Ảnh hưởng của nguồn cơ chất môi trường lên men đến khả năng hình thành AGIs

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hoạt chất kìm hãm αglucosidaza từ Aspergillus oryzae và hướng ứng dụng (Trang 93)

5. Bố cục luận án

3.3.1. Ảnh hưởng của nguồn cơ chất môi trường lên men đến khả năng hình thành AGIs

thành AGIs bằng A.oryzae T6

Nghiên cứu lựa chọn nguyên liệu thích hợp làm môi trường rắn cho hình thành AGIs cao từ A.oryzae T6. Đỗ đen trắng lòng, đỗ đen xanh lòng, đỗ tương VN93-4 của Viện nghiên cứu ngô được dùng trong nghiên cứu làm môi trường lên men bề mặt giá thể rắn cho A.oryzae T6, xác định cơ chất môi trường lên men cho hình thành AGIs theo phương pháp đã trình bày (mục 2.3.4.1), xác định hoạt tính kìm hãm α-glucosidase của sản phẩm sau lên men tương ứng với từng thí nghiệm, từ đó xác định được cơ chất phù hợp cho lên men A.oryzae T6 cho hoạt tính kìm hãm α-glucosidase cao được chọn làm thông số lên men hình thành AGIs.

Từ kết quả tổng hợp (Hình 3.10) cho thấy, khả năng sinh trưởng của A.oryzae T6 trên tất cả các nguyên liệu môi trường rắn được khảo sát, sinh trưởng của A.oryzae T6khá ổn định và không có sự khác biệt lớn. Mật độ tế bào của chủng đều đạt trong khoảng 106 CFU/g. Khi lên men A.oryzae T6trên môi trường rắn với các cơ chất là đỗ đen trắng lòng, giống đỗ đen xanh lòng, giống đỗ tương VN93-4 thì khả năng hình thành AGIs bằng

A.oryzae T6là khác nhau đáng kể, hoạt tính kìm hãm α-glucosidase dao động từ 45,13 đến 68,63%, đỗ đen xanh lòng sử dụng trong nghiên cứu là nguồn cơ chất rất thích hợp cho quá trình lên men hình thành AGIs, thể hiện ở hoạt tính kìm hãm α-glucosidase thu được là 68.63%, cao hơn khoảng 1,3 lần so với đỗ đen trắng lòng (52,93%), khoảng 1,52 lần so với hoạt tính kìm hãm α-glucosidase ở mẫu đỗ tương VN93-4 (45,13%), khoảng 26,1 lần so

với mẫu cơ chất lên men là cám gạo (2,26%), khoảng 1,1 lần so với đỗ xanh (62,13%) và mẫu ở môi trường có cơ chất là gạo nếp cái hoa vàng cho thấy không có hoạt tính kìm hãm α-glucosidase.

Hình 3.10 Ảnh hưởng của nguồn cơ chất môi trường lên men bằng A.oryzae T6 đến hoạt tính kìm hãm α – glucosidase và mật độ tế bào của A.oryzae T6

Sự tăng trưởng và phát triển của nấm mốc rất cần sự hiện diện của các nguyên tố đa lượng và vi lượng, trong đó carbohydrate, protein là hai thành phần có ảnh hưởng lớn nhất (Benen và cộng sự, (2003)) [47]. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nấm mốc trên bề mặt môi trường lên men ở môi trường của 6 loại cơ chất này.

Kết quả tổng hợp (Hình 3.10) cũng góp phần khẳng định tầm quan trọng của cơ chất đến quá trình hình thành AGIs bằng A.oryzae. Bên cạnh thành phần cơ chất cảm ứng thích hợp thì các thành phần dưỡng chất khác như khoáng, nguồn nitrogen cũng có tác động tích cực đến quá trình tăng trưởng, phát triển của nấm mốc cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả hình thành AGIs. Do đó, các thành phần này cần được khảo sát với từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, đỗ đen xanh lòng là thích hợp làm môi trường rắn lên men A.oryzae T6 hình thành AGIs với hoạt tính kìm hãm α - glucosidase đạt 68,63% sau 48 giờ lên men ở nhiệt độ 30 ± 20C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hoạt chất kìm hãm αglucosidaza từ Aspergillus oryzae và hướng ứng dụng (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)