III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ
b) Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lí qua các số liệu thống kê kinhtế và các biểu đồ
biểu đồ
Các số liệu thống kê kinh tế có ý nghĩa nhất định trong việc hình thành các tri thức về Địa lí tự nhiên cũng như Địa lí kinh tế - xã hội. Chúng “soi sáng và giải thích được nhiều khái niệm và quy luật về địa lí”. Nhiều luận điểm, lí thuyết cũng có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn khi có số liệu chúng minh. Ví dụ: khi dạy về một lãnh thổ, các số liệu về diện tích, độ cao của núi, về nhiệt độ, lượng mưa, về chiều dài của các con sông, về dân số…làm cho các khái niệm về lãnh thổ, về kinh tế xã hội của lãnh thổ đó trở nên cụ thể, rõ ràng hơn.
Trong Địa lí kinh tế - xã hội, nhờ những số liệu, học sinh có thể xác định được cơ cấu của các ngành kinh tế, giải thích được tốc độ tăng trưởng, trình độ phát triển của các nước v.v…
Cho học sinh làm quen với phương pháp sử dụng và phân tích các số liệu là một trong những biện pháp làm tăng vốn hiểu biết về thực tiễn của các em, bởi vì các số liệu không chỉ có trong các tài liệu địa lí mà chúng còn được giới thiệu rộng rãi trên các báo, các tạp chí, các tài liệu thông tin địa chúng.
Thông thường, trong quá trình dạy học Địa lí, giáo viên giới thiệu các số liệu, chủ yuế là để cùng với học sinh giải thích, làm sáng tỏ nội dung bài học hoặc cho học sinh phân tích để khai thác các tri thức địa lí mới.
Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý, số liệu chỉ có tác dụng làm rõ hoặc làm chỗ dựa để nêu bật ý nghĩa của những tri thức địa lí chứ bản thân chúng không phải là tri thức địa lí.
Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng các số liệu, giáo viên cần bồi dưỡng cho học sinh năng lực so sánh, đối chiếu, phân tích các số liệu. Ví dụ: khi dạy Địa lí kinh tế - xã hội, giáo viên có thể cho học sinh so sánh các số liệu về dân số các nước, về sản phẩm của các ngành kinh tế hoặc đối chiếu những số liệu giữa các năm, giữa các địa phương để tìm ra các mối quan hệ về số lượng dân cư, về sự phát triển kinh tế (giữa số lượng và thời gian), về sưựphân hoá lãnh thổ (giữa số lượng và không gian)…
Trong một số trường hợp, để tìm ra được những kiến thức mới cần phải xử lí các số liệu với các tính toán phức tạp. Ví dụ: khi nghiên cứu giao thông vận tải, cần phải tính toán các số liệu về chiều dài các loại đường, về số lượng các phương tiện giáo thông, về tỉ trọng các loại hang hoá vận chuyển để có thể rút ra được nhận xét về trình độ giao thông của một nước, một khu vực.
Các số liệu trong Địa lí rất đa dạng, chúng được đưa vào hầu hết các bài trong sách giáo khoa với nhiều mục đích khác nhau. Có thể chia các số liệu ra làm hai loại chính: các số liệu riêng biệt và các số liệu xếp thành bảng.
- Các số liệu riêng biệt là những số liệu thống kê dùng riêng rẽ để cụ thể hoá một số đối tượng địa lí nào đó về mặt số lượng. Ví dụ: khi trình bày diện tích lãnh thổ nước Anh, số liệu 244.000 km2 sẽ làm cho học sinh có một nhận định bước đầu về quy mô lãnh thổ và diện tích của nó so với một số nước khác. Ngoài ra, các số liệu riêng biệt còn dùng để định lượng, minh hoạ, lí giải cho việc chứng minh, phân tích các hiện tượng, khái niêm, quy luật Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội…
Ví dụ: Nền kinh tế của nước nào cũng đều có các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại v.v…nhưng nó chỉ giống nhau về hình thức. Mỗi nước, trên thực tế lại có những đặc điểm riêng về tài nguyên thiên nhiên, về khoáng sản, về năng lực sản xuất v.v…Vì vậy, mỗi nước cũng có những sắc thái riêng và mỗi ngành kinh tế của từng nước lại có những điểm khác nhau. Muốn xác định được mức độ phát triển cũng như tính chất của chúng phải căn cứ vào các số liệu về sự phát triển, số lượng lao động, số vốn đầu tư, số lượng hàng hoá, số lượng sản phẩm và nguyên vật liệu xuất nhập khẩu v.v…Muốn thế, phải dẫn chứng bằng những số liệu cụ thể.
