III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ
i) Phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa Địa lí
Sách giáo khoa Địa lí là tài liệu chính nhằm cụ thể hoá nội dung của chương trình, bảo đảm việc cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng địa lí phù hợp với mục đích, yêu cầu dạy học môn học trong nhà trường phổ thông.
Toàn bộ nội dung sách giáo khoa địa lí bao gồm những tri thức địa lí được lựa chọn, cấu tạo phù hợp với tính hệ thống của khoa học địa lí, với yêu cầu của nhà trường và với trình độ học sinh.
Nội dung của sách giáo khoa được biểu hiện bằng hai kênh: kênh hình và kênh chữ.
+ Kênh chữ bao gồm một hệ thống bài học, bài đọc thêm, các câu hỏi, bài tập, bài thực hành và những chỉ dẫn có tính sư phạm (chữ in nghiêng, ghi chú…) được sắp xếp theo thứ tự, phù hợp với lí luận dạy học (được xác định cho từng cấp học).
Kênh chữ là cơ sở đáng tin cậy để giáo viên chuẩn bị giáo án, xác định mục đích, yêu cầu, nội dung của các bài dạy cụ thể. Căn cứ vào đó, giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp và những đồ dùng dạy học cần thiết.
+ Kênh hình gồm một hệ thống các bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu thống kê, biểu đồ…bổ sung cho các bài viết. Nhiệm vụ chủ yếu của nó không phải là minh hoạ cho bài học, mà có giá trị tương đương với kênh chữ, là một nguồn thông tin dưới dạng trực quan.
Chính vì vậy, sách giáo khoa là tài liệu chính để học sinh học tập, khai thác tri thức. Giáo viên nên chú ý hướng dẫn cho học sinh biết cách sử sụng sách giáo khoa một cách đúng đắn (đặc biệt là kênh hình) trong quá trình dạy học thì học sinh sẽ nắm được tri thức khoa học chính xác và có hệ thống, rèn luyện được năng lực tư duy, trí thông minh, tích tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập.
Việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa ở trên lớp chủ yếu nhằm giúp các em khai thác được nội dung bài học (qua kênh chữ và kênh hình), hiểu được các vấn đề chính của bài và tìm được lời giải đáp cho những câu hỏi đặt ra.
Có thể nói việc sử dụng sách giáo khoa trên lớp của học sinh tốt hay không lien quan chặt chẽ đến việc hướng dẫn của giáo viên. Ở các lớp khác nhau, cách làm việc với sách giáo khoa của học sinh cũng khác nhau, tuỳ theo đặc điểm lứa tuổi, đặc biệt là tuỳ theo đặc điểm của từng loại bài.
Để giúp học sinh làm quen với nội dung sách giáo khoa, ngay trong tiết học đầu tiên của năm học, giáo viên cần dành thời gian hướng dẫn cho các em nắm được cấu trúc của sách giáo khoa, các chương mục, các bài…
Một trong những nhược điểm của học sinh hiện nay là thích học bài tóm tắt do giáo ciên ghi trên bảng hơn là học theo sách giáo khoa. Nguyên nhân là do giáo viên còn coi nhẹ, chưa quan tâm đến kĩ năng tự làm việc với sách giáo khoa của học sinh.
Trước đây, nhiều người còn quan niệm sách giáo khoa là tài liệu có tính pháp lệnh, giáo viên khi dạy phải theo sát tứng ý, cân nhắc từng chữ trong sách giáo khoa. Đó là một điều làm cho giáo viên bị gò bó, không thể hiện được năng lực học tập của học sinh. Nó có tác dụng cụ thể hoá mức độ, nội dung của chương trình nhưng không hạn chế giáo viên sữa đổi cấu trúc, câu chữ, cách trình bày để phù hợp với trình độ học sinh.
Trong quá trình làm việc với sách giáo khoa trên lớp, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách làm việc với từng bộ phận như: với bài viết (nắm được trọng tâm, ý chnh1 của từng đoạn, làm được dàn bài tóm tắt…) với tranh ảnh, lược đồ (biết khai thác các chi tiết đặc trưng có lien quan đến địa lí), với các câu hỏi, bài tập (củng cố, rèn luyện kĩ năng…).
+ Việc hình thành kĩ năng sử dụng sách giáo khoa.
Trước đây, một số giáo viên quan niệm việc sủ dụng sách giáo khoa chỉ là việc àm với bài viết và những bộ phận cấu thành nên bài viết. Đối với sách giáo khoa Địa lí điều này không hoàn toàn đúng vì cấu trúc của sách đòi hỏi phải sử dụng kết hợp tất cả các thành phần của sách thì mới đem lại hiệu quả cho mỗi bài giảng.
