Ảnh hưởng của thành phần K2HPO4, KCL và MgSO4 bổ sung vào môi trường lên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hoạt chất kìm hãm αglucosidaza từ Aspergillus oryzae và hướng ứng dụng (Trang 96)

5. Bố cục luận án

3.3.3. Ảnh hưởng của thành phần K2HPO4, KCL và MgSO4 bổ sung vào môi trường lên

trường lên men đến khả năng hình thành AGIs bằng A.oryzae T6

Thành phần của các chất khoáng trong môi trường nuôi cấy có ý nghĩa và ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng cũng như sinh tổng hợp hoạt chất sinh học của vi sinh vật. Các chất khoáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh sản của sợi nấm, kích thích sự tạo hoạt chất sinh học. Ảnh hưởng của các loại khoáng (K2HPO4; KCL và MgSO) với các nồng độ bổ sung khác nhau được khảo sát trong thí nghiệm này nhằm tìm ra nồng độ thích hợp cho lên men A.oryzae T6 hình thành AGIs có hoạt tính kìm hãm α-glucosidase cao. Để nâng cao hoạt tính kìm hãm α-glucosidase trong môi trường đỗ đen xanh lòng bằng A.oryzae T6,

dựa trên cơ sở chuyển hóa tinh bột thành glucose và chuyển tiếp các nguyên tố vô cơ (đa lượng và vi lượng) ảnh hưởng tới sự phát triển của nấm mốc. P, S rất cần cho vi sinh vật. Việc chọn nồng độ K2HPO4; KCL và MgSO4 thích hợp trong môi trường lên men, chúng tôi tiến hành lên men rắn trong các điều kiện giống nhau, chỉ khác nhau về lượng K2HPO4; KCL và MgSO4 trong môi trường mỗi khay đã được trình bày ở Bảng 2.1 (mục 2.3.4.3). Xác định hoạt tính kìm hãm α-glucosidase của sản phẩm sau lên men tương ứng với từng thí nghiệm, từ đó xác định được tỷ lệ thành phần K2HPO4; KCL và MgSO4 bổ sung trong môi trường lên men phù hợp lên men A.oryzae T6 cho hoạt tính kìm hãm α-glucosidase cao được chọn làm thông số lên men hình thành AGIs.

Hình 3.12 Ảnh hưởng của thành phần K2HPO4, KCL và MgSO4 bổ sung vào môi trường lên men bằng A.oryzae T6 đến hoạt tính kìm hãm α-glucosidase

Kết quả Hình 3.12 cho thấy, khi lên men A.oryzae T6trên môi trường đỗ đen xanh lòng ban đầu có thành phần tỷ lệ K2HPO4; KCL và MgSO4 khác nhau cho khả năng sinh tổng hợp hoạt tính kìm hãm α-glucosidase là khác nhau, trên môi trường bổ sung K2HPO4; KCL và MgSO4 cho năng hình thành AGIs với hoạt tính kìm hãm α-glucosidase đạt cao hơn không bổ sung. Hoạt tính kìm hãm α-glucosidase dao động trong khoảng 61,30 ± 0,81 % ở môi trường MT0 (không bổ sung thành phần K2HPO4; KCL và MgSO4) đến 72,60 ± 0,78 % ở môi trường MT3.

Kết quả cho thấy nên sử dụng lượng S, P, K thích hợp với tỷ lệ như ở môi trường MT3, có nghĩa là tỷ lệ khối lượng đỗ đen xanh lòng : cám gạo : K2HPO4 : KCL :

MgSO4 là 900 : 100 : 0,4 : 0,08 : 0,4 cho lên men hình thành AGIs cao nhất bằng

A.oryzae T6, hoạt tính kìm hãm α-glucosidase đạt 72,60 ± 0,78 % sau 60 giờ lên men ở nhiệt độ 30 ± 20C.

3.3.4. Ảnh hưởng pH ban đầu của môi trường lên men đến khả năng hình thành AGIs bằng A.oryzae T6

Để xác định pH ban đầu trong môi trường đỗ đen xanh lòng thích hợp cho hình thành AGIs, tiến hành thí nghiệm lên men bề mặt ở các môi trường có pH ban đầu khác nhau từ pH 3,5 đến pH 7,5 cố định điều kiện lên men bề mặt là sử dụng môi truờng rắn - đỗ đen xanh lòng có bổ sung 10% cám gạo. Thực nghiệm xác định pH ban đầu trong môi trường đỗ đen xanh lòng thích hợp cho hình thành hoạt tính kìm hãm α-glucosidase theo phương pháp ở mục 2.3.4.5. Xác định hoạt tính kìm hãm α-glucosidase của sản phẩm sau lên men tương ứng với từng thí nghiệm, từ đó xác định được pH ban đầu trong môi trường lên men

A.oryzae T6 cho hoạt tính kìm hãm α-glucosidase cao được chọn làm thông số lên men hình thành AGIs.

Hình 3.13 Ảnh hưởng pH ban đầu của môi trường lên men bằng A.oryzae T6 đến hoạt tính kìm hãm α-glucosidase

Hình 3.13 cho thấy kết quả thực nghiệm được biểu diễn cho thấy khi lên men

A.oryzae T6 trên môi trường đỗ đen xanh lòng có bổ sung cám gạo ở các pH ban đầu khác nhau cho khả năng sinh tổng hợp hoạt tính kìm hãm α-glucosidase là khác nhau. Hoạt tính

kìm hãm α-glucosidase dao động khoảng 22,37 ± 1,51% (ở pH 7,5) đến 68,27 ± 0,71% (ở pH 5,5). Khả năng hình thành hoạt tính kìm hãm α-glucosidase bằng A.oryzae T6 tăng từ pH 3,5 (hoạt tính kìm hãm α-glucosidase 32,23 ± 1,07 %) đến pH 5,5 và hoạt tính kìm hãm α-glucosidase giảm khi tăng từ pH 6 đến 7,5. Lên men A.oryzae T6 ở pH 5,5 thì khả năng hình thành hoạt tính kìm hãm α-glucosidase đạt cao nhất.

Vậy pH 5,5 ban đầu của môi trường đỗ đen xanh lòng là thích hợp nhất để A.oryzae

T6 lên men hình thành hoạt tính kìm hãm α-glucosidase cao, hoạt tính kìm hãm α- glucosidase đạt 68,27 ± 0,71% sau 60 giờ lên men ở nhiệt độ 30 ± 20C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hoạt chất kìm hãm αglucosidaza từ Aspergillus oryzae và hướng ứng dụng (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)