Phương pháp hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá hay phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 120)

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ

k) Phương pháp hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá hay phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tìm tòi, khám phá hay phương pháp nghiên cứu là một trong những phương pháp cơ bản, có tác dụng phát huy triệt để tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Phương pháp dạy học này dựa trên cơ sở tâm lí, cho rằng nhân cách của người học được hình thành thông qua các hoạt động chủ động và sáng tạo, thông qua các hành động có ý thức. Mầm mống của phương pháp này đã có ở trên thế giới từ cuối thế kỷ XIX. Trong những năm 70 của thế kỷ XX, nó đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước tiên tiến như Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô (cũ) v.v…

Tìm tòi, khám phá vốn là những từ chung chỉ một loại sáng tạo, mang tính tích cực, đòi hỏi người học phải tìm ra những điều còn bí ẩn hoặc những cách còn chưa biết để giải quyết một vấn đề. Như vậy, tìm tòi, khám phá là một quá trình, một dãy những hoạt động được tiến hành theo một trật tự nhất định nhằm tìm kiến câu trả lời cho một vấn đề đã được thừa nhận và có thật.

Mục đích chủ yếu của phương pháp này là giúp cho học sinh làm quen với hoạt động sáng tạo cũng như phát triển năng lực tư duy, độc lập.

Câu trả lời không phải được lấy ra từ một cuốn sách có sẵn, mà do chính học sinh rút ra được dựa trên kết quả tìm tòi của bản thân như: sưu tầm các nguồn thông tin, phân tích các tài liệu, số liệu, biểu, bảng v.v…để đưa ra kết luận và quyết định phương án giải quyết hợp lí nhất.

Trong phương pháp tìm tòi, khám phá nội dung kiến thức địa lí được tập trung vào việc xác định những vấn đề cốt lõi, những khái niệm và những kiến thức cơ bản nhất. Nếu như trong phương pháp dùng lời (thuyết trình, giảng giải…) nội dung kiến thức do giáo viên trình bày thường mang tính chất liệt kê và mô tả các sự kiện thì trong phương pháp tìm tòi, khám phá nó được thay thế bằng việc để cho học sinh tự tìm hiểu, phân tích những vấn đề đặt ra trước họ.

Trong phương pháp tìm tòi, khám phá học sinh có vai trò quan trọng hơn trong phương pháp trình bày. Ở đây, học sinh hợp tác với giáo viên trong việc khám phá các khía cạnh của vấn đề được đặt ra chứ không thụ động ngồi nghe giáo viên thuyết trình. Học sinh tự quan sát thực tế, thu thập số liệu…còn giáo viên giữ vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện.

Phương pháp tìm tòi, khám phá không coi học sinh là người tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà là người lĩnh hội tri thức một cách tích cực, có suy nghĩ. Họ biết sắp xếp và đánh giá các sự kiện, số liệu… thu được từ môi trường xung quanh. Họ cũng tích cực tham gia vào toàn bộ quá trình học tập: từ việc xác định vấn đề đến việc rút ra kết luận. Trong quá trình đó, học sinh được huấn luyện và trở thành người biết suy nghĩ một cách có phê phán.

Trong phương pháp tìm tòi, khám phá nội dung không phải là mục đích mà là phương tiện để đạt được mục đích.

Qua việc thực hiện đầy đủ các khâu cần thiết để tìm ra câu trả lời cho vấn đề, học sinh hình thành được kĩ năng học tập của mình, óc phê phán được phát triển. Họ cũng học được cách thử nghiệm các vấn đề, phân tích và đánh giá thông tin, đưa ra quyết định trên cơ sở lựa chọn các phương án.

Phương pháp tìm tòi, khám phá là phương pháp nên dùng đối với các lớp cuối cấp THPT vì học sinh đã có trình độ kiến thức, kĩ năng nhất định và nhất là đã nắm vững các biện pháp hoạt động nhận thức.

Tuỳ theo mức độ tự lực về tuy duy của học sinh (tái hiện, tìm tòi một phần, nghiên cứu) và cách thức hướng dẫn của giáo viên, phương pháp này có ba mức độ (dạng): tái tạo, tự lực một phần và tự lực hoàn toàn như sơ đồ sau đây:

Mức độ tự lực về tư duy của học sinh

Mức độ hướng dẫn trực tiếp của giáo viên Dạng phương pháp 1. Tái hiện - Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên

- Học sinh thực hiện theo mẫu của giáo viên đã cho

Tái tạo

2. Tìm tòi một phần - Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. - Học sinh thực hiện theo mẫu của giáo viên đã làm.

Tự lực một phần

3. Nghiên cứu - Tự lực hoàn toàn theo mẫu hướng dẫn của giáo viên.

Tóm lại, phương pháp tìm tòi, khám phá mặc dù có nhiều ưu điểm trong việc phát triển tư duy và hình thành kĩ năng cho học sinh, nhưng nó cũng cần một số điều kiện nhất định.

- Về phía giáo viên: trước hết, giáo viên phải nắm vững kiến thức, kĩ năng. Ngoài ra, phải chuẩn bị chu đáo kế hoạch hướng dẫn học sinh trong từng bước của quá trình thực hiện, nhất là đối với học sinh mới làm quen với phương pháp này.

- Về phía học sinh: học sinh phải có năng lực trí tuệ, động cơ học tập tốt, hứng thú trong việc tìm toi, nghiên cứu khoa học và điều cần nhất là phải được bồi dưỡng thường xuyên về năng lực tự học.

Ngoài ra, một số điều kiện khác cũng không kém phần quan trọng là phải có thời gian tối thiểu để học sinh có thể đọc các tài liệu tham khảo (ngoài sách giáo khoa).

Trong quá trình sử dụng phương pháp tìm tòi, khám phá nên theo trình tự các bước sau: - Nhận biết vấn đề.

- Xác định vấn đề.

- Thu thập tài liệu, số liệu và các dữ kiện thích hợp. - Sắp xếp và phân tích số liệu, dữ kiện.

- Xây dựng các giải pháp, dự định hoặc giả thuyết giải quyết vấn đề. - Đưa ra kết luận.

Người học không nhất thiết phải khám phá ra một chân lí, nhưng có thể tìm ra chân lí mới đối với bản than. Đối với học sinh, vấn đề tìm tòi khám khá có thể là những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, cũng có thể là một vấn đề nào đó có lien quan đến nội dung học vấn có trong chương trình. Trong quá trình làm việc tự lực của học sinh, giáo viên phải hướng dẫn những lệch lạc, kiểm tra kết quả và tổ chức đánh giá.

Những bài tập được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu, có thể chiếm trọn vẹn 1 tiết trên lớp. Song cũng có những bài tập có thể kéo dài thời gian như loại bài tập nghiên cứu một vấn đề về Địa lí địa phương ở lớp 12.

Câu hỏi và thảo luận

1. Trong quá trình dạy học, nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên là gỉ? Hãy nói rõ quan điểm của anh (chị).

2. Theo anh (chị), quan niệm “Lấy học sinh làm trung tâm” nên hiểu như thế nào? Quan niệm này có gì mới.

3. Phân tích ưu, nhược điểm của các nhóm phương pháp dùng lời truyền thống.

4. Nêu vai trò của phương pháp hình thành kĩ năng cho học sinh. Trong các kĩ năng địa lí, cần chú trọng rèn luyện những kĩ năng nào cho học sinh? Tại sao?

Chương VIII

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 120)