5. Bố cục luận án
1.3. Chất kìm hãm α-glucosidase (alpha-Glucosidase inhibitor) (AGIs)
cắt carbohydrate nên kéo dài thời gian có mặt carbohydrate trong ruột. Vì vậy một lượng lớn carbohydrate sẽ đến vùng ngoại biên của ruột non và tương tác với tế bào L làm tăng sự tiết GLP-1 và GLP-2. Cho rằng khi có mặt glucose ở ngoại biên ruột non, glucose sẽ bị lên men tạo thành các axit chuỗi ngắn kích thích sự sản xuất và tiết GLP-1 và GLP-2 hoặc quá trình vận chuyển glucose phụ thuộc vào Na khi qua màng tế bào L sẽ kích thích tiết GLP-1 và GLP-2. Nồng độ GLP-1 trong huyết tương tăng sẽ thúc đẩy quá trình kiểm soát glycemic và cản trở sự có mặt glucose trong máu [34].
1.3. Chất kìm hãm α-glucosidase (alpha-Glucosidase inhibitor) (AGIs) (AGIs)
Việc tìm kiếm các AGIs có ý nghĩa rất lớn trong các lĩnh vực như dược phẩm, thực phẩm… Đã có nhiều hợp chất được tìm thấy trong tự nhiên hoặc tổng hợp có hoạt tính kìm hãm α-glucosidase. Tuy nhiên, những tác nhân kìm hãm α-glucosidase tổng hợp bằng con đường hóa học hiện nay thường gây nhiều phản ứng phụ. Vì vậy, việc tìm kiếm các hoạt chất có hoạt tính kìm hãm α-glucosidase vẫn đang được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Thông thường, việc nghiên cứu các AGIs luôn bắt đầu từ các hợp chất có trong tự nhiên vì nguồn rất phong phú, đa dạng và ít phản ứng phụ. Do đó, các nhà khoa học trên thế giới thường sử dụng những phương pháp sàng lọc hoạt tính kìm hãm enzyme này để định hướng trong nghiên cứu. Nhiều nước đã công bố trên các tạp chí quốc tế về các thực vật, vi sinh vật có hoạt tính kìm hãm α-glucosidase với mục đích sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, dược phẩm, cũng như đã trích ly được nhiều hợp chất có hoạt tính kìm hãm α-glucosidase từ này.
Năm 1970, người ta đã nhận ra rằng việc sử dụng các AGIs có thể kiểm soát sự hấp thụ carbonhydrat và giúp hỗ trợ điều trị cho những người mắc bệnh ĐTĐ một cách hiệu quả. Bản chất của các chất kìm hãm là các flavonoid, pseudooligosaccharide, thiosugars, iminosugar, carbasugar,…có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật và vi sinh vật [62].
Hiện nay, các AGIs được chia thành các nhóm chính: Disaccharide, iminosugar, thiosugar, pseudoaminosugar, carbasugar và các hợp chất không có liên kết glucosidic. AGIs có thể tạo ra bằng nhiều con đường khác nhau như: Chiết xuất từ thực vật, động vật, tổng hợp bằng con đường hóa học hoặc bằng con đường vi sinh vật [98].