QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 77)

Dạy học là hoạt động thống nhất hữu cơ của hai hoạt động dạy và học. Dạy là hoạt động của những người truyền thụ kinh nghiệm xã hội và học là hoạt động của những người hay của cả thế hệ cần lĩnh hội kinh nghiệm xã hội.

Sự thống nhất của hai hoạt động này dẫn đến một hệ thống các quan hệ dạy học. Điều kiện bắt buộc phải có để tiến hành hoạt động dạy học là: đối tượng dạy học (ở đây là học sinh) và chương trình môn học. Một lĩnh vực văn hoá dù quan trọng đến đâu đi nữa thì cũng có thể trở thành một môn học khi nó có thể đảm bảo được việc dạy và được cấu tạo sao cho người học có thể học, nghĩa là lĩnh hội được nó.

Việc chuyển hoá kinh nghiệm xã hội thành một môn học bao giờ cũng phải trải qua các giai đoạn sau: 1- Từ kinh nghiệm xã hội, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu lí luận dạy học phải lựa chọn ra những kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết thực và phổ thong, phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường, của cấp học, lớp học, biên soạn thành chương trình bộ môn.

2- Chương trình bộ môn sau khi lựa chọn được cụ thể hoá thành sách giáo khoa, sách hướng dẫn, giúp cho học sinh nhận thức được tri thức và giáo viên biết cách chỉ đạo sự lĩnh hội kiến thức, kĩ năng cho học sinh.

3- Học sinh muốn lĩnh hội được tri thức phải biết dựa vào bài viết trong sách giáo khoa, vào sự hướng dẫn của giáo viên, phối hợp với kinh nghiệm của bản than, với năng lực sang tạo chuyển hoá chúng thành vốn trí tuệ, tài sản riêng của cá nhân.

Như vậy, trong nhà trường hoạt động dạy học bao giờ cũng là một quá trình. Hiện nay, quá trình dạy học có thể hiểu như sau: đó là quá trình hoạt động nhnậ thức tự giác của học sinh được thực hiện dưới sự hướng dẫn về mặt sư phạm của giáo viên, mục đích làm cho học sinh lĩnh hội được tư tưởng cũng như nội dung học vấn của chương trình, nghĩa là: lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và phát triển được nhân cách cũng như những năng lực riêng về trí tuệ.

Cách hiểu này, về cơ bản đã thể hiện được quan điểm mới về vai trò và vị trí chủ thể của người học sinh trong quá trình dạy học. Tác động giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học không phải là tác động đơn giản mà là tác động qua lại độc đáo, trong đó giáo viên phải tổ chức hoạt động dạy làm sao để khiêu gợi, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, trang bị cho các em những kĩ năng độc lập công tác để tự mình nhận thức, lĩnh hội được tri thức, chuyển hoá chúng thành năng lực bản than.

Để đạt tới kết quả đó, vai trò của người giáo viên không thể thiếu được, nó thể hiện cụ thể trong hai nhiệm vụ chủ yếu nhất: soạn bài và lên lớp.

1. Nhiệm vụ soạn bài đòi hỏi giáo viên phải:

- Hiểu sâu nội dung khoa học tương ứng với những vấn đề trong chương trình môn học.

- Nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học, của cấp học, lớp học mà mình phụ trách.

- Nắm vững yêu cầu về mức độ nội dung, kiến thức, kĩ năng đối với năng lực tiếp thu của đa số học sinh trong lớp.

- Biết khai thác đầy đủ các tiềm năng giáo dục của môn học như: giáo dục thế giới quan, giáo dục nhnâ cách, giáo dục dân số, giáo dục bảo vệ môi trường, hướng nghiệp v.v…

- Nắm vững mối lien hệ giữa môn học mà mình phụ trách với các môn học khác.

- Dự kiến được những phương tiện dạy học cần thiết để hỗ trợ cho việc nắm nội dung sách giáo khoa của học sinh.

- Dự kiến được những tình huống mà học sinh sẽ gặp khó khăn trong khi học để hướng dẫn, giúp đỡ. Thiết kế được một trình tự hợp lí các hoạt động sư phạm sẽ tiến hành khi lên lớp v.v…

Nhiệm vụ soạn bài như vậy là nhiệm vụ quan trọng nhất của người giáo viên. Nó biểu hiện rõ năng lực nghề nghiệp cũng như năng lực đào tạo về mặt chuyên môn.

Soạn bài chính là khâu hoàn tất việc chuyển hoá một bộ phận kinh nghiệm xã hội (tri thức của môn học) thành sản phẩm sẵn sang đáp ứng được yêu cầu và khả năng lĩnh hội của học sinh.

2. Nhiệm cụ lên lớp đòi hỏi giáo viên phải thực hiện những biện pháp về mặt kỹ thuật dạy học như: + Phương pháp hướng dẫn nhận thức của học sinh. + Phương pháp hướng dẫn nhận thức của học sinh.

Hoạt động lĩnh hội tri thức, thực chất là hoạt động nhận thức của học sinh với những yêu cầu chủ yếu là: - Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng với các biện pháp như: dẫn dắt học sinh đi từ cái riêng đến cái chung, rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy phân tích, hoặc ngược lại dẫn dắt học sinh đi từ cái chung đến cái riêng, bồi dưỡng cho học sinh năng lực suy luận, diễn dịch, trí tưởng tượng, óc sang tạo v.v…

- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn, giữa học và hành, với các biện pháp như: bồi dưỡng cho học sinh ý thức học hỏi trong thực tế cuộc sống, ý thức vận dụng tri thức vào những vấn đề thực tiễn…

- Phương pháp động viên các chức năng tâm lí học sinh trong học tập. Trong các công trình nghiên cứu về Tâm lí học, người ta đã khẳng định: để đảm bảo thực hiện thắng lợi mọi hành động (trong đó có hoạt động học tập) cần động viên sự tham gia tích cực của nhiều chức năng tâm lí thích hợp với từng nhiệm vụ cụ thể.

Đương nhiên, khi vận dụng phương pháp động viên các chức năng tâm lí, giáo viên còn phải tính đến những đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh một cách thích hợp.

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 77)