Giáo án Địa lí

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 127)

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO VIỆC GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VÊN ĐỊA LÍ 1 Kế hoạch dạy học toàn năm

4. Giáo án Địa lí

Giáo án không chỉ cần thiết cho những bài nắm kiến thức và kĩ năng mới, vận dụng kiến thức và kĩ năng, khái quát hoá và hệ thống hoá v.v...mà còn cần cho các loại bài như thực hành trên lớp, ngoài thực địa v.v...

Tuỳ theo hình thức tổ chức dạy học, tuỳ theo nội dung từng bài mà giáo án phải soạn sao cho phù hợp. Nói chung, giáo án là bản thiết kế các công việc sẽ diễn ra giữa thầy và trò ở trên lớp, trong thời gian một tiết học. Nó cũng là văn bản thể hiện một cách cụ thể những điều suy nghĩ, những dự định của giáo viên khi chuẩn bị bài.

Giáo án, thực ra chỉ có giá trị và ý nghĩa quan trong đối với bản thân người giáo viên. Khi lên lớp, với giáo án để trên bàn, giáo viên có thể yên tâm tiến hành những công việc dự định theo trình tự mà không sở quên hay thiếu sót. Tuy nhiên, không loại trừ những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, không đúng với những đều đã ghi trong giáo án. Trong trường hợp này, giáo viên bắt buộc phải sử dụng kinh nghiệm của bản thân để giải quyết một cách linh hoạt và khéo léo, hướng quá trình dạy học đi vào những mục tiêu đã định. Để giải quyết trường hợp đó, nhiều khi giáo viên phải thay đổi cả phương pháp dạy học.

Chính vì thế, việc soạn giáo án có nhiều mức độ khác nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm riêng của từng giáo vên. Rõ ràng là đối với nhựng giáo viên mới vào nghề thì việc chuẩn bị giáo án càng kĩ, càng chu đáo càng tốt. Đối với các giáo viên có kinh nghiệm và đã dạy lâu năm thì giáo án có thể sơ lược hơn (chẳng hạn: không phải ghi lại nội dung chi tiết của những kiến thức cần phải dạy...,) nhưng vẫn phải đảm bảo được việc nêu trình tự của những hoạt động tương ttác giữa thầy và trò để hoan thành các mục tiêu của vài học.

Hiện nay, để đảm bảo công tác quản lí chuyên môn, các trường đều yêu cầu giáo viên phải có giáo viết khi lên lớp. Mẫu giáo án không cố định nhưng thường có cac1 mục sau: tên bài, ngày dạy, lớp, mục đích, yêu cầu của bài, hoạt động của thầy và trò tương ứng với các đề mục chính của bài.

Theo kinh nghiệm của nhiều giáo viên thì mẫu của một giáo án có thể như sau: - Tên bài...lớp...

- Giáo án số ...thuần thứ... - Múc đích – yêu cầu của bài. + Về kiến thức:

+ Về kĩ năng:

+ Về phát triển tư duy:

Đề mục Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Trong phần đề mục và thời gian của tiết học (hay còn gọi là cấu trúc của tiết học) giáo viên cần vận dụng linh hoạt các bước lên lớp cùng với nội dung của bài. Nội dung của bài có thể theo trình tự các mục đã được sắp xếp trong sách giáo khoa hoặc có thể cấu tạo lại (chia nhỏ hoặc gộp các mục lại với nhau), nhưng vẫn phải bảo đảm tính khoa học và tình lôgic của bài.

- Nội dung, phương pháp giảng dạy và cách tổ chức công việc dạy học của giáo viên và học sinh là khâu trung tâm của giáo án. Ở phần này cần ghi rõ hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh (đặc biệt là hoạt động nhận thức), mối quan hệ giữa hoạt động của giáo viên và học sinh (qua việc giáo viên đặt câu hỏi, kích thích học sinh tìm câu trả lời hướng dẫn học sinh khai thác các phương tiện hoạt động (bản đồ, biểu đồ v.v...) cũng như các câu tiểu kết, các câu hỏi và bài tập kiểm tra v.v...

