lượng máy vi tính đáng kể.

Tuy nhiên, việc sử dụng máy vi tính trong nhà trường, cho đến nay vẫn còn hạn hẹp. Phòng máy vi tính của trường thường chỉ dành cho một vài giáo viên được bồi dưỡngdạy môn Tin học cơ bản sử dụng. Đa số giáo viên bộ môn còn chưa quan tâm đúng mức đến phương pháp dạy học mới này và cũng chưa có ý thức sử dụng nó vào công việc chuyên môn của mình.

Gần đây, nhờ sự phát triển của phong trào cải tiến phương pháp giảng dạy trong nhà trường, một số giáo viên có tâm huyết với nghề đã nghĩ tới vấn đề sử dụng máy vi tính vào việc dạy học bộ môn. Đây là một vấn đề mới, nó đòi hỏi người giáo viên phải có một số kĩ năng tương ứng. Trước hết người giáo viên phải có một sự hiểu biết tối thiểu về tin học và về máy vi tính. Cách dạy tin học hiện nay trong nhà trường thường không thích hợp với những người muốn sử dụng nhanh máy vi tính vào công tác chuyên môn của mình, (do thời gian kéo dài và chương trình học có một số vấn đề không cần thiết). Vì vậy, phần lớn giáo viên bộ môn còn thờ ơ, chưa tích cực tìm hiểu loại phương tiện mới này.

Ngoài ra, việc sử dụng máy vi tính còn đòi hỏi phải có những phần mềm chuyên môn và trong điều kiện hiện nay, người sử dụng cần hiểu biết ngoại ngữ để có thể khai thác được chúng.

Trong môn Địa lí, phần mềm vi tính tuy có nhiều ở nước ta (đặc biệt các phần mềm về bản đồ, các đĩa CD về Atlat), nhưng hầu hết đều viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, còn những phần mềm viết bằng tiếng Việt thì hiện nay còn rất hiếm. Một số cơ sở vi tính đã bắt đầu viết những tài liệu cho giáo viên trên đĩa CD, nhưng cũng phải một thời gian nữa mới có các tài liệu thích hợp cho việc giảng dạy các môn học ở trên lớp.

Trong mấy năm gần đây, chúng ta đã cố gắng chọn những phần mềm đơn giản về Địa lí (không đòi hỏi người sử dụng phải nhớ các lệnh phức tạp, có giao diện đồ hoạ thân thiện…) để phổ biến cho các giáo viên như phần mềm PCFact với hơn 3000 bản đồ, biểu đồ các loại. Nhưng đó mới chỉ là bước đầu để các giáo viên làm quen với việc sử dụng máy vi tính vào chuyên môn.

Đặc biệt hiện nay trên thị trường nước ta có rất nhiều đĩa CD các loại, trong đó có các địa ghi lại những bộ Bách khoa toàn thư của các nước như: Mĩ, Anh, Pháp…Những đĩa này chứa đựng tài liệu cập nhật về chuyên môn rất quý. Nếu sử dụng được thì đó là những tài liệu tham khảo kịp thời, giúp ích rất nhiều cho cả giáo viên và học sinh.

- Vai trò của máy vi tính trong dạy học: trong giảng dạy, mỗi khi xuất hiện một phương tiện dạy học mới thì cũng xuất hiện những phương pháp dạy học mới.

Việc ra đời của máy vi tính là một tiến bộ lớn về khoa học kĩ thuật. Khả năng của nó ngày càng được mở rộng. Đến nay, nó không chỉ phục vụ riêng cho các ngành kĩ thuật mà dần dần bắt đầu sử sụng máy vi tính vào công tác chuyên môn.

Việc dạy học với máy vi tính có thể có các hình thức sử dụng sau:

+ Sử dụng máy vi tính để khai thác các tài liệu tham khảo cho giáo viên:

Trước hết, máy vi tính có khả năng lưu trữ một lượng thông tin rất lớn. Lượng thông tin này càng ngày càng mở rộng với việc cho phép truy cập các loại phần mềm và các Đĩa CD. Những bộ “Bách khoa toàn thư” (Encyclopedia) đồ sộ với hang vạn trang sách có hình ảnh minh hoạ, bản đồ v.v…đã có thể thu gọn vào trong một địa CD nhỏ bé. Thời gian truy cập cũng rất nhanh chóng.

Đĩa CD có một ưu điểm hơn hẳn các bộ sách in, nó có thể cung cấp hang năm những tư liệu kịp thời và cập nhật. Giáo viên có thể sử dụng những tài liệu này để làm tư liệu tham khảo, soạn bài và bổ sung kiến thức trong các giáo án giảng dạy.

+ Sử dụng máy vi tính để giảng dạy cho học sinh ở trên lớp:

Trong điều kiện nhà trường chúng ta hiện nay, việc giảng dạy trên lớp với máy vi tính chỉ mới được thử nghiệm ở một số lớp. Kết quả hãy còn khiêm tốn.

