Các hình thức dạy học nội khoá, ngoại khoá

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 34)

I. NHỮNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Các hình thức dạy học nội khoá, ngoại khoá

+ Những hoạt động dạy học được ghi cụ thể trong kế hoạch, chương trình gọi là những hoạt động nội khoá. Các hoạt động này bao giờ cũng có tính bắt buộc đối với bất cứ học sinh nào trong lớp và kết quả học tập phải được giáo viên nhận xét, kiểm tra, đánh giá. Các hoạt động nội khoá địa lí được tổ chức dưới hình thức tiết học, có thời gian quy định chặt chẽ theo thời khoá biểu và được tiến hành ở trong lớp, trong phòng bộ môn hoặc ở ngoài vườn địa lí. Với một số nội dung, tuỳ theo mức độ cần thiết có thể tiến hành thực hiện thong qua các hình thức tham gia, khảo sát ở ngoài thực địa. Trong những trường hợp này, thời gian có thể thay đổi (không phải chỉ là 45 phút) để thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế.

+ Song song với hoạt động nội khoá còn có những hoạt động khác phục vụ cho việc dạy học nhưng không được ghi trong chương trình. Ví dụ : các cuộc tham quan, khảo sát các cơ sở nông, công nghiệp, sưu tầm các mẫu vật tự nhiên hoặc tham gia các hoạt động ngoại khoá. Hoạt động ngoại khoá thường có quan hệ chặt chẽ với hoạt động nội khoá nhằm mục đích hỗ trợ, giúp cho học sinh nắm vững những kiến thức của chương trình một cách toàn diện và có khả năng vận dụng chúng vào cuộc sống thực tiễn.

Những hoạt động này có ưu điểm là trong một mức độ nào đó vừa thoả mãn mong muốn vui chơi nhẹ nhàng cho các em như: du lịch, cắm trại, văn nghệ kết hợp với tìm hiểu địa phương v.v…vừa tạo điều kiện

hướng các em tự giác, tích cực trau dồi kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết và rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo bộ môn (kĩ năng quan sát, thu thập tư liệu, phân tích, tổng hợp v.v…).

Hoạt động ngoại khoá thường dựa trên cơ sở tự nguyện của học sinh, phần lớn là những học sinh khá có hứng thú và yêu thích bộ môn.

Khi xác định hướng và nội dung hoạt động ngoại khoá, giáo viên có thể mở rộng những vấn đề trong hệ thống kiến thức của chương trình hoặc củng cố những nội dung đã được trình bày trên lớp…Tuy nhiên tất cả những nội dung đó cần đạt được mục đích là nâng cao tầm hiểu biết của học sinh và khêu gợi được sự thích thú của các em.

Hoạt động ngoại khoá đối với chương trình Địa lí phổ thong có thể bao gồm những nội dung sau:

+ Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên của địa phương. Ví dụ: các dạng địa hình: núi, đồi, đồng bằng; quan sát một con song, một dảy rừng, tìm hiểu những danh lam, thắng cảnh của địa phương v.v…

+ Tìm hiểu những vấn đề bảo vệ môi trường như: vấn đề bảo vệ đất đai, nguồn nước, vấn đề chống phá rừng, săn bắn bừa bãi các động vật quý, hiếm v.v…

+ Tìm hiểu các nội dung có liên quan đến sản xuất và đòi sống địa phương như: tình hành sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, các ngành kinh tế chính của địa phường…

Một điểm cần chú ý khi xác định nội dung hoạt động ngoại khoá là cần đặc biết chú ý đến đối tượng và môi trường được lựa chọn. Chẳng hạn, ở miền núi, nội dung tìm hiểu có thể là một dạng hang động đá vôi, một sườn núi có ruộng bậc thang, ở trung du có thể là một dạy rừng trồng trnê đồi, một nhà máy thuỷ điện nhỏ, ở thành phố có thể là một nhà máy, một công vên cây xanh v.v…Ngoài ra, đối với từng lớp, do học sinh có lứa tuổi khác nhau, các nội dung được chọn cũng cần phải có sự khác nhau về mức độ đơn giản hoặc phức tạp sao cho phù hợp với trình độ của các em. Đối với học sinh các lớp dưới, nên hướng các em vào việc tìm hiểu một hiện tượng tự nhiên, một ngành kinh tế cụ thể của địa phương hoặc có thể phối hợp với việc giáo dục lao động, hướng dẫn các em làm những đồ dùng học tập như: đắp mô hình, làm bộ sưu tập mẫu đất, đá, cây cỏ v.v…

Đối với học sinh các lớp trên, nội dung ngoại khoá có thể nâng cao hơn, gợi cho các em mở rộng những điều đã học trên lớp nhằm khắc sâu và hệ thống hoá kiến thức như: nghiên cứu các ngành kinh tế địa phương thông qua việc tìm hiểu Địa lí địa phương.

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w