Các số liệu riêng biệt do cách tính với những đơn vị khác nhau có thể nêu được những mối quan hệ giữa hai, ba yếu tố. Ví dụ: Tình hình sản xuất thép của một số nước có thể tính bằng vài trăm triệu tấn nhưng cũng có thể tính bằng vài chục nghìn kg trên đầu người (kg/người) v.v…Cách tính thứ nhất chú trọng vào lượng thép tuyệt đối mà nước đó sản xuất được, còn cách tính thứ hai lại chú trọng vào mối quan hệ giữa sản xuất thép với dân số.
Các số liệu riêng biệt thường được biểu hiện bằng nhiều loại chỉ số khác nhau.
+ Số liệu riêng biệt biểu hiện bằng một chỉ tiêu số lượng. Đó là một số tuyệt đối có kem 2theo đơn vị, trị số. Ví dụ: Tổng lượng sản xuất điện của Nhật Bản năm 1987 bao gồm nhiệt điện 533 tỷ KWh, điện
nguyên tử là 189 KWh v.v…Đơn vị tính tổng lượng cũng rất đa dạng. Ví dụ: 71 triệu con lợn hay 153 m3
gỗ, 25 kg than…
+ Số liệu riêng biệt cũng có thể biểu hiện bằng một chỉ tiêu tương đối: nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu tổng lượng tuyệt đối thì nhiều khi không làm rõ được các mối quan hệ, lúc đó ngưòi ta phải dùng đến các số liệu biểu hiện chỉ số tương đối hoặc chỉ tiêu bình quân. Số liệu về chỉ tiêu tương đối là số so sánh giữa hai chỉ tiêu tổng lượng có liên quan với nhau dùng để nêu rõ bản chất của nhiều hiện tượng và quá trình phát triển kinh tế của một ngành, một vùng, một nước, một khu vực…Ví dụ: tỉ lệ gia tăng dân số hang năm của châu Mỹ La Tinh từ 1983 đến 1985 là 2,3%, tỉ lệ trẻ em dưới độ tuổi lao động là 40% dân số v.v…Ở đây, các số liệu thống kê đã đưa ra tỉ lệ tương đối để so sánh giữa số lượng gia tăng dân số tự nhiên, số lượng trẻ em dưới 15 tuổi so với tổng số dân của châu Mỹ La Tinh trong các năm, từ 1983 đến 1985.
Chỉ tiêu tương đối lại có thể phân ra hai loại: chỉ tiêu so sánh và chỉ tiêu bình quân.
+ Chỉ tiêu so sánh: là loại chỉ tiêu tương đối, so sánh hai hoặc nhiều chỉ tiêu tổng lượng của cùng một loại hiện tượng, trong những điều kiện khác nhau về loại hình, về thời gian, về không gian…để làm rõ mặt kết cấu, tình hình phát triển, sự khác biệt trên các lãnh thổ v.v…
Hình thức biểu hiện của hai loại chỉ tiêu này có thể dùng một bội số, một phân số hay một số phần trăm. Ví dụ: Sản lượng gang thép của nước A (năm 1997) bằng 233,5% sản lượng gang thép của nước B. Năm 1970, nước X sản xuất bình quân 88 kg thép/đầu người…
Trong quá trình giảng dạy Địa lí, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh bổ sung phân tích và xử lí các số liệu.
Khi hướng dẫn học sinh phân tích số liệu để rút ra kết luận, tìm những kiến thức mới, cần theo quy trình sau:
a) Xác định mục đích của việc phân tích số liệu; b) Đánh giá số liệu;
c) Phân tích, so sánh và đối chiếu các số liệu (sử dụng một số phép tính đơn giản để rút ra những nhận xét cần thiết, kể cả việc sử dụng máy tính);
d) Thể hiện các số liệu (lập bảng, xây dụng biểu đồ);
e) Nêu kết luận và giá trị của số liệu trong việc nắm kiến thức và mở rộng kiến thức.
