Tính hệ thống là một dấu hiệu đặc trưng của tri thức khoa học. Khi xét riêng về nguyên tắc này, chúng ta thấy nó yêu cầu bảo đảm không những đối với nội dung dạy học mà còn cả với việc tổ chức lĩnh hội tri thức của học sinh.
+ Tính hệ thống của môn Địa lí được phản ánh trong hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của chương trình và sách giáo khoa Địa lí dung trong nhà trường phổ thông.
Tất nhiên, hệ thống tri thức này không nhất thiết phải phản ánh hoàn toàn đúng trình tự hệ thống Khoa học Địa lí, bởi vì chương trình học cũng như sách giáo khoa ở trường phổ thông còn phụ thuộc vào một số yêu cầu khác nữa về mặt sư phạm, nhưng về cơ bản, nó vẫn phù hợp với logic của Khoa học Địa lí. Ví dụ: Địa lí đại cương được học trước Địa lí khu vực, Địa lí tự nhiên được học trước Địa lí kinh tế - xã hội v.v…
+ Nếu như nội dung tri thức địa lí đưa vào học trong nhà trường phổ thông đã được quy định theo một hệ thống nhất định thì việc dạy học Địa lí cũng phải tuân theo hệ thống đó.
Giáo viên phải quan tâm đến việc nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa không chỉ ở lớp mình, cấp mình đang dạy mà cả ở những lớp, những cấp có liên quan. Có như vậy mới thấy được vị trí của giáo trình
mình phụ trách trong toàn bộ hệ thống tri thức ở nhà trường phổ thông, mới thấy hết mối lien hệ của nó với các giáo trình khác. Đối với giáo trình từng lớp cũng vậy, ngay từ đầu năm học, giáo viên phải nghiên cứu, nắm vững mục đích, yêu cầu và tinh thần cả toàn giáo trình, mối lien hệ giữa các chương, mục, giữa các bài, có nghĩa là phải nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của toàn bộ giáo trình.
Ngoài ra, người giáo viên Địa lí còn phải chú ý tìm hiểu các mối quan hệ liên môn, bởi vì trong khi xây dựng chương trình, chính những mối quan hệ liên môn đã được cân nhắc để quy định thứ tự sắp xếp các môn học trong kế hoạch dạy học ở trường phổ thông. Điều đó có nghĩa là mỗi môn học đều có những mối quan hệ về mặt tri thức với các môn khác, dựa vào các môn đó và phục vụ cho các môn đó.
Môn Địa lí là một môn có nhiều tri thức liên quan đến các môn: Toán, Lí, Sinh, Hoá, Sử, Kinh tế, Kĩ thuật v.v…Vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống tri thức của môn Địa lí không thể tách rời khỏi việc nghiên cứu các mối quan hệ lien môn này.
+ Muốn nắm vững tri thức khoa học, nếu chỉ mới hiểu biết nó trong hệ thống không thôi thì chưa đủ mà còn phải lien hệ nó trong thực tiễn. Mọi khoa học, trong đó có Địa lí, đều là kết quả nhận thức của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn. Trong nhà trường, muốn học sinh tiếp thu được các cơ sở khoa học, cần khái quát những thành thành tựu khoa học đó bằng những kết quả thực tiễn. Vì thế muốn nắm vững tri thức khoa học phải luôn luôn liên hệ với thực tiễn, với đời sống.
Đối với môn Địa lí, thực tiễn trước hết là đường lối và các chủ trương, chính sách xây dựng đất nước, phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước. Cơ sở xuất phát của các đường lối, chủ trương đó phần lớn là dựa trên tình trạng các điều kiện, các nguồn lợi tự nhiên, nguồn lao động, tình hình khai thác và sử dụng chúng v.v…tức là thực tiễn của đất nước ta. Đó cũng là nội dung học tập của môn Địa lí.
Thực tiễn đối với bộ môn Địa lí còn là những diễn biến xảy ra trong đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta và trên thế giới mà sách giáo khoa không thể nào phản ánh được một cách cụ thể, nhanh chóng và kịp thời. Thực tiễn còn bao gồm cả đời sống bản thân của học sinh, những kinh nghiệm của cá nhân họ. Hang ngày, nhờ tiếp xúc với thiên nhiên, với các hoạt động kinh tế - xã hội, đọc sách báo, nghe đài, xem vô tuyến truyền hình, thăm các cuộc triễn lãm, tham gia lao động sản xuất v.v…mà các em tích luỹ được nhiều kiến thức thực tế. Nếu giáo viên biết khai thác những kinh nghiệm sống đócủa các em thì việc dạy học Địa lí sẽ thuận lợi, sâu sắc và vững chắc hơn nhiều.
+ Liên hệ dạy học với thực tiễn cần được thực hiện theo hai chiều.
Một mặt lấy thực tiễn để bổ xung cho nội dung dạy học Để lí, làm cho nội dung đó thêm phong phú, sinh động, mặt khác tập cho học sinh vận dụng tri thức địa lí vào cuộc sống, vào lao động sản xuất và các hoạt động khác. Muốn cho học sinh làm được đều đó thì giáo viên phải chú ý rèn luyện cho họ nắm được một cách vững chắc các kĩ năng, kĩ xảo địa lí cần thiết như: kĩ năng sử dụng bản đồ, kĩ năng quan sát, phân tích, lập các bản thống kê, biểu đồ, kĩ năng tìm hiểu, điều tra thực tế, khảo sát địa phương v.v…