Trong những năm gần đây, phương pháp dạy học Địa lí truyền thống đã có nhiều thay đổ

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 83)

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ 1 Khái niệm về phương pháp dạy học

c) Trong những năm gần đây, phương pháp dạy học Địa lí truyền thống đã có nhiều thay đổ

Trong mấy chục năm gần đây, người ta đã chú ý nhiều hơn đến việc phát triển tư duy cho học sinh nên các phương pháp truyền thống đã có nhiều cố gắng cải tiến, đặc biệt là trong nhóm các phương pháp dung

lời. Khi sử dụng các phương pháp này, giáo viên đã bổ sung them các câu hỏi bắt học sinh phải suy nghĩ hoặc nêu them những vấn đề nhỏ, yêu cầu học sinh phải trình bày, giải thích…Ví dụ: Phương pháp đàm thoại hình thức (giáo viên đề ra câu hỏi về những kiến thức đã giảng, học sinh trả lời những câu hỏi đã biết), thì khi được bổ sung thêm những câu hỏi có thác dụng phát triển tư duy cho học sinh đã trở thành phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp điễn giảng trở thành phương pháp nêu vấn đề…

Nhóm phương pháp trực quan vốn là những phương pháp lấy học sinh làm trung tâm (giáo viên sử dụng phương tiện trực quan chủ yếu như phương pháp khai thác tri thức), nhưng từ lâu, đã bị sử dụng sai mục đích, trở thành những phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan để minh họa trong quá trình dạy học, nay cũng đang cố gắng trở về đúng chức năng của chúng, dùng phương tiện trực quan để cho học sinh khai thác, tìm ra tri thức mới, coi các phương tiện là nguồn tri thức.

Những thay đổi về mặt phương pháp nói trên phần nào đã có tác dụng tốt đối với việc phát triển tư duy của học sinh và phù hợp với xu thế phát triển của lí luận dạy học hiện đại.

Tuy nhiên, những thay đổi về phương pháp dạy học Địa lí trong nhà trường phổ thong của chúng ta chưa tiến triển được bao nhiêu. Vai trò trung tâm của người giáo viên trên lớp vẫn còn đậm nét. Nhiệm vụ cung cấp tri thức làm sẵn cho học sinh trong quá trình dạy học vẫn còn là nhiệm vụ chủ yếu.

Điều đó có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân.

- Trước hết, trong nhiều giáo viên vẫn còn quan niệm cũ, chưa nhận thức đúng vai trò chủ thể của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức, vì vậy vẫn coi trọng việc cung cấp thông tin làm sẵn cho học sinh.

- Nhiều giáo viên chưa thống nhất với quan niệm coi việc lấy giáo viên làm trung tâm thuộc phạm trù phương pháp mà cho rằng đó chỉ là một khuynh hướng dạy học. Thực ra, khuynh hướng dạy học phải được thể hiện bằng phương pháp. Nói phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm cũng không khác gì nói phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh cũng có thể coi là một khuynh hướng. Khuynh hướng đó phải thể hiện ra bằng các phương pháp, nhưng nói lấy học sinh làm trung tâm, là muốn đề cập đến sự khác biệt về quan điểm, quan điểm coi học sinh là chủ thể của quá trình lĩnh hội tri thức. Ở đây nhấn mạnh đến ý: quá trình lĩnh hội tri thức và kĩ năng bộ môn. Tất cả các hoạt động của giáo viên ở trên lớp cũng như ở ngoài lớp đều nhằm vào đối tượng của mình. Đó là những học sinh. Vì vậy, cách nói lấy học sinh làm trung tâm không có gì sai, nó chỉ có ý nghĩa tích cực về việc thay đổi quan điểm trong dạy học nói chung và trong dạy học Địa lí nói riêng.

Việc thay đổi, chuyển từ các phương pháp lấy thầy làm trung tâm sang lấy trò làm trung tâm phải có một số điều kiện. Nếu điều kiện đó chưa giải quyết được thì việc thay đổi phương pháp còn bị hạn chế. Trước hết, học sinh muốn chủ động trong quá trình học tập thì họ phải được trang bị một số kĩ năng cần thiết để biết cách tự làm việc với các nguồn tri thức, như biết cách khai thác các tri thức từ bản đồ, phân tích các số liệu, đọc và lập các biểu đồ, phân tích, tổng hợp các tài liệu tham khảo v.v…

Phương pháp dạy của thầy ở trên lớp cũng phải có sự chuyển biến thích hợp như: giảm bớt việc trình bày các thông tin làm sẵn, tăng cường việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh trong việc nghiên cứu, tìm tòi tri thức mới…

Ngoài ra, chương trình sách giáo khoa cũng phải sắp xếp, viết như thế nào để học sinh có điều kiện hình thành các kĩ năng cần thiết về học tập và nghiên cứu. Ví dụ: trong chương trình phải chỉ rõ các kĩ năng cần hình thành, trong sách giáo khoa phải dành thời gian thích đáng cho việc rèn luyện kĩ năng, trong các bài đọc phải bồi dưỡng cho học sinh phương pháp làm việc để tự lĩnh hội tri thức và điều quan trọng hơn nữa là phải trình bày kiến thức như thế nào để có thể gợi ý cho giáo viên sử dụng những phương pháp mới, những phương pháp dạy học tích cực.

Cơ sở trang thiết bị của nhà trường hiện nay còn nghèo nàn, chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình vận dụng các phương pháp dạy học mới. Ví dụ: chưa có đủ bản đồ, atlát, các tài liệu tham khảo cần thiết phực vụ cho học sinh tự học tập, tự nghiên cứu. Các lớp học, phòng học còn chưa đủ để tổ chức cho học sinh tự làm việc, học tập theo nhóm, tổ…

Tât cả những khó khăn nói trên, hiện nay đều có ảnh hưởng không nhỏ đến việc cải tiến, thay đổi phương pháp dạy học địa lí trong nhà trường phổ thông.

Tuy nhiên, trước yêu cầu giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học phát triển lấy học sinh làm trung tâm thì một số phương pháp dạy học truyền thống cần phải được cải tiến hoặc thay thế bằng một số phương pháp mới có hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 83)