+ Trong các tài liệu địa lí, các số liệu nhiều khi còn được tập hợp thành các biểu, bảng. Việc hướng dẫn học sinh đọc số liệu trong các biểu, bảng cũng cần thiết cho việc khai thác tri thức. Trước hết, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh chú ý đọc tiêu đề của bảng, đề mục của các cột, đọc đơn vị và thời gian đi kèm với các số liệu, cả những phần chú thích ở cuối bảng.
Trong khi phân tích nội dung các bảng số liệu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm ra những mối quan hệ giữa các số liệu, phân tích chúng theo nội dung từng vấn đề thể hiện trong các cột số, các hang. Việc so
sánh, đối chiếu các số liệu theo hang dọc, hang ngang là hết sức cần thiết, để rút ra những nhận xét và kết luận.
Tất nhiên, đây học sinh cũng phải suy nghĩ, vận dụng những tri thức địa lí đã có, kết hợp với kĩ năng phân tích các số liệu thì mới tìm ra được những tri thức địa lí mới.
Trong dạy học địa lí, bảng số liệu thường được phân ra hai loại: bảng số liệu đơn giản và bảng số liệu phức tạp.
Bảng số liệu đơn giản: gồm có nhiều số liệu, nhưng trong đó chỉ nói về một nội dung.
Ví dụ: Bảng tỉ lệ % các nhóm tuổi của dân số Ấn Độ (trang 137 sách giáo khoa Địa lí 11, NXB Giáo dục 1992). Thời điểm điều tra Tổng số (nghìn người) Trong đó 15 tuổi 13 – 15 tuổi > 60 tuổi 1.7.1986 766.135 289.178 261.243 47.060
Hoặc bảng số liệu nói về giá trị sản lượng công nghiệp của một số quốc gia, ở nhiều thời điểm khác nhau.
Năm Tổng giá trị sản lượng công nghiệp (triệu đồng) 1990 1991 1992 1993 1999 2000 100.789 150.634 170.241 200.324 230.000 245.000
Bảng số liệu phức tạp: gồm có nhiều số liệu nói về một nội dung nào đó lại chia ra nhiều đề mục, có quan hệ với nhau hoặc bao gồm nhiều đề mục khác nhau, tính theo thời gian. Ví dụ: Dân số và lao động Thái Lan.
Năm Dân số Lực lượng Trong đó Tỉ lệ
Có việc làm (ngh.người) thất nghiệp (ngh.người) 1988 54,55 30.518 29.518 927 3,1 1989 55,49 31.206 30.206 433 1,4 1990 56,34 … … … …
Trong bảng này chỉ nêu ra một nội dung là dân số và lao động của Thái Lan, nhưng được chia ra nhiều đề mục khác nhau: tổng số dân, lực lượng lao động, số lao động có việc làm, số thất nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp. Những đề mục này có quan hệ chặt chẽ với nhau và thể hiện rõ nội dung chính của bảng.
- Đọc tên bảng số liệu và xác định mục đích của bảng nhằm giải quyết nội dung gì, vấn đề gì của bài, của chương.
- Đọc đề mục, cột dọc, cột ngang.
- Giải thích các số liệu trong bảng (Theo đơn vị nào? Vào năm nào?). - Đưa ra nhận xét về đặc điểm hiện tượng được biểu thị qua số liệu.
- Các số liệu được sử dụng vào nội dung nào? Phần nào của bài (phân tích và tìm mối liên hệ giữa các số liệu trong bảng).
- Rút ra nhận xét (kết luận) khi khai thác bảng số liệu.
+ Một biện pháp thường được sử dụng trong các tài liệu địa lí là chuyển các số liệu thành đồ thị và biểu đồ.