Mỗi bài giảng trong chương trình đều đòi hỏi giáo viên và học sinh sử dụng một cách đồng thời các thành phần: bài viết, lược đồ, bảng thống kê, câu hỏi, tháp tuổi v.v…thì mới hiểu được toàn vẹn nội dung bài giảng. Mỗi một thành phần, ngoài bài viết đều góp phần cùng với bài viết, chuyển tải nội dung kiến thức. Nó đòi hỏi giáo viên và học sinh phải khai thác hết những thông tin cần thiết mà mỗi thành phần đem lại. Mỗi thành phần trong sách đều có vai trò và vị trí xác định. Nó không đơn giản chỉ là phần minh hoạ mà chính bản than nó cũng là kiến thức.
Sự phối hợp các phương pháp sử dụng sách giáo khoa trong một giờ giảng sẽ tạo cho học sinh óc phán đoán, tư duy dựa trên việc phân tích, so sánh, tổng hợp, lien hệ với với các sự kiện, giúp các em có khả năng học tập, nghiên cứu, tìm tòi cái mới…Những kết quả của quá trình làm việc đó đã tạo cho các em niềm hứng thú, say mê học tập, nghiên cứu khoa học, giải quyết tốt nội dung bài học.
Với ý nghĩa thiết thực đó, người giáo viên địa lí khi sử dụng sách giáo khoa trong giảng dạy và hướng dẫn học tập, cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Vai trò của sách giáo khoa trong dạy học Địa lí.
- Đặc điểm cấu trúc và các thành phần cấu trúc của sách giáo khoa Địa lí. - Ý đồ về phương pháp của tác giả thể hiện trong sách giáo khoa.
- Những kĩ năng làm việc với các thành phần của sách giáo khoa.
- Việc kết hợp sách giáo khoa với các phương tiện dạy học (bản đồ, các phương tiện nghe –nhìn và các tài liệu đọc ngoài lớp) trong giảng dạy Địa lí.
- Việc sử dụng sách giáo khoa ở các khâu của quá trình dạy học (trong nghiên cứu bài mới, trong củng cố bài, kiểm tra và đánh giá…).
+ Nội dung của sách giáo khoa:
Mỗi bài, mỗi chương trong sách giáo khoa đều thể hiện rõ tính mục đích của nó, giáo viên phải có nhiệm vụ hướng dẫn cho học sinh đi theo con đường (cái đích) đã định trước. Chính vì thế, ngay khi bước vào tiết học đầu tiên của năm học, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm được nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học. Thông qua mục lục của sách giáo khoa, học sinh phải nắm được nội dung của sách giáo khoa gồm có mấy chương, bao nhiêu bài khoá, bài tập, bài thực hành…Trong từng chương có những vấn đề gì, từ đó các em sẽ thấy được nhiệm vụ học tập của bản than phải như thế nào để có thể nắm được những kiến thức đó.
Khi nghe giảng trên lớp, cũng như thời gian tự học ở nhà, học sinh phải xác định được nội dung chủ yếu của bài viết trong sách giáo khoa. Các em phải nắm được ý nghĩa của từng phần trong bài, hiểu được mối quan hệ giữa các đề mục và biết kết hợp nội dung kênh chữ với những tranh ảnh ở kênh hình.
+ Kĩ năng làm việc với các loại bài trong sách giáo khoa: - Với loại bài giới thiệu (mở đầu).
Đây là loại bài được xếp ở đầu của mỗi cuốn sách giáo khoa. Nó đảm nhiệm vai trò giới thiệu một giáo trình mới (Ví dụ: “Môn Địa lí kinh tế - xã hội lớp 10”) hoặc môn “Địa lí kinh tế - xã hội lớp 11”) v.v… Các bài này thường ngắn, cô đọng, súc tích và có dung lượng kiến thức vừa phải.
Kĩ năng làm việc với loại bài này có thể tiến hành theo trật tự sau: - Giáo viên cho học sinh đọc một lần.
- Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở khéo léo hoặc đưa ra những câu hỏi ở cuối bài cho học sinh trả lời, nhằm làm rõ kiến thức trong bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt những ý chính.
Nói chung với dạng bài này, chỉ cần cho học sinh đọc là các em có thể hiểu và nắm được nội dung. Cùng với sự hỗ trợ của lược đồ đi kèm với bài viết, các em có thể tự chọn lọc ý và ghi nội dung bài vào vở theo sự hiểu biết của bản than. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần nêu cho học sinh rõ những kiến thức trọng tâm để sau này các em có thể vận dụng một cách linh hoạt vào các bài học khác.
+ Kĩ năng làm việc với loại bài có cấu trúc chặt chẽ Đây là dạng bài chủ yếu trong các sách giáo khoa Địa lí.
