NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH TỰ LỰC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 32)

gò bó, gán ghép một chiều. Chẳng hạn khi nói về Địa lí Việt Nam, không nên chỉ nêu những thuận lợi mà phải đề cặp đến cả những khó khăn, trở ngại. Không chỉ nên phân tích sự giàu đẹp của đất nước ta mà phải nói đến cả những mặt hạn chế. Nêu lên những mặt khó khăn, hạn chế chính là để giáo dục cho học sinh tinh thần trách nhiệm và long mong muốn cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc.

- Khi dạy Địa lí kinh tế - xã hội phải luôn luôn lien hệ những kiến thức địa lí với thực tiễn sản xuất, với tình hình xã hội ở địa phương và ở trong nước, đặc biệt là với các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Về mặt này, môn Địa lí có nhiều thuận lợi bởi vì đường lối, chính sách là nguồn quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước.

- Một biện pháp rất có hiệu quả trong việc giáo dục học sinh là phải tổ chức cho họ khảo sát, tìm hiểu địa phương về mọi mặt: tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội. Thực tế địa phương được phân tích sâu sắc chính là cơ sở có tính thuyết phục cao, có thể chuyển biến tư tưởng, tình cảm của các em.

- Để cho việc giáo dục học sinh them sâu sắc, cũng cần chú ý đến thực tế của bản thân các em. Phải quan tâm đến tình cảm, những suy nghĩ, những hành động của các em trong đời sống hàng ngày để từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp nhất.

- Một điều quan trọng có tác dụng lớn nữa là bản than giáo viên phải phấn đấu trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Chỉ khi nào người thầy có những tư tưởng, tình cảm cao đẹp thì mới truyền cảm được cho các em, mới trở thành người :kĩ sư tâm hồn thực sự”.

IV. NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH TỰ LỰC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌCSINH SINH

Nguyên tắc này được rút ra từ tính quy luật về sự thống nhất giữa hoạt động dạy và học trong quá trình dạy học. Bảo đảm nguyên tắc này thực chất là đòi hỏi sự kết hợp tối ưu giữa vai trò chủ động, tự lĩnh hội tri thức của người học sinh với vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên. Trong những năm gần đây, nhiều công trình về lí luận dạy học đã phê phán khuynh hướng dạy học của nhà trường truyền thống là không đáp ứng được yêu cầu về bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ trong giai đoạn mới của cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật. Dựa trên cơ sở của việc vận dụng trí nhớ, khuynh hướng dạy học cũ không phát huy được đầy đủ khả năng, không tạo điều kiện phát triển tu duy và năng lực sáng tạo cho học sinh. Khuynh hướng dạy học đó cũng không làm cho học sinh biết cách tự lĩnh hội tri thức, phát huy năng lực tự giáo dục, mở rộng và đào sâu tri thức - điều quan trọng đối với mỗi công dân trong thời đại hiện nay.

Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, việc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh cũng không phải là một việc dễ dàng.

+ Muốn đảm bảo tính tự lực của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức, mỗi giáo viên phải giáo dục cho học sinh tự giác nhận thức được nhiệm vụ học tập của mình, làm cho họ hiểu rõ: vì sao họ phải cố gắng học tập, nhiệm vụ học tập đòi hỏi họ phải làm những gì và kết quả ra sao? v.v…

Nói chung, trước hết đó là vấn đề làm cho học sinh ý thức được động cơ học tập.

Đối với môn Địa lí, một trong những môn học chưa được học sinh quan tâm đúng mức trong nhà trường phổ thông thì việc làm cho học sinh có được động cơ học tập đúng đắn là một vấn đề khó khăn đối với giáo viên.

Ngoài ra, bản than học sinh cũng phải được chuẩn bị chu đáo và cụ thể về mặt kĩ năng học tập bộ môn thì mới có thể lĩnh hội được những tri thức địa lí mới.

Học sinh phải biết tự lực phân tích các sự kiện, hiện tượng địa lí, biết khái quát hoá, hệ thống hoá cũng như vận dụng tri thức địa lí vào thực tiễn học tập dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên. Điều đó có nghĩa là học sinh phải nắm được các thao tác tư duy, biết vận dụng tri thức vào các tình huống mới và bước đầu biết vận dụng các thao tác tư duy sang tạo như: biết phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề v.v…

+ Nguyên tắc bảo đảm sự phát triển của tư duy, cũng là bảo đảm sự ưu tiên của tư duy so với trí nhớ.

Cho đến nay, nhiều học sinh vẫn quan niệm rằng: Địa lí là một môn học đòi hỏi phải học thuộc lòng kiến thức như: phải nhớ số liệu, địa danh, vị trí của các lãnh thổ trên bản đồ v.v…Muốn cho học sinh khỏi có nhận thức sai lầm này giáo viên phải tránh lối dạy nhồi nhét kiến thức thiên về mô tả, trình bày số liệu làm cho học sinh thụ động thu nhận thông tin, mà phải biết tổ chức cho học sinh tự giác nắm tài liệu cần lĩnh hội theo một trình tự logic chặt chẽ. Những nội dung cơ bản cần phải được khắc sâu và làm nổi bật. Về phía học sinh, ngoài việc nắm vững các thao tác tư duy cần phải thương xuyên vận dụng các tri thức để giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí được đề cập đến trong quá trình học tập cũng như trong đời sống thực tế.

Họ cần thuờng xuyên được kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ phát triển về tư duy của mình.

Câu hỏi và thảo luận

1. Ý nghĩa của việc đề cao các nguyên tắc dạy học? Những nguyên tắc của việc dạy học Địa lí có thực sự cần thiết không? Ngoài các nguyên tắc nêu trên, anh (chị) còn biết những nhuyên tắc dạy học nào khác nữa?

2. Theo ý kiến anh (chị) thì nguyên tắc nào được vận dụng trong dạy học Địa lí là có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao?

3. Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học và tính vừa sức có mâu thuẫn nhau không? Chúng thể hiện như thế nào trong việc dạy học Địa lí.

4. Về nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống và liên hệ với thực tiễn, anh (chị) hãy cho một số ví dụ minh hoạ sự cần thiết của nguyên tắc này đối môn Địa lí.

5. Anh (chị) hãy liên hệ xem từ trước đến nay trong dạy học Địa lí đã thực hiện nguyên tắc bảo đảm tính giáo dục như thế nào?

6. Theo anh (chị) thì chương trình và sách giáo khoa Địa lí hiện nay đã bảo đảm được các nguyên tắc nêu ra chưa?

Chương V

NHỮNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊA LÍ

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w