Giáo án phải ghi cụ thể công việc của giáo viên như: nội dung tài liệu sẽ trình bày ở từng mục, các phương tiện - thiết bị cần sử dụng ở từng đoạn, nội dung các câu hỏi (hoặc hệ thống câu hỏi gợi mở, thảo luận), các bài tập nhận thức (nếu có) và các phương pháp sử dụng khi trình bày đề mục đó (ví dụ như: sử dụng phương pháp đàm thoại ở nội dung A, sử dụng phương pháp khai thác bản đồ ở nội dung B v.v...). Trong giáo án, cũng cần ghi các vấn đề cần hỏi học sinh, vấn đề gì cần để học sinh tranh luận hoặc cách gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm câu trả lời, động viên, đánh giá học sinh khi phát biểu, định thời gian kiểm tra nhận thức ở cuối giờ (vấn đáp hay vấn viết, nội dung các câu hỏi kiểm tra...).

Nếu giáo án ghi được cụ thể các công việc thì khi tiến hành bài học giáo viên sẽ không bị động, tiết kiệm được thời gian và tránh được những hoạt động thừa (ví dụ: lúng túng vì câu hỏi nêu ra không rõ ràng hoặc chưa chuẩn bị được câu trả lời khi học sinh thắc mắc v.v...).

Hoạt động của học sinh thể hiện ở chỗ: phần nào cần ghi chép, phần nào cần phải huy động năng lực nhận thức để tìm ý, trả lời các câu hỏi của giáo viên, nhận xét câu trả lời của bạn để lĩnh hội kiến thức một cách tích cực. Ngoài ra, cũng cần ghi nội dung nào học sinh phải làm bài tập, bài thực hành v.v...

Giáo án tốt được xem xét không phải chỉ là phần soạn mà cả phần đánh giá sau khi bài học được tiến hành. Nhìn chung, giáo án tốt phải đạt được những yêu cầu chủ yếu sau đây:

- Phản ánh được nội dung cơ bản của bài, của chương trình, của sách giáo khoa và phù hợp với trình độ học sinh, bảo đảm tính khoa học, tính lôgic. Giáo án phải vận dụng được các phương pháp dạy học mới. - Thể hiện được các điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng vùng, từng địa phương.

- Tạo được điều kiện thuận lợi để giáo viên lên lớp đạt hiệu quả. - Tạo được điều kiện cho học sinh phát triển tư duy tốt.

Hiện nay, với đà phát triển của Lí luận dạy học (nói chung) và Lí luận dạy học Địa lí (nói riêng), một số cán bộ nghiên cứu và giảng dạy môn Địa lí đã đề xuất một số giáo án, trong đó giáo viên là người tổ chức, chỉ đạo các hoạt động, học sinh tự khai thác tri thức với những phương pháp và hình thức linh hoạt, đa dạng từ định hướng đến khâu kết luận, đánh giá như: Thiết kế bài giảng theo tiến trình tổ chức các hoạt động; thiết kế bài giảng theo hướng coi học sinh là người tìm tòi, tự nghiên cứu; thiết kế bài giảng theo hình thức thảo luận; thiết kế bài giảng có sử dụng các phương tiện về thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại (sử dụng băng Video giáo khoa, sử dụng chương trình vi tính có nội dung địa lí phù hợp với nội dung bài giảng trong sách giáo khoa) v.v...

Ví dụ: Cấu trúc cụ thể của giáo án một tiết học địa lí ”lấy học sinh làm trung tâm” theo tiến trình tổ chức các hoạt động có thể như sau:

Bước Nội dung Giáo viên Học sinh

1 Ổn định lớp 2 Bài mới

1. Định hướng

+ Nêu rõ vấn đề, mục đích.

+ Con đường, phương thức, phương tiện... để đạt mục đích.

+ Vật cản, cách xử lí...

+ Chuẩn bị tâm thế để được giáo viên hướng dẫn.