Ví dụ: trong chương trình Địa lí kinh tế - xã hội, khi trình bày về nền kinhtế ở các quốc gia, sách giáo khoa thường nêu lên các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hay những vấn đề xã hội như dân số, lao động v.v…Các ngành kinh tế trên có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, tạo nên một cơ cấu kinh tế hài hoà. Vì vậy, tuy nghiên cứu riêng từng ngành kinh tế nhưng cũng không tách rời khỏi nền kinh tế chung và khi xem xét một ngành thì luôn luôn có sự lien hệ với các ngành khác. Ví dụ: khi đánh giá nền công nghiệp thì không thể không nói đến nông nghiệp, bởi vì nông nghiệp là cơ sở cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp nhẹ. Đồng thời, khu vực nông nghiệp còn là thị trường tiêu thụ sản phẩm của công nghiêp. Khi đánh giá sự phát triển ngành giao thông vận tải của một quốc gia, tức là nói đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó, bởi vì chính giao thông vận tải là tấm gương phản chiếu sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực…
Với dạng bài này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh phân loại kiến thức để tìm ra kiến thức trọng tâm, cơ bản và các kiến thức phát triển, mở rộng…Theo kinh nghiệm của nhiều giáo viên có thể tiến hành xây dựng sơ đồ cấu trúc nội dung bài giảng. Trong sơ đồ phải trình bày được những kiến thức chính (có thể coi là những khái niệm cơ bản) và những kiến thức phụ, tức là những kiến thức phát triển, mở rộng. Có thể minh hoạ bằng sơ đồ như sau:
Con đường hình thành
Để xây dựng được sơ đồ cần hướng dẫn cho học sinh xác định được: - Trọng tâm của bài.
- Những khái niệm cơ bản và những khái niệm (nội dung) phát triển, mở rộng. - Mối lien hệ giữa kiến thức, tức là mối quan hệ giữa các khái niệm cơ bản.
Như vậy, nội dung của bài học thực chất là một chuỗi liên tiếp những đơn vị kiến thức và kĩ năng được sắp xếp theo một trình tự nhất định, có mối quan hệ nhân quả hoặc lien kết kiến thức chặt chẽ, có quy luật. Trong sơ đồ, cần sử dụng rộng rãi các phương tiện mã hoá (các loại kí hiệu, ô khung, mũi tên, màu sắc…) soa cho dễ hiểu, dễ nhớ và dễ nắm kiến thức của bài.
Trong dạy học Địa lí có lập ra các kiểu sơ đồ bài học sau:
Sơ đồ chứng minh hay giải thích dùng để phản ánh nội dung bài học một cách trực quan để khái quát, dễ tiếp thu.
Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống hoá một chương, một phần kiến thức của bài học. Sơ đồ kiểm tra dùng để đánh giá năng lực tiếp thu hiểu biết của học sinh, đồng thời giúp cho giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung bài học.
Việc sử dụng loại sơ đồ nào là chính tuỳ thuộc vào nội dung cụ thể của từng bài học. Kiến thức chính
(khái niệm cơ bản ) 2 Kiến thức phát triển mở rộng (khái niệm phụ ) cấp 1 Kiến thức phát triển mở rộng (khái niệm phụ ) cấp 1 Khái niệm phụ cấp 2 diễn dịch quy nạp
Việc lựa chọn kiến thức của bài học để xây dụng sơ đồ chính là cách làm buộc học sinh phải chủ động tư duy để tiếp thu kiến thức. Nhờ đó, học sinh hình thành được kĩ năng khai thác kiến thức từ sách giáo khoa. Việc rèn luyện kĩ năng khai thác sách giáo khoa cho học sinh bằng cách xây dựng các sơ đồ bài học sẽ nâng cao được nhận thức, cũng như phát triển tư duy cho học sinh.
+ Kĩ năng làm việc với các bài tập và câu hỏi:
Sau mỗi bài học (tiết lên lóp) đề có câu hỏi và bài tập thực hành. Mục đích là giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức và biết cách vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống có hiệu quả. Ví dụ: trong sách giáo khoa Địa lí lớp 11 THPT có khoảng 150 câu hỏi và 13 bài thưựchành. Trong số đó, một phần ba là các câu hỏi tái hiện kiến thức trọng tâm, một phần ba là các câu hỏi và bài tập về kĩ năng phân tích các số liệu thống kê và lược đồ. Phần còn lại là những câu hỏi phát triển tư duy, đòi hỏi học sinh phải vận dụng trí thông minh và óc sáng tạo. Để làm việc với các câu hỏi và bài tập được tốt, học sinh phải biết chọn những nguồn thông tin cần thiết, trả lời đúng các câu hỏi và giải quyết chính xác các bài tập, bài thực hành.
Để có được kĩ năng nêu trên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh theo trình tự sau:
Cho học sinh đọc kĩ, rõ các yêu cầu của từng câu hỏ, từng bài tập…Gợi ý cho học sinh nắm thật chính xác ý chính của câu hỏi, của bài tập v.v…
Gợi ý cho học sinh tìm những kiến thức có trong sách, lien quan đến câu hỏi hoặc bài tập.
Dựa vào câu trả lời của học sinh, giáo viên động viên, uốn nắn giúp các em trả lời chính xác, đạt yêu cầu đề ra.