Sự biến động AGIs trong quá trình lên men bề mặt trên môi trường rắn bằng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hoạt chất kìm hãm αglucosidaza từ Aspergillus oryzae và hướng ứng dụng (Trang 104)

5. Bố cục luận án

3.3.9. Sự biến động AGIs trong quá trình lên men bề mặt trên môi trường rắn bằng

glucosidase

Chúng tôi lựa chọn nhiệt độ 30 ± 2 0C cho lên men hình thành AGIs (hoạt tính kìm hãm α-glucosidase đạt 81,23 ± 1,54 % sau 60 giờ lên men) là phù hợp và cũng là nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của chủng đã được khảo sát (mục 3.2.5). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hiroyuki Fujita đã công bố [83].

3.3.9. Sự biến động AGIs trong quá trình lên men bề mặt trên môi trường rắn bằng A.oryzae T6 bằng A.oryzae T6

Quá trình phát triển của nấm mốc có thể chia làm các giai đoạn: Tiềm phát, logarit, cân bằng và suy thoái. Giai đoạn tiềm phát và logarit nấm mốc phát triển rất nhanh, tuy nhiên ở giai đoạn cân bằng và suy thoái hầu như không tăng hoạt tính kìm hãm α- glucosidase. Vì vậy cần chọn thời điểm dừng lên men thích hợp thu nhận AGIs. Căn cứ vào lựa chọn tỷ lệ phối trộn môi trường, độ dày khối môi trường, chúng tôi tiến hành lên men trong điều kiện: môi trường là đỗ đen xanh lòng / cám gạo / K2HPO4 / KCL / MgSO4 = 900 / 100 / 0,4 /0,08 / 0,4; độ ẩm 55%; độ dày khối môi trường lên men là 6 cm, tỷ lệ tiếp giống A.oryzae T6 là 106 CFU/g và ở nhiệt độ 30 ± 20C, theo dõi hoạt tính kìm hãm α- glucosidase trong môi trường lên men qua các thời điểm lên men khác nhau theo phương pháp đã được trình bày (mục 2.3.4.10). Xác định hoạt tính kìm hãm α-glucosidase sản

phẩm sau lên men ở từng mốc thời gian lên men tương ứng với từng thí nghiệm, từ đó xác định được thời gian lên men hình thành AGIs phù hợp.

Kết quả nghiên cứu (Hình 3.18) cho thấy, ở các thời gian lên men khác nhau thì khả năng hình thành AGIs khác nhau, thời gian tăng cũng cho khả năng hình thành hoạt tính kìm hãm α-glucosidase tăng, ở 58 giờ hoạt tính kìm hãm α-glucosidase đạt 86,90 ± 0,47 % là cao hơn cả, sau 60 giờ hoạt tính kìm hãm α-glucosidase không tăng mà có chiều hướng giảm. Vậy ở thời gian 58 giờ lên men cho hoạt tính kìm hãm α-glucosidase cho là cao nhất, ổn định và có chiều hướng giảm ở 60 giờ.

Jing đã nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lên men bề mặt đến khả năng hình thành AGIs của một số nấm mốc. Tác giả cho rằng, A.oryzae 3.951 và Actinomucor elgans 3.118 cho hoạt tính kìm hãm α-glucosidase tăng dần theo thời gian lên men bề mặt và đạt cao nhất tại 60 giờ. Tuy nhiên A.elegans 3.118 cho hoạt tính kìm hãm α-glucosidase không khác nhiều so với thời điểm 58 giờ. Kết quả này cũng phù hợp với công bố của Jing Chen và cộng sự (2007) khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lên men bề mặt đến khả năng hình thành hoạt tính kìm hãm α-glucosidase bằng A.oryzae 3.951 [99].

Hình 3.18 Hoạt tính kìm hãm α-glucosidase trong quá trình lên men bề mặt trên môi trường rắn bằng A.oryzae T6

Từ kết quả này cho thấy A.oryzae T6 sau 58 giờ lên men cho hình thành AGIs cao, hoạt tính kìm hãm α-glucosidase đạt 86,90 ± 0,47 % ở môi trường lên men rắn có tỷ lệ khối lượng đỗ đen xanh lòng : cám gạo : K2HPO4 : KCL : MgSO4 tương ứng là 900 : 100 : 0,4 : 0,08 : 0,4 theo trọng lượng; độ ẩm là 55%; pH ban đầu của môi trường là 5,5; độ dày khối môi trường là 6 cm, tỷ lệ tiếp giống ban đầu là 106 CFU/g và ở nhiệt độ 30 ± 20C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hoạt chất kìm hãm αglucosidaza từ Aspergillus oryzae và hướng ứng dụng (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)