+ Nhận nhiệm vụ: hhiểu thấu đáo nhiệm vụ và cách thực hiện. 3 2. Tiến hành các hoạt động Tổ chức các hoạt động Hoạt động 1: Hoạt động 2: Hoạt động 3:...

Hoạt động khai thác tri thức:

T1: Nghiên cứu cá nhân và trao đổi với bạn. T2: Thể hiện (trình bày vấn đề, hợp tác với bạn theo nhóm, lớp...) T3: Tự điều chỉnh, tự đánh giá. 4 3. Kết luận Đánh giá

+ Kết luận các vấn đề: tri thức, kỹ năng + Đánh giá kết quả tự học của học sinh

+ Đánh giá kết quả học tập + Hệ thống hoá các kiến thức

+ Điều chỉnh kết quả học tập, kỹ năng 5 Hoạt động

nối tiếp

+ Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp + Tiếp nhận các hướng dẫn dễ thực hiện, chuẩn bị cho bài học đến.

Quá trình tiến hành các hoạt động của học sinh tuỳ thuộc vào vấn đề, có thể theo các bước sau:

Từ T1 – nghiên cứu cá nhân đến T2 - thể hiện: trao đổi, hợp tác với bạn, báo cáo kết quả nghiên cứu cá nhân, tập thể... đến T3 - tự điều chỉnh, đánh giá kết quả học tập ban đầu(sau khi có kết luận của lớp, của giáo viên).

Về hình thức, tuy giáo án không nhất thiết phải có năm bước nhưng khi viết giáo án cần quan tâm thích đáng đến ý nghĩa của các bước trong cấu trúc tiết học.

- Bước định hướng

Khác với cấu trúc của các tiết học truyền thống, khi vào bài mới, giáo viên chỉ giới thiệu sơ lược tên bài học. Định hướng trong tiết học theo cấu trúc lấy học sinh làm trung tâm có tác dụng giúp học sinh hiểu rõ những nội dung quan trọng cần khai thác, các kĩ năng cần đạt, các công việc cần phải làm với những phương pháp nào, phương tiện gì...Tất cả các vấn đề trên đều có tác dụng chuẩn bị một tâm thế chủ động cho học sinh trong việc khai thác các tri thức địa lí.

- Bước tổ chức các hoạt động của học sinh khai thác tri thức

Với tiết học lấy học sinh làm trung tâm, hoạt động dạy học của giáo viên không có nghĩa truyền thụ những kiến thức có sẵn mà phải tổ chức, điều khiển hoạt động của từng học sinh để hình thành thái độ, năng lực, phương pháp và ý chí học tập trong việc khai thác tri thức. Chính vì thế, việc xây dựng một tiến trình hợp lí với các hình thức dạy học, phương pháp dạy học thích hợp với đặc điểm của lớp học là một công việc quan trọng trong tiết học trên lớp.

- Bước kết luận, đánh giá

Kết luận của giáo viên trong tiết học không phải là việc cũng cố bài học mà là một sự công nhận về mặt khoa học các kiến thức, các nội dung học vấn mà học sinh đã nghiên cứu. Qua kết luận của giáo viên, học sinh sẽ tự đánh giá, điều chỉnh, hệ thống hoá các tri thức đã phát hiện được. Cuối cùng là công việc kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình tự học của học sinh.

- Bước hướng dẫn hoạt động tiếp theo

Đây là những hoạt động học tập, nghiên cứu của học sinh do giáo viên yêu cầu thực hiện để nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng và chuẩn bị cho bài học mới.

Như vậy, xét về mặt cấu trúc của tiết học Địa lí mới thì nó đã có những chỗ khác biệt cơ bản, so với tiết học theo phương pháp dạy học truyền thống. Sự khác biệt thể hiện rõ nét nhất trong các khâu từ định hướng, tổ chức các hoạt động của học sinh khai thác tri thức đến khâu kết luận vấn đề, đánh giá hoạt động học tập của học sinh. Song khi thực hiện cấu trúc giáo án trên cần chú ý tiến hành xác định nội dung kiến thức cho từng hoạt động 1, 2, 3 v.v...Mối quan hệ giữa các hoạt động và nội dung kiến thức sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và các phương tiện thích hợp, có hiệu quả cao.

