Ảnh hưởng độ ẩm ban đầu của môi trường nhân giống đến sinh trưởng của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hoạt chất kìm hãm αglucosidaza từ Aspergillus oryzae và hướng ứng dụng (Trang 87)

5. Bố cục luận án

3.2.3. Ảnh hưởng độ ẩm ban đầu của môi trường nhân giống đến sinh trưởng của

của A.oryzae T6

Độ ẩm bên trong môi trường nhân giống nấm có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng phát triển của nấm mốc. Độ ẩm thấp thường sẽ kìm hãm sự phát triển, còn độ ẩm cao quá sẽ làm giảm độ thoáng khí, ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của vi sinh vật [6].

Để xác định ảnh hưởng của độ ẩm đến khả năng sinh trưởng của chủng nấn mốc

A.oryzae T6 trên môi trường rắn, ở nghiên cứu này tiến hành khảo sát độ ẩm môi trường nhân giống trong khoảng 45 – 70% theo phương pháp đã trình bày (mục 2.2.3.3) nhằm tìm được độ ẩm phù hợp trong môi trường nhân giống A.oryzae T6 cho phát triển mật độ tế bào cao.

Hình 3.5 cho thấy độ ẩm môi trường rắn ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của

A.oryzae T6, ở độ ẩm 45% và 70% cho thấy A.oryzae T6 phát triển với mật độ tế bào ít hơn nhiều so với ở các độ ẩm khác được khảo sát, trong khi độ ẩm ở 55% cho thấy

A.oryzae T6 phát triển với mật độ tế bào lớn hơn cả (65×107 CFU/g). Vì vậy, bên cạnh nguồn dinh dưỡng như nguồn carbon, khoáng chất, độ thoáng khí của môi trường rắn... độ ẩm môi trường là một trong các điều kiện thiết yếu cho quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, đặc biệt là nấm mốc.

Hình 3.5 Ảnh hưởng độ ẩm ban đầu của môi trường nhân giống đến mật độ tế bào của A.oryzae T6

Vì vậy độ ẩm 55% ban đầu ở môi trường rắn nhân giống cho mật độ tế bào cao nhất trong nhân giống A.oryzae T6 đạt 65x107 CFU/g sau 120 giờ nuôi ở nhiệt độ 30 ± 20C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hoạt chất kìm hãm αglucosidaza từ Aspergillus oryzae và hướng ứng dụng (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)