ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỊA LÍ

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 52)

Đối với Địa lí, một môn khoa học xếp vào các nghành khoa học thực nghiệm thì các thiết bị và phương tiện dạy học có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong quá trình dạy học ở trường phổ thông. Các htiết bị và phương tiện dạy học có khá nhiều loại, truyền thống cũng như hiện đại, tạo điều kiện cho việc giảng dạy môn học như: phòng bộ môn Địa lí, vườn địa lí, các máy móc, dụng cụ ...và các đồ dùng dạy học, như: tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, đầu video, máy vi tính v.v...

Những thiết bị và phương tiện này có thể phân ra thành hai nhóm chính:

+ Một nhóm gồm các thiết bị là một phần cơ sở vật chất của nhà trường, có các dụng cụ phục vụ gián tiếp cho việc lĩnh hội tri thức địa lí của học sinh như: phòng bộ môn Địa lí, vườn địa lí, các máy móc dùng để rèn luyện kĩ năng cho học sinh v.v...

+ Một nhóm khác gồm toàn bộ và phương tiện ít nhiều có tính trực quan, có tác dụng trực tiếp đến việc lĩnh hội tri thức địa lí của học sinh, (làm chức năng minh hoạ hoặc nguồn tri thức), như: các loại bản đồ,

Nói chung, các phương tiện dạy học trực quan của môn Địa lí, bao giờ cũng có hai chức năng: “minh hoạ” và “nguồn tri thức”, nhưng với hệ phương pháp dạy học tích cực: “lấy học sinh làm trung tâm” thì chức năng quan trọng nhất trong chức năng đó là chức năng “nguồn tri thức”.

Hiện nay, để cho việc sử dung phương tiện dạy học Địa lí được hợp lí và đúng đắn, người ta thường phân chúng ra làm bốn loại:

- Các vật thực: gồm có các mẫu vật được thu thập trong thiên nhiên như các mẫu khoáng sản, các mẫu đất, các mẫu đá, các sản vật địa phương v.v...

- Các phương tiện mô phỏng các sự vật, hiện tượng địa lí như các mô hình, tranh ảnh về các sự vật và hiện tượng địa lí...

- Các tài liệu mô tả, biểu hiện các sự vật và hiện tượng địa lí bằng lời, bằng số liệu v.v...Ví dụ như: sách giáo khoa, sách tham khảo, các bản đồ, các số liệu, biểu đồ, hình vẽ...

- Các dụng cụ đo đạc, vẽ bản đồ, biểu diễn các hiện tượng địa lí v.v...

Mỗi loại phương tiện nói trên đều có những tính chất riêng, vì vậy các sử dụng chúng trong khi dạy học địa lí cũng không giống nhau.

Trong nhiều tài liệu về phương pháp dạy học, người ta còn chia các phương tiện dạy học Địa lí ra thành hai loại: các phương tiện truyền thống và các phương tiện kĩ thuật mới. Cách chia này có ư điểm là đơn giản, nêu lên sự phát triển của các phương tiện dạy học qua thời gian, nhưng nhược điểm chính của nó là không rõ ràng và dễ gây ra tranh cãi. Ví dụ: một phương tiện dạy học như thế nào thì được coi là phương tiện kĩ thuật mới? Phim ảnh địa lí và các băng hình video đã được coi là những phương tiện kĩ thuật mới chưa, hay vẫn là những phương tiện truyền thống? Đối với chúng ta, có thể chúng là những phương tiện mới, nhưng ở các nước khác trên thế giới, người ta đã sử dụng chúng để dạy Địa lí từ vài chục năm nay. Vậy nó là những phương tiện mới hay truyền thống? Trong điều kiện hiện nay, không ai có thể khẳng định dứt khoát được. Vì vậy, dù có chia ra hai loại phương tiện dạy học truyền thống và phương tiện dạy học kĩ thuật mới, nhưng chúng ta chỉ nên căn cứ vào những đặc điểm kĩ thuật của từng loại để xác định các sử dụng chúng sao cho có hiệu quả và hợp lí.

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 52)