Ví dụ:Giáo án Địa lí lớp 12.

Chương 2: Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội Tiết 5: Lao động và việc làm

1. Mục đích: Giúp học sinh:

- Hiểu được những vấn đề đang đặt ra đối với việc sử dụng lao động, phương hướng giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.

- Biết phân tích các vấn đề trên tại địa phương. 2. Những nội dung chính:

- Nguồn lao động nước ta hiện nay

- Sự phân bố lao động theo lãnh thổ, cơ cấu lao động theo ngành và thành phần kinh tế. - Vấn đề việc làm: phương hướng và những giải pháp.

3. Tài liệu và phương tiện. - Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Các biểu đồ, bảng số liệu trong SGK.

- Các tài liệu: tỉ lệ lao động trong các ngành kinh tế theo thành phần kinh tế. 4. Tiến trình hoạt động.

Đề mục Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Định hướng:

Giáo viên nêu vắn tắt các ý: Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, dồi dào là nguồn lao động quý để phát triển kinh tế xã hội. Đang có những vấn đề cần giải quyết: sử dụng hợp lí nguồn lao động và giải quyết việc làm. Thông báo mục tiêu, hướng nghiên cứu. Ghi bảng tên chương, bài, đề mục.

1. Nguồn lao động Hoạt động 1: (3phút)

Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, ghi vào phiếu cá nhân.

Nghiên cứu SGK, ghi các thông tin theo yêu cầu vào phiếu học tập.

2. Việc sử dụng lao động

- Cơ cấu lao động theo ngành. - Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế.

Hoạt động 2: (5p + 5p) Nghiên cứu theo nhóm hai vấn đề:

1- Cơ cấu lao động theo ngành.

2- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế. + Trả lời hai câu hỏi:

1. Tại sao cơ cấu lao động theo ngành chậm chuyển biến?

2. Yếu tố tạo nên sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế?

+ Chọn hai nhóm báo cáo: mỗi nhóm một vấn đề. + Chất vấn của các nhóm khác.

Nguyên cứu theo nhóm: (nhóm gồm hai bàn) hai vấn đề.

Tư liệu: sách giáo khoa, biểu đồ và số liệu thống kê trên phiếu học tập.

+ Cử đại diện nhóm báo cáo.

+ Học sinh nghe báo cáo, điều chỉnh kết qủa đã nghiên cứu.

- Hiện trạng việc là tại nông thôn.

- Hiện trạng việc làm tại thành thị.

4. Giải pháp?

các vấn đề:

+ 1. Hiện trạng việc làm tại nông thôn, các giải pháp. + 2. Hiện trạng việc làm tại thành thị, các giải pháp. Hoạt động 4: (5p) Cho một học sinh đóng vai Chủ tịch Thành phố, hai học sinh đóng vai phóng viên. Các phóng viên sẽ phỏng vấn ông Chủ tịch về các giải pháp sử dụng lao động tại địa phương.

+ Nhóm 1, 3, 5: vấn đề 1 + Nhóm 2, 4, 6: vấn đề 2 Báo cáo kết quả.

Một vấn đề/nhóm + Đóng vai:

+ Hai học sinh đóng vai Giáo viên tóm tắt các vấn đề, nhận xét, cho học sinh tự đánh giá. Có thể cho điểm một số học sinh đã có thái độ tích cực trong học tập.

Hoạt động tiếp nối:

- HS vẽ biểu đồ theo các số liệu trang 23 (SGK Địa lí 12). Phân tích mối quan hệ trong vấn đề lao động tại thành thị và nông thôn.

- Thủ tìm hiểu vấn đề lao động tại địa phương.

tự đánh giá kết quả đã nghiên cứu. Điều chỉnh, bổ xung các thông tin đã ghi trong phiếu học tập.

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 127)