Đồ thị nói chung là sự thể hiện các số liệu bằng hình thức đồ hoạ, còn biểu đồ là sự biểu hiện các mối quan hệ giữa các số liệu bằng đồ thị. Từ trước đến nay, một số giáo viên thường hiểu lầm rằng chỉ những hình vẽ đường biểu diễn có hai trục toạ độ (kiểu toán học) mới là đồ thị (graphique), còn tất cả các hình vẽ biểu hiện các số liệu khác đều là biểu đồ (diagramme). Thực ra, nếu căn cứ vào các định nghĩa trên thì một số biểu đồ có thể coi là đồ thị vì chúng đều là những hình thức biểu hiện các số liệu bằng đồ hoạ và như vậy, chúng ta sẽ có: các đồ thị đường biểu diễn, các đồ thị hình tròn, hình vuông…
Chỗ khác nhau cơ bản nhất giữa đồ thị và biểu đồ là: đồ thị chỉ là một phương tiện trực quan hoá các số liệu bằng hình vẽ. Ví dụ: vẽ một hình chữ nhật để biểu hiện diện tích một nước, một đường biểu diễn để biểu hiện dân số trong các năm 1960, 1970, 1980…(không có ý so sánh), còn biểu đồ thì lại là một phương tiện để trực quan hoá các mối quan hệ về số liệu bằng hình vẽ. Ví dụ: hình vẽ biểu hiện so sánh tỉ lệ diện tích của hai nước trên một hình tròn…
Nếu dựa vào bản chất của biểu đồ trong dạy học thì biểu đồ có thể phân ra các loại sau:
a) Biểu đồ cơ cấu: Biểu hiện những số liệu của các bộ phận trong tổng thể hoặc tỷ trọng của một hoặc nhiều thành phần so với tổng thể. Cách thể hiện có thể trình bày bằng hình tròn, hình vuông, hình tam giác hoặc hình cột…
b) Biểu đồ so sánh: Dùng để so sánh những số liệu đã trực quan hoá của hiện tượng này với hiện tượng khác. Cách thể hiện có thể là hình tròn, hình cột…
c) Biểu đồ động thái: Dùng để nêu quá trình phát triển của các hiện tượng qua các số liệu đã được trực quan hoá. Cách thể hiện có thể là đường, là các cột…
Hiện nay, dựa vào cơ sở toán học, người ta có thể phân ra các loại: biểu đồ đường biểu diễn, biểu đồ hình cột, biểu đồ hình tròn và biểu đồ hình vuông, biểu đồ hình khối v.v…Tuy có nhiều loại, nhưng đối với học sinh phổ thông, các biểu đồ được dùng phổ biến hơn cả là: biểu đồ đường biểu diễn, biểu đồ hình tròn và biểu đồ hình cột. Mỗi loại biểu đồ đều có công dụng riêng. Ví dụ: để biểu hiện sự phát triển của một ngành kinh tế, người ta có thể lấy các số liệu về số lượng sản phẩm trong từng thời gian, vẽ thành một
biểu đồ hình cột hay thành một biểu đồ đường biểu diễn. Hai biểu đồ này đều đạt được mục đích là biểu hiện được tình hình phát triển của ngành kinh tế đó. Tuy nhiên, giữa hai biểu đồ vẫn có sự khác nhau. Biểu đồ cột có ưu điểm chính là làm nổi bật được mối tương quan về mặt số lượng sản phẩm trong từng thời gian, nhưng lại không làm rõ được đặc điểm của quá trình phát triển ngành kinh tế đó như biểu đồ đường biểu diễn.
Những số liệu, khi được thể hiện thành biểu đồ, bao giờ cũng có tình trực quan làm cho học sinh tiếp thu tri thức được dễ dàng, tạo nên hứng thú trong học tập.
Trong dạy học Địa lí, việc yêu cầu học sinh vẽ các biểu đồ là một nội dung không thể thiếu được khi làm các bài tập và bài thực hành. Có vẽ được biểu đồ thì các em mới hình thành được kĩ năng, hiểu rõ được công dụng của từng loại biểu đồ và từ đó nắm vững các phân tích, khai thác những tri thức địa lí.
Việc phân tích các biểu đồ cũng tương tự như cách phân tích các số liệu nhưng có khó hơn. Ở đây, học sinh vừa phải có kĩ năng đọc biểu đồ, vừa phải có những tri thức về các số liệu thống kê cũng như các tri thức về địa lí.
Quy trình phân tích biểu đồ có thể theo các bước sau:
- Xác định biểu đồ thuộc loại nào? Được thể hiện bằng hình thức nào? - Xác định nội dung thể hiện của biểu đồ.
- Phân tích các số liệu được thể hiện trên biểu đồ.
- Xác định vị trí, vai trò của từng thành phần trong biểu đồ. - Nêu nhận xét phục vụ cho việc tìm hiểu, mở rộng tư thức địa lí.