Trong việc dạy học môn Địa lí, cho học sinh quan sát các hình ảnh là hết sức cần thiết, bởi vì các phương tiện này chính là những nguồn tri thứcquan trọng của môn học.

Cũng như việc giảng dạy ở trên lớp với băng hình, việc sử dụng máy vi tính đòi hỏi một số điều kiện: - Khi dùng máy, do kích thước màn hình cả máy nhỏ, muốn cho học sinh nhìn rõ được những thông tin trên màn hình thì máy vi tính phải được nối với một vi tính có màn hình lớn hoặc một máy phóng hình ảnh ra màn hình lớn.

- Trong điều kiện thiếu, không có những phương tiện trên, lớp học phải được chia nhỏ ra thành các tổ học trong phòng bộ môn (trong các trường lớn ở các thành phố). Mỗi tổ có một máy vi tính được nối mạng nội bộ. Số tổ nhiều hay ít, là tuỳ số lượng máy có trong các phòng bộ môn. Thông thường thì một lớp có thể chia ra thành bốn hoặc năm tổ.

Trong phương pháp giảng dạy mới, việc cho học sinh tự khai thác kiến thức là hết sức cần thiết. Mà muốn khai thác được kiến thức thì chủ yếu là giáo viên phải cung cấp cho hoc sinh các tài liệu cần thiết để họ khai thác. Vấn đề này có thể giải quyết được với sự hỗ trợ của máy vi tính.

- Khoảng thời gian trong một tiết học không nhiều, việc cung cấp các tài liệu đòi hỏi phải kịp thời và nhanh chóng. Nếu các tài liệu nằm rải rác ở nhiều nơi thì khi truy cập trên máy vi tính sẽ tốn nhiều thời gian, giờ học không đạt được hiệu quả mong muốn. Vấn đề là giáo viên cần phải có biện pháp khắc phục nhược điểm này, cung cấp cho học sinh các tài liệu học tập kịp thời và nhanh chóng.

Hiện nay, trong phần mềm Office có chương trình Power Point, đây là chương trình giúp cho việc trình diễn tài liệu. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm này để chuẩn bị bài giảng. Những dàn bài, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh có thể đưa trước vào máy. Khi lên lớp, giáo viên chỉ cần tuần tự bấm vào bất cứ phím nào trên bàn phím thì tài liệu sẽ lần lượt hiện ra trên màn hình để cho học sinh quan sát, rút ra những kiến thức cần thiết. Nếu giáo viên chuẩn bị tài liệu được kĩ thì khi lên lớp sẽ không bị lung túng, có thể yên tâm trong việc sử dụng máy vi tính để hướng dẫn học sinh học tập.

Ví dụ: Khi dạy bài về núi lửa được chuẩn bị với chương trònh Power Point, giáo viên có thể tiến hành tiết lên lớp theo thứ tự các bước sau:

- Bước 1: Mở bài. Giáo viên thông báo cho học sinh biết tên bài học, mục đích của bài, sau đó bấm máy cho hiện lên dàn bài gồm có ba phần: “Hiện tượng phun của núi lửa”, “Cấu tạo và nguyên nhân của núi lửa”, “Ích lợi và tác hại của núi lửa”.

- Bước 2: Giáo viên bấm tiếp một phím bất kì để màn hình xuất hiện hình ảnh: “núi lưa đang phun”. Giáo viên cho học sinh quan sát màn hình và yêu cầu học sinh dựa vào hình ảnh, mô tả lại hiện tượng phun của núi lửa. Giáo viên gọi một học sinh mô tả, đồng thời giải thích thêm.

Sau đó, giáo viên kết luận và tóm tắt mục 1 của bài.

- Bước 3: Giáo viên bấm tiếp phím để cho màn hình xuất hiện hình ảnh “cấu tạo bên trong của núi lửa”. Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào hình ảnh xác định vị trí, mô tả và giải thích các khái niệm: “lò mắc ma, ống phun núi lửa, miệng núi lửa…”. Dựa vào những nhận xét của học sinh, giáo viên giải thích thêm nguyên nhân sinh ra núi lửa.

- Bước 4: Giáo viên cho học sinh làm việc tiếp với các hình ảnh về tác hại của núi lửa, nêu lên nhận xét về hiện tượng thành phố Pompei bị vùi lấp, về những di tích còn sót lại của tai hoạ núi lửa và bổ xung thêm những tác hại do núi lửa phun ra. Đồng thời, giáo viên cũng giải thích cho học sinh rõ, là núi lửa từ xưa tới nay đã gây nhiều thảm hoạ, nhiều thiệt hại đáng kể cho con người, nhưng ở những vùng xung quan núi lửa dân cư vẫn kéo đến sinh sống rất đông. Đối với con người, nỗi lo sợ do tai hoạ núi lửa gây ra cũng không ngăn cản được bước chân của họ, bởi vì vùng đất ở xung quanh núi lửa rất phì nhiêu. Dung nham của núi lửa, khi phong hoá đã tạo nên ở đây một loại đất đỏ vô cùng mầu mỡ và có sức hấp dẫn rất lớn đối với con người.

