KHUYNH HƯỚNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐỊA LÍ TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 53)

TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Trong nhà trường hiện nay, danh mục các thiết bị và phương tiện dạy học của môn Địa lí tuy đã khá phong phú về mặt số lượng, nhưng thực ra, nó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của việc dạy học Địa lí.

Vậy số lượng và chất lượng của các thiết bị và phương tiện dạy học Địa lí nên như thế nào? Từ lâu, đây vẫn là một vấn đề băn khoăn của những người làm công tác giảng dạy và những người làm công tác thiết bị.

Ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã cố gắng tiêu chuẩn hoá (về số lượng, chất lượng) thiết bị và phương tiện cho từng môn, từng lớp, nhưng do yêu cầu của việc cải tiến phương pháp dạy học ngày càng cao nên danh mục các thiết bị, phương tiện cũng phải luôn luôn thay đổi để thích ứng với yêu cầu đó. Hiện nay, trong công tác thiết bị trường học và thiết bị của từng môn học thường có các khuynh hướng sau: + Xác định các phương tiện và thiết bị tối thiểu cho từng môn, ở từng cấp học, từng lớp học.

- Các thiết bị và phương tiện tối thiểu là các loại thật sự cần thiết, bắt buộc phải có để giáo viên và học sinh có thể thực hiện yêu cầu nắm kiến thức và rèn luyện kĩ năng của bộ môn. Ví dụ: đối với Địa lí là quả địa cầu và các bản đồ (tổng hợp, tự nhiên, kinh tế, chính trị ...) tranh ảnh, mô hình...

- Các thiết bị và phương tiện tối ưu là các loại phương tiện hiếm, đắt tiền (bao gồm cả các phương tiện kĩ thuật), rất cần thiết cho việc dạy học bộ môn, nhưng do điều kiện hạn chế (về kinh phí, về mạng lưới điện v.v...) nên không phải trường nào cũng có. Ví dụ: thư viện với các sách tham khảo quý hiếm, máy chiếu phim, máy vi tính, hệ thống các phim ảnh, băng video, đĩa mềm, đĩa CD...có nội dung địa lí.

+ Tăng cường các thiết bị và phương tiện có nhiều tính năng, sử dụng được ở nhiều cấp, nhiều lớp, nhiều bài khác nhau.

Ví dụ: Các tập Atlat địa lí, các loại bản đồ trống để giáo viên và học sinh điền thêm vào các yêu cầu của người sử dụng, các bộ sư tập, các hộp mẫu vật tổng hợp v.v...

+ Tăng cường các thiết bị và phương tiện nghe nhìn, giúp cho việc hình thành ở học sinh các biểu tượng, khái niệm, các kĩ năng, kĩ xảo cụ thể và chính xác. Ví dụ: Các loại máy chiếu hình, đầu máy video, băng ghi âm, đĩa CD v.v...

+ Tăng cường các thiết bị và phương tiện giúp cho học sinh tự lĩnh hội kiến thức, tự rèn luyện kĩ năng, tự kiểm tra tri thức v.v...Ví dụ: các máy trắc nghiệm đơn giản, các máy kiểm tra kiến thức, các tài liệu trắc nghiệm v.v...

+ Tăng cường các phương tiện tự làm đơn giản và rẻ tiền. Các phương tiện này không những cần thiết trong điều kiện nhà trường của chúng ta hiện nay, mà ngay cả ở những nước tiên tiến, có trình độ khoa học phát triển cũng vẫn được coi trọng. Môn Địa lí cũng như một số môn học khác đã được các cơ quan chuyên trách cung cấp các thiết bị dạy học, nhưng thực ra, chưa có một loại làm sẵn nào có thể hoàn chỉnh tới mức tối đa cho tất cả các nội dung kiến thức của chương trình. Do vậy, người giáo viên Địa lí trong hoạt động của mình phải dần dần tìm cách tạo điều kiện cho môn học có một hệ thống phương tiện và thiết bị hoàn chỉnh.

Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cùng làm với mình một số đồ dùng dạy học đơn giản như: vẽ một số bản đồ, sơ đồ về tự nhiên, kinh tế, thu thập tranh ảnh trong sách báo, sưu tập những mẫu vật v.v...Cũng có những bộ sưu tập dễ làm nhưng lại có tác dụng rất tốt, ví dụ như: những bộ sưu tập về các mẫu sản vật địa phương, các giống lúa, các loại cây công nghiệp, đất đá, các sản vật của địa phương...

Một phần của tài liệu Lí luận dạy học Địa lí (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w