Ảnh hưởng của lượng giống ban đầu lên men đến khả năng hình thành AGIs

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hoạt chất kìm hãm αglucosidaza từ Aspergillus oryzae và hướng ứng dụng (Trang 102)

5. Bố cục luận án

3.3.7. Ảnh hưởng của lượng giống ban đầu lên men đến khả năng hình thành AGIs

AGIs bằng A.oryzae T6

Lượng giống ban đầu có ảnh hưởng đến quá trình lên men bề mặt của nấm mốc. Nếu lượng giống ban đầu quá ít sẽ kéo dài thời gian lên men bề mặt và tạo cơ hội cho các vi sinh vật khác phát triển. Ngược lại nếu lượng giống ban đầu quá lớn sẽ làm tăng chi phí nhân giống ngoài ra còn làm thay đổi tỷ lệ sản phấm phụ tạo thành ảnh hưởng đến khả năng thu nhận hoạt chất. Vì vậy nghiên cứu tiến hành khảo sát lượng mốc giống ban đầu cho quá trình lên men bề mặt hình thành hoạt tính kìm hãm α-glucosidase cao nhất theo phương pháp đã được trình bày (mục 2.3.4.8). Xác định hoạt tính kìm hãm α-glucosidase của sản phẩm sau lên men tương ứng với từng thí nghiệm, từ đó xác định được tỷ lệ tiếp giống A.oryzae T6 ban đầu phù hợp cho lên men hình thành AGIs cao.

Hình 3.16 Ảnh hưởng của lượng giống ban đầu lên men bằng A.oryzae T6 đến hoạt tính kìm hãm α - glucosidase

Hình 3.16, kết quả nghiên cứu cho thấy. Với lượng giống khác nhau thì khả năng hình thành hoạt tính kìm hãm α-glucosidase khác nhau, hoạt tính kìm hãm α-glucosidase dao động từ 34,83 ± 2,31 % (ở lượng giống ban đầu 103 CFU/g) đến 76,74 ± 1,72 % (ở lượng giống ban đầu 108 CFU/g), ở lượng giống ban đầu 106, 107 và 108 CFU/g cho hoạt tính kìm hãm α-glucosidase cao và hoạt tính tăng ở lượng giống ban đầu này không khác nhau đáng kể.

Vì vậy ở lượng giống ban đầu 10 CFU/g (hoạt tính kìm hãm α-glucosidase đạt 75,31

± 1,17% sau 60 giờ lên men ở nhiệt độ 30 ± 20C) được chọn phù hợp cho lên men hình thành AGIs. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Shie-Jea Lin và cộng sự

(2010) [102].

3.3.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên men đến khả năng hình thành AGIs bằng

A.oryzae T6

A.oryzae phát triển tốt ở nhiệt độ 25 - 400C, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 30 - 320C. Do đó nghiên cứu tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng hình thành hoạt tính kìm hãm α-glucosidase bằng A.oryzae T6 ở các mức nhiệt độ: 25 ± 2oC, 30 ± 2oC, 35

± 2oC và 40 ± 2oC, theo phương pháp đã được trình bày (mục 2.3.4.9). Xác định hoạt tính kìm hãm α-glucosidase bằng sản phẩm sau lên men tương ứng với từng thí nghiệm, từ đó xác định được nhiệt độ phù hợp cho lên men cho hoạt tính kìm hãm α-glucosidase cao được chọn làm thông số cho lên men hình thành AGIs.

Kết quả thu được (Hình 3.17) cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến khả năng hình thành hoạt tính kìm hãm α-glucosidase bằng A.oryzae T6. Khi nghiên cứu nhiệt độ từ 25 ± 20C đến 30± 20C thì hoạt tính kìm hãm α-glucosidase tăng từ 73,6 ± 2,01 % lên 81,23 ± 1,54 %. Tuy nhiên, đến nhiệt độ 35± 2 0C thì hoạt tính kìm hãm α-glucosidase giảm xuống còn 68,2 ± 0,42 %, khi tiếp tục tăng nhiệt độ lên 400C thì hoạt tính kìm hãm α-glucosidase giảm xuống 61,14 ± 1,27 %. Điều này có thể được giải thích do điều kiện nhiệt độ thích hợp để sinh tổng hợp protease là 30oC [149] và khi đó sản phẩm thủy phân protein là nhiều nhất. Ở nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn vùng nhiệt độ tối thích để sinh tổng hợp protease, tương ứng hoạt tính kìm hãm α-glucosidase cũng giảm. Vì vậy, có khả năng là sản phẩm hình thành hoạt AGIs gắn liền với điều kiện hoạt động tối thích protease, có bản chất là sản phẩm thủy phân protein.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hoạt chất kìm hãm αglucosidaza từ Aspergillus oryzae và hướng ứng dụng (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)