- Cuối cùng, để kết thúc bài học, giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt và nếu cần, bổ sung thêm những chỗ học sinh còn chưa rõ.

+ Sử dụng máy vi tính để cho học sinh làm các bài thực hành trên lớp:

Môn Địa lí rất cần phải có những bài thực hành để rèn luyện các kĩ năng như: quan sát, phân tích và nhận xét các bản đồ, các tranh ảnh về các đối tượng địa lí v.v…Công việc này có thể thực hiện được một cách dễ dàng với phương tiện máy tính. Máy tính không những lưu trữ, trình bày được các tài liệu viết mà còn có khả năng lưu trữ, trình bày được cả các hình ảnh tĩnh và động. Với các đối tượng địa lí đã được cụ thể hoá bằng hình ảnh sống động, tất nhiên công việc khai thác, nhận xét, rút ra kết luận của học sinh sẽ có cơ sở chắc chắn và thuyết phục hơn.

+ Sử dụng máy vi tính để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh:

Ngoài các công dụng trên, trong quá trình dạy học, máy vi tính còn có khả năng giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh sau từng thời gian học tập. Để thực hiện được công việc này, giáo viên có thể dùng các phần mềm đã thiết kế với những câu hỏi kiểm tra và đánh giá rồi cho học sinh sử dụng. Việc kiểm tra và đánh giá này, tương đối khách quan và chính xác. Để thực hiện việc kiểm tra, học sinh có thể được chia thành từng nhóm hay tổ. Các câu hỏi được chuẩn bị, có thể gài sẵn trên máy cho học sinh sử dụng. Với các câu hỏi này có thể thiết kế cả phần tự động đánh giá và cho điểm.

Để việc sử dụng máy vi tính đạt hiệu quả, cần lưu ý một số điểm sau:

- Nội dung trên máy vi tính thường là nội dung hỗ trợ cho việc giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác tri thức. Với khả năng đồ hoạ của máy vi tính, các dữ liệu, các hình ảnh như: bản đồ, lược đồ, sơ đồ…trên máy vi tính sẽ nâng cao được chất lượng giảng dạy của giáo viên và sự lĩnh hội kiến thức của học sinh. Trong trường hợp này, máy vi tính được coi là loại thiết bị kĩ thuật hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học.

- Nội dung các phần mềm đưa lên máy là những kiến thức đã được xứ lí tối ưu. Khả năng lưu giữ thông tin (số liệu, hình ảnh) của máy sẽ là một biện pháp giúp đỡ học sinh không những trong việc lĩnh hội kiến thức, phát triển tư duy trên lớp mà còn hướng dẫn học sinh học tập ở ngoài lớp và ở nhà.

- Nếu nội dung trên máy là một bài thực hành mẫu thì nội dung này sẽ giúp cho học sinh nắm vững được quy trình thông qua đó, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn cuộc sống (như biết cách xây dựng biểu đồ, sơ đồ, bản đồ thống kê v.v…).

- Đối với việc kiểm tra, có thể cài đặt trên máy những chương trình tự kiểm tra kiến thức, tự cho điểm và tự điều chỉnh câu trả lời sai, qua đó biết được mức độ nắm kiến thức và kĩ năng của học sinh.

Vì vậy, việc xây dựng và lựa chọn các chương trình vi tính (phần mềm) dùng để dạy học môn Địa lí ở các trường (phổ thông, đại học) phải chú ý đến những chương trình (phần mềm) thể hiện được nội dung cơ bản của chương trình, của sách giáo khoa Địa lí ở các cấp (THCS, PTTH). Chương trình phải bảo đảm được tính khoa học (thể hiện được nội dung có chọn lọc, phù hợp với từng khối lớp, từng phần, từng bài, từng chương…) Ngoài ra, phải có sự kết hợp tốt giữa việc sử dụng chương trình vi tính với các phương pháp dạy học khác của Địa lí để tìm ra một phương án thích hợp.

Việc sử dụng máy vi tính để dạy học Địa lí cũng có một số nhược điểm:

- Giá thành trang thiết bị (máy tính) và chi phí để xây dụng các phần mềm dạy học còn cao;

- Việc thiết kế các tài liệu dạy học (phầm mềm) cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn và cán bộ kĩ thuật, vì vậy thời gian hoàn thành chúng thường lâu dài, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng; - Đứng về mặt kinh tế, việc xây dựng các chương trình dạy học trên máy vi tính không chống được hiện tượng sao chép, vi phạm bản quyền, vì vậy không cơ sở sản xuất nào muốn làm.

- Đối với những người nghiên cứu, việc đọc các tài liệu trên máy thường không thuận tiện bằng việc đọc các tài liệu viết hoặc in trên giấy, vì việc đọc trên máy không tạo được điều kiện cho người đọc suy nghĩ và cũng ít gây được cảm hứng trong tư duy sáng tạo.

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 109)